Bao nhiêu chữ cho một bài thơ đủ để đọng lại trong lòng bạn đọc, ý thơ mà người viết muốn chuyển tải? Câu hỏi này ít nhiều mỗi người viết đều đắn đo khi gặp ý thơ muốn viết. Với tác giả C.H thì chỉ cần ba ngắt ý với mười từ là đủ:
Đừng!
Ứ!
Đừng anh ..,
Mình để dành cho nhau ngày cưới! (C.H)
Chỉ với vỏn vẹn ba ngắt ý cho một bài thơ tình, phải chăng là quá ngắn? Bởi biển tình thường sâu thăm thẳm và rộng mênh mông !
Đừng! chỉ với mười từ mà tác giả muốn chuyên chở một cuộc đối thoại? Hình như chỉ là độc thoại? Nhưng có Anh lại có Mình có sự phản kháng hẳn là đối thoại!
Ứ! Một sự phản kháng nhẹ nhàng, dịu dàng và rất dễ thương là ngắt ý thứ nhất cho bài thơ này! Vì sao?Và vì đâu? dẫn đến một từ chỉ sự phản kháng. Ứ! Hẳn sự phản kháng này đến từ phía Em mà nguyên nhân xuất phát từ đối tác bên cạnh!
Vừa mới bật lên một từ Ứ rất dễ thương thì liền theo sau là ngắt ý thứ hai.
Đừng anh....!
Vẫn là một sự phản kháng có lẽ kèm theo hành động cương quyết hơn. Đừng anh...Cái dấu ba chấm này thật đắc địa, Không cần nói ra thì ai cũng biết tại sao có sự phản kháng này.
Anh đã làm gì?
Dang tay ngắt một bông hoa em cũng có thể ngăn lại và nói "Đừng anh..." Lắm chứ.
Một vòng tay, môi kề một nụ hôn, cũng có thể là Đừng anh...Con gái mà! Dẫu sao? Và muốn biết tại sao? Em lại phản kháng ta vào ngắt ý thứ ba
Mình để dành cho nhau ngày cưới!
Không chỉ là Anh và cũng chẳng là Em nữa mà là Mình, cả hai mới thực hiện được chuyện để Dành này .
Chữ tình, thâm ý và hồn cốt của bài thơ Đừng! Nằm trọn trong câu thơ bảy chữ và một dấu chấm than này.
Xưa nay : "Các nền văn hóa luôn đề cao trinh tiết bởi nó cho thấy sự trong trắng trong tâm hồn, ý chí kiên định trong việc tiết chế bản năng để giữ gìn thể xác thuần khiết trước hôn nhân. Trinh tiết là món quà tinh thần lớn lao khi "lần đầu tiên" Của người bạn đời được họ giữ gìn và dành tặng cho mình, qua đó củng cố sự tin tưởng vào đức hạnh của bạn đời. Do giá trị đạo đức và tinh thần đó mà trinh tiết được nhiều người tôn vinh..."
Thời xa xưa khi mà quan niệm"Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" Nhưng phụ nữ vẫn có quyền ngẩn cao đầu mà nói với các chàng trai:
Hàng ngày kinh sử dùi mài
Anh biết chăng ngàn vàng dẫu có khó nài chữ trinh.(Ca dao)
Những nam sinh nho nhã biết tôn trọng trinh tiết cũng là đức hạnh của các cô thì đối đáp rằng:
Phận anh quân tử bất quý ngàn vàng
Chữ trinh em giữ anh chẳng màng vàng cân.
Trở lại với bài thơ Đừng! Của tác giả C. H. Sau khi phản kháng nhỏ nhẹ nhưng cương quyết với người mình yêu đã xác định có "ngày cưới". Anh không có hành động hay lời nói nào trả lại Em trong bài thơ! Nhưng tác giả tin, tôi tin và mong rằng bạn đọc cũng tin rằng . Cô gái ấy như phần đông các cô gái Việt Nam đã được răn dạy theo nề nếp gia phong từ bao đời nay ông bà ta giữ gìn và truyền lại.
