Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Huỳnh Xuân Sơn Với Cảm Nhận Chùm thơ Haiku Hương Hạ Của Tác giả Lý Viễn Giao



Nói về mùa hạ trong thơ. Thông thường ta hay gặp những bài thơ mang màu sắc rực rỡ của phượng đỏ, bằng lăng tím, nắng vàng, trời xanh, hay là sự xôn xao náo nhiệt của những âm thanh rộn rã đặc trưng khi hạvề.. Với tác giả Lý Viễn Giao một nhà giáo già đã qua tuổi thất thập, ông đã có những cảm xúc khi mùa Hạđến rất riêng biệt . Tôi đã bay bổng cùng Tiếng Hạ, Sắc Hạ, Dáng Hạ và nay không thể bỏ qua cơ hội bay cùng khoảng trời mùa Hạ thơm ngát hương, qua chùm thơHaiku mang tựa đề:

Hương Hạ.

Nâng chén trà
Giấc mơ hoa
Đầm sen thơm nắng

Trang nở đầy ao
Cánh nhỏ nghiêng chao
Thơm lưng lửng gió
*
Lúa chiêm ngợp đồng vàng
Đàn chim sẻ trôi ngang
Dâng hương mùa gặt hái
*
Bờ cỏ dại
Ngai ngái
Quấn bước đi
*
Gió cuối ngày
Tóc thôi bay
Hương bồ kếp (Lý Viễn Giao)

Chùm thơ mang tên Hương Hạ cho ta cảm giác ngọt ngào với những câu thơ ngắn như không thể ngắn hơn, với những ngắt ý rõ ràng. Không miêu tả chỉ gợi mở cho ta thưởng thức những làn hương đặc trưng của mùa hạ. Hương Hạ toả hương qua khúc Haiku thứ nhất:

Nâng chén trà
Giấc mơ hoa
Đầm sen thơm nắng
Hình ảnh ung dung tự tại của một người lớn tuổi, từng trải, được ẩn mình trong những gợi mở. Qua một hìnhảnh cụ thể, một sự việc cụ thể “Nâng chén trà” . Ai nâng? Có thể tác giả với vài ông bạn già, có thể tôi, có thể là bạn.Uống trà là một nét văn hoá ẩm thực không chỉ của người Việt, người Nhật. Rất nhiều nơi, nhiều dân tộc có phong tục uống trà. Khi tìm đến thưởng thức và cùng nhau ‘nâng chén trà” đó là lúc thư thả tâm hồn nhất.

Gợi mở thứ hai mang tới một cảm xúc “Giấc mơ hoa”. Giấc mơ về các loài hoa? Cũng có thể là giấc mơ vềthời tuổi hoa của mỗi người. Với tác giả, một người lớn tuổi, một nhà giao, hẳn nhiên khi Hè về, ông ngồi với bạn già, với học trò và cũng có thể chỉ một mình ông “nâng chén trà”. Nhâm nhi hương vị trà với đủ thơmđắng chát ngọt… Nhớ về thời tuổi hoa của ông, của bao thế hệ học trò ông đưa qua sông với những giấc mơcủa chúng mà ông cảm nhận được.

Gợi mở của ngắt ý thứ ba lại là một địa điểm cụ thểmang một hương thơm cụ thể “Đầm sen thơm nắng”. Sen là loài hoa thường nở vào mùa hè ở Bắc bộ. Mùa hè cũng là khi nắng lên rực rỡ suốt ngày từ bình minh cho tới lúc hoàng hôn. Đầm sen thơm nắng, hương sen lan toả vào không gian, gió giúp đưa mùi thơm hoà vào không khí khiến cho cảm xúc của người chiêm ngưỡng thấy như nắng cũng thơm.

Ba ngắt ý của bài thơ, gợi mở ra một khung cảnh người thưởng thức trà, nhớ về thời tuổi hoa thơ mộng, bên cạnh đầm sen toả hương ngào ngạt vào bầu trời ươm nắng. Với riêng tôi dù chưa bước vào tuổi xế chiều nhưtác giả ,xong cảm giác thư thái ung dung tự tại khi thưởng thức trà và nhớ về những năm tháng tuổi thơcủa tác giả. Có lẽ còn thêm những ước mơ của bao thếhệ học trò đã đi qua . Khiến cho tôi thấy nhớ hình ảnh ông nội tôi. Cùng mấy ông trong xóm, đang ngồi nhâm nhi chén trà mạn, trên một chòi canh sen giữa đồng. Rất nhiều buổi trưa tôi đã ra đấy ngồi cùng. Bây giờ sau mấy chục năm tôi vẫn mường tượng ra khung cảnh ấyđẹp và nên thơ và ngan ngát hương sen như thế nào, sau khi đồng cảm với Hương Hạ thứ nhất này của tác giả.