Mặc ai ép nghĩa nài tình
Phận mình là gái tiết trinh làm đầu. (Ca Dao)
"Chữ trinh đáng giá ngàn vàng." Không chỉ đúng với thế hệ tác giả nay tuổi đã về chiều. Mà ở đâu thời nào và bao giờ cũng vậy!
"Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các tôn giáo và dân tộc từ Đông sang Tây đều có khái niệm về trinh tiết và tôn vinh nó. Trinh tiết là biểu tượng của một tình yêu trong sáng, thủy chung, không bị chi phối bởi dục vọng xác thịt. Đây là một trong những giá trị Chân - Thiện - Mỹ mà dù ở thời đại nào thì con người cũng ca tụng và hướng tới."
Ngày hôm nay xã hội phát triển kéo theo nhiều quan niệm về tình yêu hôn nhân và trinh tiết cũng thoáng hơn của một bộ phận giới trẻ. Nhưng không vì thế mà Trinh tiết bị coi nhẹ.
Lối sống buông thả, Sống thử, yêu hết mình. Của một số bạn trẻ ngày nay dẫn tới nhiều hệ luỵ xấu. Tha hoá về đạo đức, ảnh hưởng hạnh phúc gia đình, trong khi gia đình là nền tảng của xã hội!
Một tình yêu trong sáng một lối sống lành mạnh, dẫn tới gia đình hạnh phúc. Cần và rất cần phải có Đừng từ mỗi thiếu nữ. Và cần cả hai phải cùng "Mình để dành cho nhau ngày cưới!"!
Cám ơn tác giả C.H đã cho tôi có cơ hội đồng cảm và giãi bãy những suy nghĩ cũng như quan niệm của riêng mình!
Còn bạn? Bạn nghĩ sao về Đừng...!
Sài Gòn 29/5/2015
Huỳnh Xuân Sơn
Chúc mừng em đã trở lại blog, Xuân Sơn ơi!
Trả lờiXóaChị nghĩ cứ nói : "Ừ...Đừng anh" thì "anh" sẽ hiểu là " Cứ...đi anh" mất thôi, HXS ạ.
Em cám ơn chị! Từ ngày vô blog tới nay em luôn coi đây là ngôi nhà thân thương của mình chị ạ!
XóaChúc chị luôn vui khoẻ nhé
chỉ có 10 từ mà qua phân tích của bạn lại nói lên quá nhiều điều, cảm phục bạn lắm.
Trả lờiXóaXS cám ơn anh nhé, là XS hay dài dòng đấy ạ! Chúc anh chị luôn vui nhé
Xóabài phân tích rất hay.Xuân sơn xứng đáng là nhà bình luận văn học...
Trả lờiXóaXS cám ơn sự động viên khích lệ của anh ! Nhưng chữ Nhà kia XS không dám nhận đâu!
XóaChúc anh vui nhé
"Ứ... Đừng anh!..." Anh lại ngỡ đó là phản kháng yếu ớt hoặc kiểu nói yêu "có là không, không là có" của con gái cơ. Hi hì...
Trả lờiXóaĐùa chút cho vui. Bài thơ hay và em bình cũng thật hay và sâu sắc. Anh chúc em thật vui khỏe an lành và có thêm nhiều bài viết hay nhé!
Em cám ơn anh đã ghé đọc và lưu lại lời khen động viên khuyến khích nhé,
XóaChúc anh chị luôn vui khoẻ ạ!
Dù mình chưa cảm nhận được cái hay trong nghệ thuật của thi phẩm này. Nhưng mình rất rất trân trọng quan niệm này trong tình yêu. Mình nghĩ dẫu xã hội có thay đổi thế nào đi chăng nữa thì việc con gái biết giữ gìn trinh tiết cho hôn nhân cũng là một nét đẹp thật sự của tâm hồn, của nhân cách đáng được trân trọng ngợi ca. Rất tiếc là hiện nay không ít bạn trẻ đã buông thả và dễ dàng vượt qua giới hạn.
Trả lờiXóaChị thật vui khi thấy em đã quay lại blog và trình làng bằng một tác phẩm bình thơ giàu ý nghĩa
Em rât vui khi chị luôn cho những nhận xét chân tình và thẳng thắn. Nơi đây luôn là ngôi nhà thân thương của em chị ạ!
XóaCám ơn chị và chúc chị vui nhé