Hương Hạ thứ hai vẫn là khung cảnh mùa Hạ nơi thôn quê với

Trang nở đầy ao
Cánh nhỏ nghiêng chao
Thơm lưng lửng gió

Địa điểm cụ thể, chứa đựng hình ảnh cụ thể trong ngắt ý thứ nhất đó là: “Trang nở đầy ao”. Mùa hạ đến mang theo những cơn mưa rào, chính là điểm khởi đầu cho những cây trang vươn lên theo làn nước mới, phát triển thêm những cánh lá mới và một mùa hoa trang đơn sơgiản dị cũng bắt đầu. Không rực rỡ như súng, chẳng đài các thanh tú như sen, nhưng bông trang vẫn ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân quê. Bởi ở ao làng, mương nước, mấy cái chuôm nhỏ giữa đồng hoặc mấy thửa ruộng sâu …đâu đâu cũng có cây trang mọc. Bông trắng nhỏ xinh đơn giản ấy lúc này đang “nở đầy ao”.

Ngắt ý thứ hai đem đến một hình ảnh “cánh nhỏnghiêng chao”. Cánh hoa trang nghiêng chao trong gió? cánh bướm nhỏ bay lượn? hay cánh bầy chuồn chuồnđang nghiêng chao đùa giỡn? Dù bất kỳ là “cánh” gì? thì nó cũng mang đến một sự sống động cho mặt ao thơmộng nhưng tĩnh lặng với đầy bông trang nở.

Với những “cánh nhỏ nghiêng chao” làm sao không mang đến hương mùa hạ “Thơm lưng lửng gió”chođược. Và đó cũng chính là ngắt ý thứ ba cho một Hương Hạ dịu nhẹ, giản đơn, nhưng đậm tình quê. Hương Hạ này không chỉ gợi nhớ, nhắc nhớ. Mà nó cònđem đến hình ảnh quê hương gần gụi cho người xa xứnhư tôi.

Hương Hạ thứ ba cũng đang lan xa trong nắng gió hạvới một hình ảnh cụ thể

Lúa chiêm ngợp đồng vàng
Đàn chim sẻ trôi ngang
Dâng hương mùa gặt hái
Ngắt ý thứ nhất mang theo hình ảnh “lúa chiêm ngợpđồng vàng” . Hạ đến cũng chính là lúc các cánh đồng lúa chín rộ trên khắp miền Bắc bộ. Từ ngợp cho ta cảm giác vụ mùa bội thu..Lúa chiêm ngợp…cũng có thể hiểu vụ mùa làm cho cả cánh đồng lúa chín vàng ngợp lòng người chiêm ngưỡng. Gió vờn sóng lúa, Bên trên đang chứa đựng một hình ảnh sống động nên thơ “đàn chim sẻ trôi ngang”. Chim sẻ vào vụ gặt cũng là lúc chúng theo bày đi kiếm ăn…Tác giả dùng động từ Trôi thay vì bay ngang. Thật đẹp, thật ấn tượng, sóng lúa lả lướt êm ru theo gió như trôi vè cuối chân trời, bên trên đàn chimđang trôi theo...Cảm giác no ấm với một mùa vụ bội thu cho người nông dân, bên sự yên ả của làng quê thanh bình…tất cả hoà vào trong nắng, trong gió “Dâng hương mùa gặt hái”. Một Hương Hạ đã nhẹ nhàng lan toả trong thanh bình no ấm của làng quê sau khi ngắt ý thứ ba hiện diện. Một Hương Hạ thật giàu cảm xúc với 15 từ, không nhiều, nhưng đủ làm một điểm nhấn cho cả chùm thơ ngào ngạt Hương Hạ lan toả và kéo người đọc đi tiếp cùng:

Bờ cỏ dại
Ngai ngái
Quấn bước đi
Với ba ngắt ý khá rõ ràng về một mùi thơm “ngai ngái”, của một địa điểm cụ thể “bờ cỏ dại”. Vậy mà nó đã“quấn bước đi”. Thơ Haiku thông thường người viết không dùng tính từ, trạng từ, vì tính đặc thù riêng của nó. Xong ở đây tính từ ngai ngái đã được đặt làm một ngắt ý riêng. Ngai ngái mùa cỏ dại đang vươn lên sau những cơn mưa rào mùa hạ? Ngai ngái mùi bùn ? Hay hương ngai ngái của những thửa ruộng mới bừa dập cỏ…Dù cho hương ngai ngái nào đi chăng nữa…Nhưngđấy vẫn là hương mùa hạ đặc trưng của đồng quê. Hương mùa hạ ấy đủ sức quấn lấy bước đi của tác giả, của tôi và có lẽ của nhiều bạn đọc nữa khi cảm nhận mùi hương ngai ngái trên đồng quê ây...

Khúc Haiku Hương Hạ cuối cùng cũng đã lan đến

Gió cuối ngày
Tóc thôi bay
Hương bồ kếp

Một làn Hương Hạ với ngắt ý thứ nhất đưa ta vào thời gian cụ thể “cuối ngày” cùng với “gió”. Những cơn gió cuối ngày mùa hạ thường thổi mạnh hơn các buổi khác trong ngày( trừ lúc giông). Nhưng “gió cuối ngày” không thể thổi được làn tóc bay ư? ngắt ý thứ hai đã nói rõđiều này: “Tóc thôi bay”. Gió cuối ngày mang hình ảnhđộng dù bất cứ điều gì xảy ra nó vẫn thổi vì nó là gió. Tóc thôi bay…Đã vào nơi khuất gió? điều này là không thể, bởi mùa hạ cuối ngày thường nóng bức, ai cũng tìm nơi hóng gió… Tóc thôi bay…Phải chăng mang hìnhảnh người lao động sau một ngày làm việc đã được nghỉ…Người nông dân đặc biệt là các cô thôn nữ cuối ngày làm việc, dù mệt nhọc đến đâu, vẫn nấu nước bồkếp lá bưởi, lá chanh gội đầu.. Mùi hương thơm ấy khó có thể quên…Mùi hương ấy thường gọi là “Hương bồkếp” nó theo vào giấc ngủ, theo vào ký ức những ai phải chia xa…Để rồi mỗi khi hạ về lại nôn nao nhớ!

Bất giác tôi mơ tới một ý nghĩ. Cũng là khao khát riêng trong lòng. Một ngày kia tôi đã già lắm…Tóc thôi bay…chỉ còn một búi nhỏ như củ hành…Không có bồ kếp gộiđầu nữa… Một mái tóc của người tuổi đã xế chiều muộn bạc trắng kề bên .Hai chúng tôi lúc này đã thảnh thơi ngơi nghỉ. Hình ảnh trong bài thơ, cơn gió cuối ngày kia có lẽ cũng phảng phất hình ảnh của hai chúng tôi khi bước vô buổi hoàng hôn của cuộc đời. R ồi một làn hương đã xa... “Tóc thôi bay” cùng Hương bồ kếp. Nhưng làn hương này đã vương theo trong tâm trí mỗi chúng tôi. Để mỗi khi nhớ về hương mùa hạ nơi cốhương lại bồi hồi xúc động như mái tóc thơm hương bồkếp vừa thoảng bên gối đêm hè xa xưa ấy...

Cám ơn tác giả Lý Viễn Giao với chùm thơ Haiku mang tên Hương Hạ. Đã cho tôi có dịp đồng hành cùng những áng thơ Haiku “ý tại ngôn ngoại” của ông. Ngôn từ bên ngoài thì quá ngắn, ngắn như không thể ngắn hơn được nữa. Ý bên trong thì mênh mông vô cùng, vô tận, với những cánh cửa mà các ngắt ý mở ra…Tôi đã bước vào, đã đồng hành và thưởngt hức Hương Hạ. Có thểvới suy nghĩ cùng sự rong chơi của tâm hồn cảm thơkhi bay bổng với hương hạ tôi còn bị đuối. Nhưng tôi đãbay đi và ít nhất tôi cũng đã đến được một bến trong tầm xoải cánh của mình...

Sài Gòn 12/7/2014

Huỳnh Xuân Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét