Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Cảm Tác Ảnh VMK


Chùm thơ Huỳnh Xuân Sơn - Cảm Tác Ảnh của Võ Mậu Khiêm





THÂN CÒ


Ráng chiều chầm chậm buông lơi
Nhuộm thầm bến vắng ánh tươi sắc vàng
Màn đêm ngấp nghé muốn sang
Hòa vào khoảnh khắc ngỡ ngàng... ai qua
Lẫn trong cảnh sắc hiền hòa
Và muôn cánh sóng gần xa lượn lờ
Một vùng sông nước nên thơ
Thiên nhiên ban tặng đôi bờ mênh mông
Kiếm tìm nhặt nhạnh từng đồng
Nuôi con khôn lớn... lưng còng mẹ mang
THÂN CÒ nổi giữa sóng vàng
Là hình dáng mẹ tôi mang trong lòng

HXS







BƯỚM HOA


Em là gái đã có chồng
Xin anh quay lại mong không đến gần
Xưa nay anh ấy ân cần
Sớm hôm chăm sóc luôn gần bên em
Yêu thương, nâng giấc ru êm
Tình em đã nguyện ngày đêm trao chàng
Mong sao anh hiểu rõ rằng
Chồng em tài, sắc không bằng nơi anh
Nhưng tình anh ấy chân thành
Chứ không nhìn ngó lượn quanh tính đường
Vợ chồng quấn quýt yêu thương
Tình hoa với bướm tỏa hương bốn mùa

HXS





NAM CƯƠNG ĐIỂM HẸN

Con ơi đuổi bắt đi con
Cố lên sẽ kịp vòng tròn con chơi
Cát bay níu ...sẽ hết thôi !
Bên con có bạn...chạy rồi sẽ quen
Mai sau con lớn đừng quên
Ngày con cố gắng leo lên đỉnh đồi
Khó lên nhưng xuống thật vui
Được cha khuyến khích con chơi miệt mài
Ngày sau trên bước đường đời
Mong con hãy nhớ những lời hôm nay
Điều gì dễ đoạt được ngay
Chẳng bằng cố gắng chờ ngày quả thơm
Thảm vàng đồi cát nệm êm
Sẽ nâng niu giấc mơ đêm cùng ngày
Chắp thêm đôi cánh con bay
Nam Cương điểm hẹn con ngày vinh quy

HXS





CHIỀU VỀ

Chiều nay về lại chốn xưa
Quê hương gió cát bốn mùa thiếu mưa
Núi cao,bãi thấp gió lùa
Cỏ cây khát nước lưa thưa khắp vùng
Trong lòng day dứt khôn cùng
Thương cha rong ruổi khắp vùng xưa nay
Tay cầm chỉ một nhánh cây
Bầy cừu răm rắp về ngay tại nhà
Cả bầy béo tốt mượt mà
Nắng chiều rọi xuống nhạt nhòa dáng cha
Đường quê có lá không hoa
Dấu chân in khắp gió hòa cát bay
Phủ thân cha suốt bao ngày
Cha ơi con được hôm nay nên người
Công cha nghĩa mẹ biển trời
Con xin ghi tạc một đời không quên

HXS





ĐỐI ĐẦU

Trưa hè gọi gió trên cao
Muôn con sóng giỡn xôn xao một dòng
Trâu vui cùng chú mục đồng
Đối Đầu thử sức dù không cân bằng...

Trọng tài làn nước xanh trong
Cưỡi con sóng nhỏ mục đồng bay lên
Chú trâu “Tiếp nước” không quen
Tạo mành nước trắng tung lên tuyệt vời
Đối Đầu thua thắng đều vui
Khoảnh khắc lưu lại bao người đắm say

HXS




TẮM MÁT TRƯA HÈ


Tuổi thơ ai cũng mê say
Hòa vào làn nước sóng vây quanh mình
Cám ơn anh gió nhiệt tình
Luôn trao lớp lớp sóng xinh vỗ về


Nước xanh trong vắt trưa hè
Hai anh bạn nhỏ... đua về tương lai
Theo sau hai chú rồng bay
Tiếp thêm ước vọng mai này thành danh

HXS




ĐẮM MÌNH TRÊN BẾN SÔNG QUÊ


Ai từng làm chú mục đồng
Chăn trâu, tắm mát cùng dòng sông quê
Sẽ nhiều hồi ức vọng về
Đằm mình cưỡi sóng thỏa thuê vui đùa

Bến sông yêu dấu khi xưa
Tuổi thơ lưu dấu nắng mưa bốn mùa
Cưỡi trâu cùng bạn vui đùa
Khoảng trời thơ mộng như vừa hôm qua

Sông quê yêu dấu nay xa
Bao nhiêu sóng gió trải qua trong đời
Dẫu cho sướng khổ buồn vui
Quê hương nguồn cội trong tôi luôn gần

HXS






TẮM MÁT
Tắm mát... Tí Tèo hẹn nhau
Mai ta sẽ dắt bạn trâu đi cùng
Đắm mình làn nước bến sông
Ánh dương cũng xuống và cùng đùa chơi
Trâu vui nghếch mặt gọi mời
Bạn ơi thích lắm xuống chơi cùng mình
Quê hương ơi nặng nghĩa tình
Trong tim đau đáu...thuở mình ấu thơ
Dòng sông nuôi dưỡng ước mơ
Bây giờ nhớ lại thẫn thờ... sông ơi

HXS




HOÀNG HÔN TRÊN ĐẦM NẠI


Mặt gương phản chiếu áng mây
Bức tranh ai họa chiều nay nặng lòng
Thuyền ta về tới cửa sông
Gió đưa sóng nhỏ theo cùng thuyền trôi
Chia tay nắng đã đi rồi
Gửi vương chút ánh vàng rơi lặng thầm
Màn đêm hối hả ghé thăm
Núi, sông, Đầm Nại ngàn năm hữu tình

HXS



ĐỒI CÁT NAM CƯƠNG

Dải mây trắng giữa trời xanh
Điểm tô đồi cát bên thành Phan Rang
Lối về một thảm cát vàng
Với muôn cánh sóng xếp hàng đáng yêu
Ngóng chờ mẹ mỗi buổi chiều
Bé vui cùng với cánh diều tuổi thơ
Trời xanh nuôi dưỡng giấc mơ
Quê hương gió cát từng giờ bay cao
HXS




KÉO LƯỚI


Mây thu ánh sáng về trời
Nắng còn níu lại dạo chơi trên đầm
Hòa cùng bản nhạc cung trầm
Gió đưa khúc hát lặng thầm sóng reo
Thuyền ai đứng lặng thả neo?
Bên thuyền kéo lưới vui theo dân chài
Kìa con sóng bạc theo ai
Về đầm chạy nhảy miệt mài đùa vui

Huỳnh Xuân Sơn

22 Bức Ảnh của nhiếp ảnh gia Võ Mậu Khiêm







Trông Đợi

Mải tìm con ở quanh nhà
Nào hay con lại ngóng cha nơi này
..........
Anh ơi! Có biết có hay?
Má con em vẫn đêm ngày Đợi Trông
Từ khi giặc đến biển đông
Giàn Khoan tàu chiến sắp vòng bủa vây

Con thuyền thúng kiếm cơm ngày
Lên bờ nằm nghỉ…có hay ngọn nguồn
Anh theo tàu vượt trùng dương
Vươn khơi bám biển ngư trường Hoàng Sa

Con mình nhỏ hẳn nhớ cha
Lòng em canh cánh khơi xa ngóng chồng
Phải đâu sợ bão lốc giông
Phải đâu chỉ nhớ với mong anh về

Ngoài kia giặc đến ngay lề
Sóng lòng dân Việt tràn về biển Đông
Trái tim dòng giống Lạc Hồng
Mình chung nhịp đập tiếng lòng nước non

Biển còn nước Việt mới còn
Nơi anh giăng lưới "tình tròn lý ngay"
Thềm lục địa nước Việt này
Mong anh vững dạ chung tay giữ gìn

Má con em vững niềm tin
Vòi rồng chúng lấn chúng phun làm càn
Ngư dân mình vẫn bình an
Tàu đầy tôm cá hân hoan anh về
HXS



ĐỒI CÁT NAM CƯƠNG

Dải mây trắng giữa trời xanh
Điểm tô đồi cát bên thành Phan Rang
Lối về một thảm cát vàng
Với muôn cánh sóng xếp hàng đáng yêu
Ngóng chờ mẹ mỗi buổi chiều
Bé vui cùng với cánh diều tuổi thơ
Trời xanh nuôi dưỡng giấc mơ
Quê hương gió cát từng giờ bay cao
HXS



CƠN GIÔNG

Bầu trời giận giữ ai không
Mà sai mây gió nổi giông mù trời
Đôi chân bước vội về thôi
Cánh diều khép lại niềm vui khép cùng

Lốc giông một lúc tự dừng
Trời xanh, đồi cát lại cùng đón em
Gió vờn trên sóng cát êm
Du dương tiếng sáo diều trên bầu trời

Lốc giông trời tự qua thôi
Lốc giông đời mới rã rời chúng ta
Cuộc đời ai cũng trải qua
Cơn giông lốc giữa bôn ba dòng đời
Giông đời không tự nó trôi
Phải cần cố gắng vượt rồi sẽ qua

Thơ cảm tác Ảnh của nhà nhiếp ảnh Võ Mậu Khiêm Phan Rang Tháp Chàm.



TỐI RỒI MẸ ƠI

Hàng ngày hai chị em tôi
Mẹ cho bú tí rồi chơi quanh nhà
Mẹ đi kiếm cỏ nơi xa
Đơn thân mình mẹ xót xa một đời
Ánh dương tìm xuống chân trời
Dắt em ra ngóng mẹ nơi cội già
Cội già như bóng dáng cha
Chở che hai đứa chiều tà dần buông





CHIỀU TRÊN QUÊ HƯƠNG TÔI

Lối về in dấu bước chân
Gió tung cát bỏng phủ thân mẹ gầy
Quê hương gió cát nơi đây
Chắt chiu ngọn cỏ tháng ngày ngóng mưa
Đàn bò dưới nắng mẹ lùa
Sinh sôi nảy nở bốn mùa nhiều thêm
Chiều về chân bước cát êm
Đường quê yêu dấu nhiều thêm dấu đời
HXS



CHIỀU VỀ

Chiều nay về lại chốn xưa
Quê hương gió cát bốn mùa thiếu mưa
Núi cao,bãi thấp gió lùa
Cỏ cây khát nước lưa thưa khắp vùng
Trong lòng day dứt khôn cùng
Thương cha rong ruổi khắp vùng xưa nay
Tay cầm chỉ một nhánh cây
Bầy cừu răm rắp về ngay tại nhà
Cả bầy béo tốt mượt mà
Nắng chiều rọi xuống nhạt nhòa dáng cha
Đường quê có lá không hoa
Dấu chân in khắp gió hòa cát bay
Phủ thân cha suốt bao ngày
Cha ơi con được hôm nay nên người
Công cha nghĩa mẹ biển trời
Con xin ghi tạc một đời không quên
Huỳnh Xuân Sơn



THÂN CÒ

Ráng chiều chầm chậm buông lơi
Nhuộm thầm bến vắng ánh tươi sắc vàng
Màn đêm ngấp nghé muốn sang
Hòa vào khoảnh khắc ngỡ ngàng ai qua

Lẫn trong cảnh sắc hiền hòa
Và muôn cánh sóng gần xa lượn lờ
Một vùng sông nước nên thơ
Thiên nhiên ban tặng đôi bờ mênh mông

Kiếm tìm nhặt nhạnh từng đồng
Nuôi con khôn lớn lưng còng mẹ mang
THÂN CÒ nổi giữa sóng vàng
Là hình dáng mẹ tôi mang trong lòng
HXS


TỐI RỒI MẸ ƠI
Hàng ngày hai chị em tôi
Mẹ cho bú tí rồi chơi quanh nhà
Mẹ đi kiếm cỏ nơi xa
Đơn thân mình mẹ xót xa một đời
Ánh dương tìm xuống chân trời
Dắt em ra ngóng mẹ nơi cội già
Cội già như bóng dáng cha
Chở che hai đứa chiều tà dần buông





CHIỀU VỀ

Chiều nay về lại chốn xưa
Quê hương gió cát bốn mùa thiếu mưa
Núi cao,bãi thấp gió lùa
Cỏ cây khát nước lưa thưa khắp vùng

Trong lòng day dứt khôn cùng
Thương cha rong ruổi khắp vùng xưa nay
Tay cầm chỉ một nhánh cây
Bầy cừu răm rắp về ngay tại nhà

Cả bầy béo tốt mượt mà
Nắng chiều rọi xuống nhạt nhòa dáng cha
Đường quê có lá không hoa
Dấu chân in khắp gió hòa cát bay

Phủ thân cha suốt bao ngày
Cha ơi con được hôm nay nên người
Công cha nghĩa mẹ biển trời
Con xin ghi tạc một đời không quên
Huỳnh Xuân Sơn


ĐỐI ĐẦU

Trưa hè gọi gió trên cao
Muôn con sóng giỡn xôn xao một dòng
Trâu vui cùng chú mục đồng
Đối Đầu thử sức dù không cân bằng..
Trọng tài làn nước xanh trong
Cưỡi con sóng nhỏ mục đồng bay lên
Chú trâu “Tiếp nước” không quen
Tạo mành nước trắng tung lên thua rồi

Đối Đầu thua thắng đều vui
Khoảnh khắc lưu lại bao người đắm say
HXS




TẮM MÁT TRƯA HÈ

Tuổi thơ ai cũng mê say
Hòa vào làn nước sóng vây quanh mình
Cám ơn anh gió nhiệt tình
Luôn trao lớp lớp sóng xinh vỗ về

Nước xanh trong vắt trưa hè
Hai anh bạn nhỏ... đua về tương lai
Theo sau hai chú rồng bay
Tiếp thêm ước vọng mai này thành danh
HXS




ĐẮM MÌNH TRÊN BẾN SÔNG QUÊ

Ai từng làm chú mục đồng
Chăn trâu, tắm mát cùng dòng sông quê
Sẽ nhiều hồi ức vọng về
Đằm mình cưỡi sóng thỏa thuê vui đùa

Bến sông yêu dấu khi xưa
Tuổi thơ lưu dấu nắng mưa bốn mùa
Cưỡi trâu cùng bạn vui đùa
Khoảng trời thơ mộng như vừa hôm qua

Sông quê yêu dấu nay xa
Bao nhiêu sóng gió trải qua trong đời
Dẫu cho sướng khổ buồn vui
Quê hương nguồn cội trong tôi luôn gần
HXS


TẮM MÁT
Tắm mát Tí Tèo hẹn nhau
Mai ta sẽ dắt bạn trâu đi cùng

Đắm mình làn nước bến sông
Ánh dương cũng xuống và cùng đùa chơi
Trâu vui nghếch mặt gọi mời
Bạn ơi thích lắm xuống chơi cùng mình

Quê hương ơi nặng nghĩa tình
Trong tim đau đáu...thuở mình ấu thơ
Dòng sông nuôi dưỡng ước mơ
Bây giờ nhớ lại thẫn thờ sông ơi
HXS


THÂN CÒ

Ráng chiều chầm chậm buông lơi
Nhuộm thầm bến vắng ánh tươi sắc vàng
Màn đêm ngấp nghé muốn sang
Hòa vào khoảnh khắc ngỡ ngàng ai qua

Lẫn trong cảnh sắc hiền hòa
Và muôn cánh sóng gần xa lượn lờ
Một vùng sông nước nên thơ
Thiên nhiên ban tặng đôi bờ mênh mông


Kiếm tìm nhặt nhạnh từng đồng
Nuôi con khôn lớn lưng còng mẹ mang
THÂN CÒ nổi giữa sóng vàng
Là hình dáng mẹ tôi mang trong lòng


Trông Đợi

Mải tìm con ở quanh nhà
Nào hay con lại ngóng cha nơi này
..........
Anh ơi! Có biết có hay?
Má con em vẫn đêm ngày Đợi Trông
Từ khi giặc đến biển đông
Giàn Khoan tàu chiến sắp vòng bủa vây

Con thuyền thúng kiếm cơm ngày
Lên bờ nằm nghỉ…có hay ngọn nguồn
Anh theo tàu vượt trùng dương
Vươn khơi bám biển ngư trường Hoàng Sa

Con mình nhỏ hẳn nhớ cha
Lòng em canh cánh khơi xa ngóng chồng
Phải đâu sợ bão lốc giông
Phải đâu chỉ nhớ với mong anh về

Ngoài kia giặc đến ngay lề
Sóng lòng dân Việt tràn về biển Đông
Trái tim dòng giống Lạc Hồng
Mình chung nhịp đập tiếng lòng nước non

Biển còn nước Việt mới còn
Nơi anh giăng lưới "tình tròn lý ngay"
Thềm lục địa nước Việt này
Mong anh vững dạ chung tay giữ gìn

Má con em vững niềm tin
Vòi rồng chúng lấn chúng phun làm càn
Ngư dân mình vẫn bình an
Tàu đầy tôm cá hân hoan anh về


NAM CƯƠNG ĐIỂM HẸN

Con ơi đuổi bắt đi con
Cố lên sẽ kịp vòng tròn con chơi
Cát bay níu sẽ hết thôi !
Bên con có bạn chạy rồi sẽ quen

Mai sau con lớn đừng quên
Ngày con cố gắng leo lên đỉnh đồi
Khó lên nhưng xuống thật vui
Được cha khuyến khích con chơi miệt mài

Ngày sau trên bước đường đời
Mong con hãy nhớ những lời hôm nay
Điều gì dễ đoạt được ngay
Chẳng bằng cố gắng chờ ngày quả thơm

Thảm vàng đồi cát nệm êm
Sẽ nâng niu giấc mơ đêm cùng ngày
Chắp thêm đôi cánh con bay
Nam Cương điểm hẹn con ngày vinh quy
HXS


KÉO LƯỚI

Mây thu ánh sáng về trời
Nắng còn níu lại dạo chơi trên đầm
Hòa cùng bản nhạc cung trầm
Gió đưa khúc hát về đầm sóng reo

Thuyền ai đứng lặng thả neo?
Bên thuyền kéo lưới vui theo dân chài
Kìa con sóng bạc theo ai
Về đầm chạy nhảy miệt mài đùa vui



HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG LU

Mặt gương phản chiếu áng mây
Bức tranh ai họa chiều nay nặng lòng
Thuyền ta về tới cửa sông
Gió đưa sóng nhỏ theo cùng thuyền trôi
Chia tay nắng đã đi rồi
Gửi vương chút ánh vàng rơi lặng thầm
Màn đêm hối hả ghé thăm
Núi, sông, Đầm Nại ngàn năm hữu tình

HXS




Cô Đơn

Người ta có cặp có đôi
Sáng rời tổ ấm khắp nơi song hành
Trao tình trên cánh đồng xanh
Chiều về ấm áp ngọt lành bên nhau

Còn tôi phận số về đâu?
Dẫu khao khát có tâm đầu kề bên
Mỏi mòn trông ngóng bao đêm
Ngày lang thang muốn kiếm tìm nửa kia...

Nóng lòng chờ mái chèo khua
Nào đâu biết được bến kia không đò
Bể dâu... một cõi bơ vơ
Thế nhân rộng lớn ai chờ đợi không?

Chạnh lòng danh phận trắng trong
Nhìn quanh chỉ thấy bóng lồng mà thôi!
CÔ ĐƠN vây bủa khắp nơi
Thôi thì đành vậy ta cười với ta.

Huỳnh Xuân Sơn





ĐỒI CÁT NAM CƯƠNG

Dải mây trắng giữa trời xanh
Điểm tô đồi cát bên thành Phan Rang
Lối về một thảm cát vàng
Với muôn cánh sóng xếp hàng đáng yêu
Ngóng chờ mẹ mỗi buổi chiều
Bé vui cùng với cánh diều tuổi thơ
Trời xanh nuôi dưỡng giấc mơ
Quê hương gió cát từng giờ bay cao
HXS



CƠN GIÔNG
Bầu trời giận giữ ai không
Mà sai mây gió nổi giông mù trời
Đôi chân bước vội về thôi
Cánh diều khép lại niềm vui khép cùng
Lốc giông một lúc tự dừng
Trời xanh, đồi cát lại cùng đón em
Gió vờn trên sóng cát êm
Du dương tiếng sáo diều trên bầu trời
Lốc giông trời tự qua thôi
Lốc giông đời mới rã rời chúng ta
Cuộc đời ai cũng can qua
Cơn giông lốc giữa bôn ba dòng đời
Giông đời không tự nó trôi
Tự thân cố gắng vượt rồi sẽ qua



KÉO LƯỚI
Mây thu ánh sáng về trời
Nắng còn níu lại dạo chơi trên đầm
Hòa cùng bản nhạc cung trầm
Gió đưa khúc hát về đầm sóng reo

Thuyền ai đứng lặng thả neo?
Bên thuyền kéo lưới vui theo dân chài
Kìa con sóng bạc theo ai
Về đầm chạy nhảy miệt mài đùa vui
Huỳnh Xuân Sơn



BƯỚM HOA

Em là gái đã có chồng
Anh quay ngay lại đừng mong đến gần.

Xưa kia sao chẳng ân cần?
Sớm hôm chăm sóc luôn gần ngày đêm
Yêu thương, nâng giấc ru êm
Tình yêu trọn vẹn trao em vĩnh hằng..
Ong ơi! hối hận muộn màng
Hoa đà có chủ chàng ràng chi đây?

Ngọt ngào mật đọng dâng đầy
Chắt chiu từng giọt bao ngày ủ hương
Vợ chồng quấn quýt yêu thương
Tình Hoa Bướm mãi tỏa hương nồng nàn


BẠN TÌNH
Trăng ngà chứng giám đôi ta
Ti gôn sắc tím nệm hoa gợi tình
Một làn gió thoảng hương trinh
Màn đêm buông xuống quyện tình khát khao
Đôi ong quấn quýt yêu sao
Giật mình vương vấn tình nào đây ong?



THÁP CHÀM VỀ ĐÊM
Bầu trời giăng mắc mây bay
Hoàng hôn phủ xuống lòng này nhói đau
Tháp Chăm nổi ánh đèn màu
Một chùm tháp tựa vào nhau trên đồi
Thoảng nghe tiếng vọng ma HỜI
Rêu phong cổ kính bao đời nay đâu?




HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG LU

Ánh dương tạm biệt đi rồi
Màn đêm đang đến tìm nơi thả mành
Tạm biệt những áng mây xanh
Đón chờ ánh sáng trăng thanh sắp về
Hoàng hôn trên bến sông quê
Khoảnh khắc lưu lại đắm mê bao người
Khúc quanh ngã rẽ dòng đời
Bình yên tĩnh lặng tình người Phan Rang
Quê hương tình cảm chứa chan
Sông quê lưu dấu vọng vang bao đời..




HOÀNG HÔN TRÊN ĐẦM NẠI

Mặt gương phản chiếu áng mây
Bức tranh ai họa chiều nay nặng lòng
Thuyền ta về tới cửa sông
Gió đưa sóng nhỏ theo cùng thuyền trôi
Chia tay nắng đã đi rồi
Gửi vương chút ánh vàng rơi lặng thầm
Màn đêm hối hả ghé thăm
Núi, sông, Đầm Nại ngàn năm hữu tình
Huỳnh Xuân Sơn





THÁP CHÀM VỀ ĐÊM

Bầu trời giăng mắc mây bay
Hoàng hôn phủ xuống lòng này nhói đau
Tháp Chăm nổi ánh đèn màu
Một chùm tháp tựa vào nhau trên đồi
Thoảngnghe tiếng vọng ma HỜI
Rêu phong cổ kính bao đời nay đâu?



BÌNH MINH TRÊN ĐẦM NẠI

Bình minh lên rắc ánh vàng
Màn đêm rút xuống thuyền chàng ra khơi
Muôn con sóng nhỏ dạo chơi
Ngư dân đầm Nại nơi nơi thanh bình
Phía xa núi đứng tâm tình
Giúp thêm chút lặng quê mình Phan Rang




HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG LU

Khúc quanh ngã rẽ dòng đời
Bình yên tĩnh lặng bên người Phan Rang
Quê hương tình cảm chứa chan
Sông quê vọng khúc nhạc ngân không lời!
Ánh dương tạm biệt đi rồi
Màn đêm đang đến tìm nơi thả mành
Chia tay những áng mây xanh
Đón chờ ánh sáng trăng thanh sắp về
Hoàng hôn trên bến sông quê
Khoảnh khắc lưu lại đắm mê bao người
HXS





HOÀNG HÔN TRÊN ĐẦM NẠI

Mặt gương phản chiếu áng mây
Bức tranh ai họa chiều nay nặng lòng
Thuyền ta về tới cửa sông
Gió đưa sóng nhỏ theo cùng thuyền trôi
Chia tay nắng đã đi rồi
Gửi vương chút ánh vàng rơi lặng thầm
Màn đêm hối hả ghé thăm
Núi sông Đầm Nại ngàn năm hữu tình
Huỳnh Xuân Sơn




KÉO LƯỚI

Mây thu ánh sáng về trời
Nắng còn níu lại dạo chơi trên đầm
Hòa cùng bản nhạc cung trầm
Gió đưa khúc hát về đầm sóng reo
Thuyền ai đứng lặng thả neo?
Bên thuyền kéo lưới vui theo dân chài
Kìa con sóng bạc theo ai
Về đầm chạy nhảy miệt mài đùa vui
Huỳnh Xuân Sơn

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Cảm Nhận Đôi Dép Trường Sơn Tác Gỉa Kim Thoa





..









Huỳnh Xuân Sơn Với Cảm Nhận Bài Thơ Đôi Dép Trường Sơn Của Tác Giả Kim Thoa Hà Nội


Tôi tìm hiểu và được biết đôi dép cao su (dép lốp). được Đại Tá Hà Văn Lâu lấy ý tưởng làm dép từ những người phu kéo xe cắt từ mo cau, từ lốp (vỏ) và xăm (ruột) xe hỏng .
Năm 1947 ông đã đặt làm đại trà cho những người lính tham gia Chín năm kháng chiến!
Có lẽ vì nó vừa tiện, vừa lợi lại dễ làm nên ngay lập tức nó trở thành đôi dép gắn liền với người lính. Và ngay cả thơ ca và âm nhạc cũng ghi dấu ấn “đôi dép đơn sơ” ấy!
Nó chính là người bạn thân thiết của người lính những năm đất nước đang trong cảnh bom rơi đạn nổ khắp các nơi từ tiền tuyến cho đến hậu phương! Và ngày nay nó vẫn được bán rất nhiều để phục vụ du lịch và một số người dân vẫn thích dùng nó vì sự tiện lợi nó đem lại.
Trong không khí hoài niệm về người lính này. Kỷ vật đặc biệt có một vị trí trang trọng trong bảo tàng quân đội và trong lòng mỗi người lính đã tham gia ba cuộc kháng chiến suốt từ năm 1947 đến năm 1986.
Tôi đã gặp một bài thơ trong dòng thơ hoài niệm về người lính viết về đôi dép này của chị Kim Thoa có tựa đề

Đôi Dép Trường Sơn

Dép cũ bền tình với nước non
Dãi nắng,dầm mưa lội suối băng ngàn
Tình đồng đội một thời máu lửa
Hai quai ôm chặt:Ngăn gót chân anh máu tứa
Nơi chiến hào bão lửa:Ngạt hơi cay
Đã bao lần dôi dép vượt vòng vây
Cùng chung thủy không tách người khỏi dép
Đêm hành quân:
Anh,súng sáng lưỡi lê cùng đôi dép
Những người bạn thủy chung
Không thể tách rời

Hôm nay đây:Đôi dép cũ của một thời
Trầm mặc tĩnh lòng!...
Nơi viện bảo tàng nhớ!...đồng đội...đầy vơi!

Người còn sống:
Lại quân phục màu xanh cỏ úa
Không thể thiếu đôi dép của một thời máu lửa
Với bốn quoai ôm chặt bàn chân
Khắp chiến trường xưa:Họ chẳng ngại ngần
Tìm đồng đội còn ẩn mình trong lớp cỏ
Đôi dép Trường Sơn thủy chung là vậy đó
.........
Hôm nay đất nước này thắm đỏ sắc ngàn hoa (Kim Thoa- Hà Nội)

Bài thơ ngắn đơn giản như chính đôi dép cao su. Mà chị một người đã tham gia vào chiến tranh chống mỹ gọi là Đôi Dép trường Sơn.

Mở đầu chị viết:

Dép cũ bền tình với nước non / Dãi nắng,dầm mưa lội suối băng ngàn / Tình đồng đội một thời máu lửa / Hai quai ôm chặt:Ngăn gót chân anh máu tứa / Nơi chiến hào bão lửa:Ngạt hơi cay / Đã bao lần dôi dép vượt vòng vây /Cùng chung thủy không tách người khỏi dép

Khổ thơ được chị dùng rất nhiều từ kép như “dãi nắng” , “ôm chặt” , “dầm mưa” , “lội suối” , “băng ngàn” “máu túa” rồi thì nào là “ngạt hơi cay” rồi “vượt vòng vây” “tách người khỏi dép”. để diễn dạt sự tiện lợi của đôi dép cao su và những hiệu quả mà nó mang lại cho người lính thì nhiều vô cùng. Nó chống chọi với mảnh bom, mảnh đạn kể cả lửa than, và gai góc, vách đá. Có đôi dép đơn sơ dưới chân, giúp bảo vệ đôi chân người lính tự tin bước tới phía trước. dẫu là phải vượt vòng vây khẩn cấp cỡ nào dép và chân vẫn là người tình “chung thủy”…Thật diệu kỳ! và không chỉ có vậy! dép cao su còn theo bước chân người lính những:

Đêm hành quân: / Anh,súng sáng lưỡi lê cùng đôi dép / Những người bạn thủy chung
Không thể tách rời!

Thêm một lần chị khẳng định “người bạn thủy chung không thể tách rời”. chính là đôi dép, người lính, và cây sung. Những vật bất ly than của người lính những năm kháng chiến chống Mỹ.

Và đây là nỗi niềm với hôm nay của dép và của chị

Hôm nay đây:Đôi dép cũ của một thời
Trầm mặc tĩnh lòng!...
Nơi viện bảo tàng nhớ!...đồng đội...đầy vơi!

Chị ơi! Lời thơ của chị nghẹn ngào chị ạ. Dép nằm trong bảo tàng thì có thể nhớ đôi chân người lính, nhớ những con đường mà chị và đồng đội đã đi qua cùng người bạn dép ấy! nhưng dép chỉ là dép chị ạ!

Chị mượn dép kia để nói dùm lòng mình phải không ? ai một thời ngang dọc…ai trầm mặc? ai “nhớ đồng đội” với nỗi nhớ “đầy vơi” ấy? phải chăng là những người lính đã chia tay người bạn thủy chung trong chiến tranh về với cuộc sống đời thường. trong đó có chị.

Bài thơ được chị viết tiếp: / Người còn sống: / Lại quân phục màu xanh cỏ úa / Không thể thiếu đôi dép của một thời máu lửa / Với bốn quoai ôm chặt bàn chân / Khắp chiến trường xưa:Họ chẳng ngại ngần / Tìm đồng đội còn ẩn mình trong lớp cỏ / Đôi dép Trường Sơn thủy chung là vậy đó

Có lẽ từ những phút suy tư trầm mặc ấy, cộng thêm nỗi nhớ đầy vơi, đã là nguồn động lực, để chị và đồng đội lại tiếp tục đồng hành, cùng đôi dép trường sơn và màu áo lính, về lại chiến trường xưa để tìm lại đồng đội. Những người đã ngã xuống năm xưa còn nằm đâu đó nơi chiến trường năm ấy!

Đôi dép lại tiếp tục lên đường rong ruổi khắp nơi với bước chân người lính để cho

Hôm nay đất nước này thắm đỏ sắc ngàn hoa.

Vâng chị ơi ,! Tôi cũng rất đồng tình với chị để cho ngày hôm nay, hoa đua nở rực rỡ nhiều sắc màu trên khắp đât nước. Có phần đóng góp không nhỏ từ người bạn thủy chung một thời của chị và đồng đội. Đôi Dép Trường Sơn. Lịch sử sẽ không bao giờ thiếu nó!

Nó vẫn và sẽ được viết tiếp cùng những chiến công thầm lặng của người lính hôm nay trong thời bình, cùng những người cựu chiến binh đang ngày đêm, đi tìm đồng đội còn nằm rải rác đâu đó trên khắp đât nước này chị ạ!

Sài Gòn 21/12/2013

Huỳnh Xuân Sơn

Đường Đến những ngày đồng cảm cùng Tác Giả Hồ Ngọc Dũng và Hồi Ký Đời Học Trò của ông!


Đường Đến những ngày đồng cảm cùng Tác Giả Hồ Ngọc Dũng và Hồi Ký Đời Học Trò của ông

Có một tháng ba xưa ngày tôi sắp chào đời! .Để rồi một ngày cuối tháng ba năm 2013 tôi chính thức đăng những câu thơ vụng trên trang tho.com.vn với bút danh Huỳnh Xuân Sơn. Sáu tháng sau niềm vui đã thay đổi ít nhiều. Tôi thích đi tìm những bài thơ hay của nhiều tác giả trên mạng để viết cảm nhận. Sáu tháng sau nữa,vào những ngày cuối tháng ba năm 2014. Tôi đã gặp một tác giả đặc biệt trong những lần đi tìm thơ như thế !Chú đặc biệt không phải thơ chú cuốn hút tôi, mà là tấm ảnh đại diện cùng dòng chữ Ngocdunglyhoa. Tôi cứ ngỡ Ngọc Dũng hoặc Ngọc Dung Lý Hóa. Tưởng gặp người đồng cảm giống mình “ngoại đạo với văn chương” nhưng lại thích thơ văn.
Mang theo ý nghĩ ấy, tôi lần theo kho lưu trữ và đọc khoảng mươi bài thơ. Cho đến khi gặp bài thơ Đường Luật:

Mừng Thọ Tuổi Ta

Giáp Ngọ năm nay tuổi bảy ba
Đón xuân vui tết thọ mừng ta
Ơn trên phù hộ sức còn khỏe
Nhờ Tổ hộ trì ấm thất gia
Con cháu sum vầy thêm phúc lộc
Bạn bè lui tới vịnh thơ ca
An nhiên vào mạng tìm tri thức
Trí tuệ tuổi già vẫn nở hoa (Hồ Ngọc Dũng)

Dù chưa quen biết hay giao lưu bao giờ, tôi gõ bài thơ họa cùng lời chào lưu lại:
Phuvang Huynh10:22 Ngày 13 tháng 03 năm 2014

Thấy tên chú đã lâu hôm nay cháu ghé nhà. Đọc bài thơ này biết chú năm nay 73 tuổi vẫn vui thơ phú, rất cảm động cháu cảm tác mấy câu chúc chú nhiều sức khỏe

Trừ đi bốn chục chẵn ba ba
Trai trẻ…già ư?… dám gọi ta
Ngày vẫn nôn nao lục vốn sống
Đêm hoài thao thức gợi thơ ra
Gió xuân dìu dặt ươm tình mộng
Nắng mới khát khao "Bờ Lốc ca"
Tự tại an nhiên vui lướt web
Chúc mừng Giáp Ngọ chú thăng hoa (HXS)
Sau đó chú không trả lời bài họa, nhưng chú sang ghi cảm nhận xã giao cùng tôi bên trang thơ huynhxuanson.blospot.com. Do thơ Đường lúc này tôi mới bắt đầu học hỏi, nên nghĩ chắc mình viết chả giống ai. Rồi tự nhủ có lẽ vì thế chú ấy bỏ qua...
Thời gian này tôi vẫn say sưa đi tìm thơ viết cảm nhận, nên cũng quên đi trang thơ Vui Tuổi Già, cho đến ngày 31/ 3/2014. Lang thang sao lại dẫn đến gặp bài thơ Hai Chị Em chú viết rất cảm động tôi liền gõ:

Phuvang Huynh21:49 Ngày 31 tháng 03 năm 2014

Cháu sang thăm chú, đọc thơ và hiểu thêm một chút về chú. Kính chúc hai chị em chú thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống!
Cháu hỏi nhỏ riêng chú nhé. Chắc hồi nhỏ chú hay bắt nạt chị chú hay sao mà bây giờ tóc chú tuyết hơn chị chú vậy?
Cháu ngưỡng mộ hai chị em chú nên chẳng thể họa được câu thơ nào ra hồn...bây giờ sang nữa không lý lại về không ...cháu ghi mấy lời chúc chú vui nhé
Tối hôm sau cũng là ngày sinh nhật tôi. Tôi quay lại trang cá nhân của chú có ý muốn mang về ghi cảm nhận và đọc được những câu trả lời của chú :

ngocdunglyhoa14:27 Ngày 01 tháng 04 năm 2014

Trước hết chú xin cảm ơn cháu đã có những chia sẻ chân thành . Còn như chú có hay dỗi với chị mình ko thì hoàn toàn ko cháu ạ. Bởi tuổi nhỏ của chú là một thằng bé yếu ớt vô cùng. Lớn lên ko hay đùa nghịch ,sống nội tâm thành thử rất được chị yêu quý . Luôn đây nếu cháu cần hiểu thêm cuộc đời qua bài thơ thì cháu hãytìm đọc : “ HỒI KÝ ĐỜI HỌC TRÒ CỦA TÔI “, mà chú đã đăng trên trang blog này .Cháu lần về những bài đăng năm 2012 là có đấy: http://www.ngocdunglyhoa42.blogspot.com/2012/12/hoi-kyoi-hoc-tro-cua-toi.html
Cảm ơn cháu đã có lòng lưu tâm nhé (HND)
Theo đường dẫn này tôi vào đọc tập Hồi Ký ấy! hết phần một cùng lời giới thiệu tôi lưu lại mấy dòng

Phuvang Huynh19:43 Ngày 01 tháng 04 năm 2014

Những câu văn chú viết từ nhịp đập của trái tim thương tổn...nên nó thật xúc động chú ạ!
Cháu còn nhỏ chỉ nghe kể ngày ấy dòng họ bên nhà Ngoại cháu bị Đấu Tố gì đó rất khổ...bố cháu cùng thế hệ với chú chỉ lớn hơn vài tuổi thôi ạ....
Bây giờ mọi việc qua lâu rồi, ghi lại vài dòng cũng như nén tâm nhang ghi khắc vậy thôi chú nhỉ!
Cháu sẽ đọc tiếp những phần còn lại chú ạ! cũng như tấm chân tình của cháu chia sẻ với thế hệ ông cha một thời khốn khó...
Liền sau đó tôi đọc tiếp phần hai và lưu lại những lời chia sẻ bằng thơ lục bát

Phuvang Huynh20:04 Ngày 01 tháng 04 năm 2014

Chú bao nhiêu tuổi lúc này
Mà đi theo Mệ Xàng hay thật tình
Đoạn mà chú ngủ một mình
Có người len lỏi cháu kinh hãi hùng...

Tiếp sau đó tôi sang đọc phần ba. Nhưng vì chú copy không xóa mặc định nên tôi không biết cách đọc. Đành ghi lại rằng phần này không đọc được.Rồi sang phần 4 đọc và chia sẻ với chú

Phuvang Huynh20:20 Ngày 01 tháng 04 năm 2014

Ba về ôm ấp bên con
Có Cha có Mẹ chẳng còn gì hơn
Mẹ Cha chú dạ sắt son
Đói no chẳng quản chẳng mòn tình thâm
Tiều Phu một đoạn đời trầm...
Phần bốn cuốn tôi vào phần 5 để rồi cảm thấy đồng cảm xúc. Tôi lưu lại

Phuvang Huynh21:10 Ngày 01 tháng 04 năm 2014

Ngậm ngùi đọc đoạn viết này
Quãng đời gian khổ ai hay bây giờ
Rèng Rèng trên núi hoang sơ
Bước chân gánh củi tuổi thơ in hằn...

Bốn phần của cuốn hồi ký trôi qua. Tôi ghi những vần thơ chia sẻ với chú như vậy. Cũng chỉ mong một tác giả lớn tuổi mái tóc bạc phơ có thêm chút niềm vui. Hành văn của chú có một sự cuốn hút nhất định, nhưng cốt truyện mới là cái kéo tôi theo. Một buổi tối tràn đầy cảm xúc của tôi dừng lại tại đây. Lúc này tôi mới thấy phần trả lời của chú trong phần 1 rằng:

ngocdunglyhoa22:15 Ngày 01 tháng 04 năm 2014

duyên nào chú cháu gặp nhau
cùng chung cảnh ngộ tâm đầu sẻ chia
nhân duyên quả thật tình cờ
chú mong liên lạc để mà hiểu hơn .....................đt của chú đây cháu ơi 01683602037

Tôi không trả lời cũng không điện thoại vì đêm đã khuya. Tắt máy đi ngủ nhưng ngày hôm sau câu chuyện về cuộc đời của chú vẫn lảng vảng trong tâm trí tôi. Tối ngày 2 và ngày 3/ 4 tôi vẫn đọc và chia sẻ bằng những câu thơ lục bát. Cho đến khi tôi đọc được câu trả lời của chú bằng Song Thất Lục Bát như sau:
ngocdunglyhoa10:24 Ngày 03 tháng 04 năm 2014

Cháu càng đọc càng thêm hiểu kỹ
Thơ vận vào sát ý đủ lời
Có nhân có đức ở đời
Cháu đã viết được khúc thơ truyện này
Chúc cháu một ngày mới an vui cháu nhé (HND)Lúc này tôi đã đi qua phần 9 của cuốn hồi ký. Tôi thầm ghĩ có lẽ chú thích Song Thất Lục Bát và thế là tôi tiếp tục đọc và chia sẻ từ phần 10 bằng thể thơ Song Thất Lục Bát. Chiều ngày 3/4/2014 tôi điện thoại cho chú, thấy chú rất vui. Sau cuộc nói chuyện ấy, bỗng nhiên tôi có ý nghĩ sẽ chuyển toàn bộ câu chuyện đời chú ra thơ STLB. Tôi điện thoại nói ý nghĩ này cho chú, tất nhiên chú rất vui…Tôi đi tiếp vào những phần sau theo cảm xúc của chú chứ không còn là cảm xúc của người đọc chia sẻ nữa….

Hồi Ký Đời Học Trò bằng thơ ra đời bắt đầu từ phần 10 như thế..

Chiều ngày 8/4 đã hết phần 24 trên mạng. Lúc này chú gửi phần 25 qua Email vì câu chuyện hồi kết chú chưa đăng. Tôi đọc và chuyển tiếp ra thơ, rồi quay sang chuyển lại nội dung từ phần 1 đến phần 8 ra thể STLB.

Ngày 9/4 tôi ngồi copy lại toàn bộ vì muốn giữ làm kỷ niệm. Nghĩ ngẫm sao đó, tôi đăng phần 1 bằng thơ lên Thi Đàn lúc khoảng 10 giờ đêm ngày 9/4 mà không nói với chú.

Sáng ngày 10 bài thơ đăng trên thi đàn được duyệt vô mục tiêu điểm. Tôi rụt rè xin ý kiến chú, hay là chú cho cháu đăng hết lên Thi Đàn, không ngờ chú rất vui vẻ đồng ý.

Nào ngờ khi đăng mấy bài đầu không ai duyệt có lẽ vì dư âm của Cải Cách Ruộng Đất, có BTV điện thoại hỏi tôi -XS viết có biết mình viết gì không?

Tôi không hoang mang vẫn ngồi đăng một mạch 25 phần chia làm 28 chương, gửi duyệt xong là 9 giờ sáng ngày 10/4/2014….

Bài vẫn chưa được duyệt cho tới đầu giờ chiều tôi nhận được điện thoại của một người có trách nhiệm với trang thơ động viên. Chị cứ viết như thế , em ủng hộ chị .Thơ phải phản ánh thực trạng xã hội…..Khi đang trao đổi thì cũng là lúc bài được duyệt liên tục, Cả mặt tiền trang thơ là ảnh chú Hồ Ngọc Dũng và mái tóc trắng phơ cùng tựa đề Hồi Ký Đời Học Trò.

Khi đăng lên Thi Đàn là tôi đã chấp nhận có thể “ Ăn gạch đá”. Nhưng không! tất cả đều suôn sẻ cho đến giờ này. Rất nhiều đồng cảm của bạn đọc gửi đến xin Email và điện thoại của tác giả cuốn Hồi Ký bằng văn xuôi. Duy chỉ có một vài lời bình luận sẻ chia nhưng chưa được nửa giờ họ vội vàng xóa đi. Sau đó tôi được biết do có nhiều “Ông lớn” khuyên họ không nên sẻ chia với tác phẩm này.

Qủa thật bây giờ tôi cũng chưa lý giải được tại sao? Cả một khối lượng câu chữ chú viết văn xuôi đồ sộ như vậy, mỗi một phần tôi chỉ cần đọc xuôi, đọc ngược và thêm một lần đọc xuôi nữa là tôi ngồi gõ ra thơ. Mười ngày ấy tôi đã nghỉ ba ngày vì đau vai không gõ phím, Vậy mà khoảng 1500 câu thơ chia sẻ cùng tác giả.
Sau khi đăng tải thì một số lỗi xuất hiện. Đa phần là sai luật bằng trắc, tôi đề nghị sửa và chú đồng ý. Chú sinh năm 1942 vậy là tôi sửa đến đâu giao cho chú đếm đến đấy, làm sao đúng 1942 câu. Ai dè người viết thì cứ viết, người đếm lụm cụm sao đó mà khi kết thúc lại là hơn 2000 câu. Ngày cuối tháng tư hai chú cháu quyết định sẽ để là 2014 câu. Hai câu thất cuối cùng do chồng tôi viết góp chút tình chia sẻ với chú, sau khi đọc toàn bộ tác phẩm thơ chuyển thể từ tác phẩm văn xuôi Hồi Ký Đời Học Trò :

Thực và mộng bình an một kiếp
Vòng tử sinh nối tiếp ngàn sau.

Ngày 2/5/2014 đúng dịp tác giả Hồ Ngọc Dũng bước vào tuổi 73 bài thơ chuyển thể đầu tiên được đăng tải trên trang Ngocdunglyhoa. Blogspot.com.
Sài Gòn ngày 19/9/2014
Huỳnh Xuân Sơn


XS rất mong nhận được sự góp ý cho bài viết này!

Toàn bộ 2014 câu STLB đăng tải tại đây

http://tho.com.vn/thi-pham/hoi-ky-doi-hoc-tro-toan-tap-2014-cau-song-that-luc-bat/49388

Toàn bộ tác phẩm văn xuôi của tác giả Hồ Ngọc Dũng đăng tải tại đây

http://www.ngocdunglyhoa42.blogspot.com/2014/08/gioi-thieu-truyen-hoi-ky-oi-hoc-tro-cua.html

Mai Em Về Xứ Nẫu



Mai Em Về Xứ Nẫu

Mai em về
Làm dâu xứ Nẫu
Có con vành khuyên
Hát khúc tiễn đưa
Và chắc có anh bên bờ giậu vắng
Lặng nhìn theo
Bóng dáng con đò...

Mai em về
Làm dâu xứ Nẫu
Lá vẫn xanh
Và mây trắng vẫn bay
Em thầm xót mối tình đầu dang dở
Đã bay xa
Dẫu... hẹn ước đong đầy

Mai em về
Làm dâu xứ Nẫu
Biết có còn nghe
“Chim sáo sang sông”
Và có còn trông nước ròng nước lớn
Lục bình trôi
Theo con nước xuôi dòng

Mai em về
Làm dâu xứ Nẫu
Dẫu có buồn
Chắc không thấy lẻ loi
Vì bên em có người chồng độ lượng
Chắp cánh cùng em
Đi đến cuối cuộc đời

Huỳnh Xuân Sơn


Mưa Gềnh Ráng



Mưa Ghềnh Ráng

Ghềnh Ráng…Mưa
Nước mãi rơi quên tạnh
Thương nhớ ai? Năm tháng quên về
Rượu Bàu Đá tràn ly không sánh
Buồn vương.Áo mong manh

Ghềnh Ráng…mưa
Lạnh đầy từng viên cuội
Thi Nhân đợi khách chốn vĩnh hằng
Ai người còn níu lại ánh trăng
Rượu tương giao cạn chén

Ghềnh Ráng... mưa
Xói mòn bao ký ức
Bãi Hoàng Hậu đợi Ai sánh bước
Người đẹp xưa phiêu dạt chốn nào?
Tạnh…Nước trôi về đâu?

Ghềnh Ráng…Mưa
Nhìn ai qua làn nước
Giọng hát buồn nghe chừng thổn thức
Tháng năm dài trôi qua... Bất chợt
Bờ đá đã xanh rêu

Ghềnh Ráng …Mưa
Sợi tóc mai ướt át
Rượu cạn bầu, từng giọt chắt chiu
Bàn tay che kín hồng khuôn mặt
Ai về...dáng liêu xiêu

Huỳnh Xuân Sơn

Người Bới sắc Khơi Hương ( Tác giả Lý Viễn Giao)

Bắt đầu của nỗi ngỡ ngàng bằng một bút danh trên trang mạng . Huỳnh Xuân Sơn hay phuvanghuynh đều dẫn suy nghĩ của người đọc đến một tác giả nam nhi . Ai dè đây lại là một cây bút phái đẹp ! Càng hiểu thêm về chị , những cái tên kia cho biết chị yêu quý , trân trọng đối với người đồng hành trong suốt cuộc đời mình đến nhường nào .
Nếu chỉ đọc thơ của Huỳnh Xuân Sơn , cái chất trữ tình và nữ tính rõ mồn một , không đánh lừa được ai . Nhưng khi đọc những bài bình luận mà chị khiêm tốn gọi là cảm nhận ấy , có thể ta bị lừa bởi văn phong , tư duy và ngôn từ cứ như của một cây bút nam bôn ba , từng trải . Phải tiếp cận với tác giả nhiều lần qua thoại và thư mới dần hoá giải được những điều tưởng như nghịch lý đó .
Xuân Sơn xông xáo bới tìm trong mọi ngõ ngách của nhiều trang mạng . Ở đâu hễ có bài thơ tâm đắc là chị lôi về bình . Việc làm đó khiến ta liên tưởng đến nữ phóng viên – nhà báo Nguyễn Ngân của VTV . Chị ấy có mặt ngay lập tức ở những điểm nóng như thể chị luôn ở mọi nơi vậy . Thành công của Huỳnh trong những bài viết có phải do bẩm năng thiên phú hay do tính thực sự cầu thị mà có ? Nghĩ rằng có thể là cả hai .
Mỗi lần chộp được bài thơ đồng cảm , Xuân Sơn mê mải viết . Một cách tự nhiên cứ như thể ý tứ đã nằm sẵn đâu đó chỉ cần đợi dịp là theo con chữ chẩy dài thành dòng , thành trang một cách dễ dàng . Có thể hình dung điều này không khó qua những bài viết nối nhau đều đều ra mắt bạn bè của chị . Và nữa , qua tầm thẩm , tầm suy của từng trang viết không đuối , không hẫng về tri thức tổng quan . Giá như một người đã bước qua cổng của những trường , những trại viết chuyên nghiệp thì đã chẳng có gì đáng nói . Đường này … Huỳnh chỉ bằng cách tự lựa chọn , tự nhặt nhạnh trong bươn trải cuộc đời để làm phong phú dần cái kho quý của mình . Điều đó khiến cho sự vì nể , trân trọng của ta hơn hẳn lên nhiều lần !
Ai đã đươc Huỳnh Xuân Sơn viết cảm nhận hẳn không thể không thấy mình được tôn trọng . Chẳng phải bằng cách ca ngợi vô lối mà bằng con đường đổi trao qua lại để cả hai bên thấu hiểu , đồng thuận . Những câu chữ còn chưa tỏ về ngữ nghĩa , chị cùng tác giả đổi trao đến tận cùng , dù đó là điều mình hay người viết còn bất cập . Không ít trường hợp bất đồng nhưng ngay cả điều đó Xuân Sơn cũng coi như bài học trái chiều để làm giầu cho tri thức .
Cây bút nữ mang họ Huỳnh với tay đến mọi ngõ ngách , mọi thể loại thơ . Không hiểu tìm tòi tự bao giờ và ở đâu để đến nay những mảng thơ có tính đặc thù cao như Đường luật , một thể loại ngày càng ít công chúng trẻ quan tâm và Haiku , dòng thơ chưa nhiều người để mắt chị cũng am tường , làm chủ được ngòi bút khi bình luận nó . Đó là điều thưc sự ngạc nhiên với người viết không non trẻ nữa nhưng vẫn chưa già . Hình như trong đầu Huỳnh có những mối liên tưởng chằng chịt thì phải . Đọc một bài thơ , chị nghĩ ngay đến những vần thơ khác tương đồng hay sức gợi như nhau . Nhiều khi mối liên tưởng ấy còn mở ra giữa thơ với nhạc , với hoạ … .Cũng không khó hiểu đối với ai có năng khiếu và chịu khó nhặt nhạnh trong kho tàng văn hoá ,trong dòng chẩy cuộc đời như Xuân Sơn !
Xuân Sơn bình nhiều nhưng luận còn chưa xứng tầm với chính mình . Chân thực có đấy . Khách quan rất rõ nhưng dường như chị còn dè dặt trong việc làm cho bài thơ bay cao hơn , xa hơn tầm xải của tự thân nó . Điều này khác hẳn với gắn cho thơ nhữ ý tưởng mà nó không có . Lại nữa , hình như chị còn ngại ngần trong việc bắt lỗi . Thiết nghĩ với tính thực sự cầu thị vốn có của Huỳnh như đã nói , cũng không e dẫn tới hiểu sai nhau giữa đôi bên viết và được viết .
Chừng ấy bài bình luận đăng trên Thi đàn và chừng ấy bài còn nằm trong kho riêng . Có thể nói gì đây nếu không gọi đó là một “Hiện tượng văn chương” ! Và tác giả của những bài viết đó có thể gọi là gì nếu không phải là “Người bới sắc khơi hương” cùng với niềm tin Xuân Sơn còn bước dài trên con đường này !
Lý Viễn Giao






THÀNH ĐỒ BÀN MỘNG VÀ THỰC (Tạp Văn)




THÀNH ĐỒ BÀN MỘNG VÀ THỰC (Tạp Văn)

Con là ai ? Từ đâu tới ? Và vì sao lại muốn nương nhờ cửa phật? Hãy chậm rãi kể cho ta nghe.
Dạ thưa:
Năm 1287 con được sinh ra vào một chiều cuối hạ, mưa vần vũ hơn mười ngày qua, đã làm nước Sông Hồng dâng cao, ( Lại thêm một trận chiến bất phân thắng bại của Sơn Tinh và Thủy Tinh). trong bọc điều nhung gấm. Phụ Hoàng là một vị vua anh minh TRẦN NHÂN TÔNG, Mẫu Hậu là hoàng hậu Trần Thị Sinh,Anh trai con là thái tử sau nối nghiệp vua cha có tên TRẦN ANH TÔNG
Vẫn tưởng sinh ra trong gia đình hoàng tộc,con sẽ được hưởng hạnh phúc sung sướng hết đời, nhưng không phải vậy.
Tuổi thơ con là những ngày êm ấm hạnh phúc, vui chơi, học chữ, học thêu thùa, được vua cha và hoàng hậu cưng chiều. Năm con 12 tuổi, do lời hứa gả của vua cha ( lúc này đã nhường ngôi cho vua anh ) nên sứ thần của vương quốc Champa mang lễ vật sang cầu hôn. Vì con còn nhỏ và vì nhiều lí do khác nữa nên quan lại trong triều phản đối, chỉ có Quan nội chínhTrần Khắc Chung và một người nữa đồng ý gả , nên vua anh đã không gả con. Thời gian thấm thoát trôi.... năm năm sau vị vua nước Chiêm vẫn chưa từ bỏ ý định. Con lúc này đã là một cô gái trưởng thành tài sắc vẹn toàn. Con vẫn sống trong sự sợ hãi về một ngày kia mình sẽ phải rời bỏ nơi này...
Rồi đến một hôm nước Chiêm lại cho sứ giả tới, lần này kèm theo lời cầu hôn là một cuộc đổi chác làm vua anh và tất cả quan lại trong triều thay đổi quyết định. Vua Chiêm đã mang hai Châu là Châu Ô và Châu Rí ra làm Sính lễ để cưới con. Vậy là lễ vu qui của con nhanh chóng được định đoạt và tổ chức.
Vào một ngày đẹp trời năm 1306
Vua Cha và Hoàng Hậu căn dặn con:
-Con là phụ nữ, nay theo chồng nhớ phải giữ đạo hạnh tam tòng tứ đức, phu xướng phụ tùy.
-Dạ Thưa vâng
Con mang theo lời cha mẹ dặn dò, từ biệt cha mẹ và anh em hoàng tộc bước lên thuyền hoa, cùng đoàn tùy tùng do thầy dạy con cũng là quan trong triều, đưa con đi về một đất nước hoàn toàn xa lạ.
Đoàn thuyền đưa dâu xuôi dòng Hồng Hà ra biển lớn và theo hướng nam giương buồm. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thuyền đã cập bến thành Thị Nại. Đây là kinh đô cũ của vương quốc Champa. Thành Thị Nại được xây trên một dải đất nằm giữa hai nhánh của sông Côn là sông Cầu Đun và sông Gò Tháp, thành xây hình chữ nhật chạy dài theo hướng đông tây. Mặt thành phía bắc chạy dọc theo sông Gò Tháp, lấy sông làm hào chắn tự nhiên.Tường thành phía nam chạy dọc theo nhánh sông Cầu Đun. Tường thành phía đông xây dọc theo một hào nước được đào thông giữa hai nhánh sông tự nhiên . Nhìn từ biển lên con thấy thấp thoáng những đền đài, lầu các nguy nga cao vút trong thành.
Nhìn tòa thành con có chút yên tâm hơn với ý nghĩ đây là kinh đô cũ thì chắc kinh đô mới sẽ không phải là những ngôi nhà nhỏ giữa rừng, như những lời đồn trong dân gian con nghe được khi còn ở nhà
Đón con ở bến thuyền là đoàn voi, ngựa, xe cờ hoa rợp trời. Dẫn đầu đoàn người đó, và tiến về phía thuyền của con, là một người cao lớn, nước da sạm nắng,mái tóc gợn sóng bồng bềnh, mũi cao, mắt sáng thoáng nét đa tình, dáng vẻ hào hoa,phong nhã nhưng không kém phần uy nghi. Người đội một chiếc mũ hình trụ trên đỉnh có gắn một viên đá lớn tỏa ra ánh sáng nhiều màu sắc rực rỡ. Mặc một bộ quần áo lụa trắng , đường viền cổ áo, tay áo, lai áo,và hai hàng khuy lớn bằng vàng, bên ngoài khoác một chiếc áo long bào bằng vàng. Chân mang đôi hia màu đen có thêu hình con chim GARUDA màu đỏ* Theo lời của quan dẫn đoàn đó là Chế Mân, ông vua của vương quốc Champa và cũng là vị hôn phu của con.
Con bước lên bờ với sự hộ tống của cung nữ, mà không hiểu sao lúc đưa tay ra để chàng đỡ lên bờ, con đã bị vấp và may là cung nữ đỡ kịp chứ không con đã bị té ngã . Con trộm nghĩ không biết đây có phải là điềm báo gở cho mình hay không? Con được đưa lên ngồi trên kiệu voi cùng với chàng theo sau là đoàn người hộ tống. Suốt dọc hai bên đường đi, người dân ra vẫy chào hăm hở.
Khoảng một canh giờ sau, đoàn người đưa rước về tới Thành Đồ Bàn. Một tòa thành nguy nga tráng lệ nằm ẩn hiện giữa những cánh rừng xanh ngút ngàn, thành được xây bao quanh bằng những bức tường đá, chỉ để 4 cổng ra vào có quân sĩ canh gác.
Đoàn người tiến vào thành từ cửa phía đông. Khi đã vào bên trong thành con thấy những tòa tháp cao vút lộng lẫy, những đền đài nguy nga tráng lệ. Nổi bật trên nền trời là tòa cung điện nơi vua và hoàng tộc ở, nguy nga tráng lệ không thua mấy so với kinh thành Thăng Long.
Thành Đồ Bàn do tổ tiên của Phu quân con là Chiêm Vương Ngô Nhật Hoan xây dựng vào năm 999 với kiến trúc độc đáo và kiên cố. Đền đài, lầu các đều lớn hơn thành Thị Nại (kinh đô cổ. ) Đường đi trong thành lát bằng đá hoa cương. Những ngôi tháp trong thành thường đứng một mình chứ không thành cụm. Khi con đến đây thì những ngôi tháp này đã khoảng hai trăm tuổi rồi. Mỗi góc tháp đều trang trí tượng hình rắn bằng đá trắng.Trong thành có rất nhiều tượng voi, và tượng các loại quái vật bằng đá trắng mà khi ở quê nhà con chưa từng thấy bao giờ.
Cổng thành phía tây bắc có mười ngôi tháp,được xây trên một gò đất dùng để yểm hậu. Cổng thành phía tây có dãy đồi Kim Sơn án ngữ, Phía đông có núi Long Cốt làm tiền án, phía nam có Nhạn Tháp...
Chủ nhân của vương quốc Champa và tòa thành này chính là CHẾ MÂN, phu quân của con. Đây là một vị quân vương anh hùng, nhân hậu. Chính người đã chỉ huy đoàn quân nước Chiêm đánh bại đại quân Nguyên Mông do Hốt Tất Liệt dẫn đầu. Sau khi thua trận, quân Nguyên Mông để lại cơ man nào là xác chết trên thành Thị Nại. Người cho quân đi nhặt từng xác chết thiêu lấy tro cốt cho vào hũ. Cấp thuyền và lương thực cho những tù binh sống sót trở về quê.
Không những anh hùng và nhân hậu mà người còn là một vị quân vương đạo nghĩa. Minh chứng rõ nhất cho điều này là việc người tha chết cho một viên tướng của đạo quân Champa, đã câu kết với quân Nguyên Mông làm phản. Người chỉ thu hết quân và đuổi về quê làm ruộng*
Con về sống trong thành Đồ Bàn với ngôi hoàng hậu mang tên: PARAMECVARI. Được sống trong nhung lụa, trong tình yêu thương của phu quân. Đêm đêm hưởng tiệc dạ yến, có cung nữ múa hát giúp vui. Thời gian này chỉ kéo dài được gần một năm, sau một cơn bạo bệnh phu quân của con qua đời...
Đời người phụ nữ như hạt mưa sa, trong nhờ đục chịu. Con chịu cảnh góa bụa vào lúc chưa tới hai mươi....
-Thôi đủ rồi con đứng dậy đi
Khi tôi vừa chớm đứng dậy thì dẫm vào vạt áo và trượt ngã.............
.....................................................
Trời ơi ! thì ra nãy giờ tôi sống trong một giấc mơ. Người tôi ướt đẫm mồ hôi. Tôi ngồi dậy và phải mất một lúc tôi mới thoát khỏi ý nghĩ mình là Huyền Trân Công Chúa....Hôm qua tôi đi thăm Khu phế tích Thành Đồ Bàn và tu viện Nguyên Thiều nơi có cụm tháp Bánh Ít. Vào thắp nhang cho vị tổ sư Nguyên Thiều và lạy Phật xong, nơi tôi tìm đến đầu tiên là dưới chân Thích Ca Phật Đài, dưới bóng mát của bức tượng tỏa ra.
Nắng chiều xuống như chậm hơn khi bước chân của cảm xúc đầy vơi, đưa tôi tới mấy ngọn tháp Champa thuộc làng Tri Thiện xã Phước Quang, Tuy Phước Bình Định có tên gọi tháp Bánh Ít ( giống hình chiếc bánh ít ). Đây là quần thể tháp Champa còn nguyên vẹn nhất trên đất Bình Định vậy mà:

Ai tưởng đến tháp Chàm kia trơ trọi
Tháng ngày luôn rộng cửa đón ma Hời
Ai nhìn đến làn rêu thương lở lói
Trên thịt hồng nứt nẻ gạch Chàm tươi ( _ Chế Lan Viên )

Bốn ngọn tháp còn lại ngự trên đồi kế bên tu viện Nguyên Thiều, đều có của chính quay về hướng đông và có nhiều cửa giả với lối kiến trúc độc đáo của người Champa. Tháp chính cao 22m sừng sững tọa lạc trên đỉnh đồi. Xung quanh còn ba ngọn tháp nhỏ hơn. Với lối kiến trúc đa dạng và phong phú của người Champa. Hai ngọn tháp có hình dạng chiếc bánh ít ngọt trần và một ngọn có hình bánh ít mặn đã lột vỏ. Trải qua hơn một ngàn năm bốn ngọn tháp vẫn còn gần như nguyên vẹn, trước nghiệt ngã của thời gian.Tất cả cũng đã chứng kiến dưới chân mình biết bao dâu bể của cuộc đời cũng như những lời tỏ tình, lời thề ước, của biết bao đôi trai gái yêu nhau.
Thành Đồ Bàn giờ đây không còn được như cụm tháp Bánh Ít, chỉ còn là phế tích đánh dấu rằng nơi đây đã có sự hiện diện của một tòa thành, kinh đô của vương quốc hùng mạnh một thời. Nhìn vài pho tượng voi đá, sư tử đá, mấy bậc tam cấp,và một ngôi tháp Cánh Tiên trơ trọi., gợi nên trong tôi những dòng thơ của Chế Lan Viên :
Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bóng tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than...

Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
Những rừng thẳm bóng chiều tan hỗn độn
Lừng hương đưa rộn rã tiếng từ qui...( Chế Lan Viên )

Tôi nhớ tới bài hát Hận Đồ Bàn Của Xuân Tiên mà chạnh lòng :
Cả dĩ vãng là chuỗi ngày vô tận
Cả tương lai là chuỗi huyệt chưa thành
Cũng đương chôn lặng lẽ những ngày xanh … ( Chế Lan Viên )

Thành Đồ Bàn giờ đây:
Vẻ rực rỡ đã tàn theo năm tháng
Bao năm sau còn dội tiếng kêu thương... ( Chế Lan Viên )

Tôi thơ thẩn bên những di tích, nào chùa Nhạn Tháp phía nam thành, Chùa Thập Tháp phía tây bắc thành cổ. Ngôi chùa này được xây trên nền của mười ngôi tháp Chăm và bằng gạch cũ của chính mười ngôi tháp đó. Đứng trước bậc tam cấp chùa Thập Tháp, lòng tôi dâng tràn biết bao cảm xúc...
Từ khi gặp và đồng cảm với tập thơ Điêu Tàn của nhà thơ Chế Lan Viên, tôi rất thích tìm hiểu về những di tích, phế tích và cả những truyền thuyết gắn với vương quốc Champa. Day dứt trong tôi nhiều nhất chính là chuyện tình của công chúa Huyền Trân và ông vua Chế Mân khi nghe câu:
Tiếc thay cây Quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo ( Ca dao )
Hoặc :
Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần lửa rơm ( Ca dao )
Huyền Trân ngọc ngà kiều diễm thì không có gì phải bàn, nhưng Chế Mân một ông vua thời ấy làm chủ vương quốc Champa hùng mạnh và rộng lớn.Chủ nhân của tòa thành mà phía nam:
Đây chiến thuyền nằm mơ trên sông lặng
Bầy voi thiêng trầm mặc dạo quanh thành ( Điêu tàn - Chế Lan Viên )
Phía tây thành:
Nơi ngựa hý chuông rền vang trong gió ( Chế Lan Viên )
Còn vào trong thành:
Đây điện các huy hoàng trong ánh nắng
Những đền đài tuyệt mỹ dưới trời xanh ( Chế Lan Viên )
Vậy thì cớ sao ông lại bị ví với “thằng Mán, thằng Mường ) hay chỉ là “ Nước đục” nhỉ?Tôi cứ hỏi mình và tự đi tìm câu trả lời. Cuối cùng cũng phải chấp nhận rằng:
Thành Đồ Bàn cũng thôi không nức nở
Trong sương mờ huyền ảo lắng tai nghe
Từ một làng xa xôi bao tiếng mõ
Tan dần trong yên lặng của đồng quê ( Chế Lan Viên)

Tôi yêu quê tôi và yêu dải đất Nam Ngãi Bình Phú, yêu những truyền thuyết dân gian, yêu những câu dân ca và yêu cả những ca khúc, câu thơ gắn liền với lịch sử vùng đất ấy. Yêu lắm những người dân hiền hòa cần cù, chân thật và mến khách. Tôi đã đến, ra đi rồi trở lại, và sẽ còn trở lại nhiều lần nữa để hiểu thêm, yêu thêm về mảnh đất và con người nơi đây

* nguồn tư liệu sử dụng cho bài viết có tham khảo từ Internet
Huỳnh Xuân Sơn
13/7/2013

Huỳnh Xuân Sơn cảm nhận bài thơ Haiku Điềm Vui của nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh



Huỳnh Xuân Sơn cảm nhận bài thơ Haiku Điềm Vui của nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh


Cầm trên tay tập thơ Lời Ngắn Tình Dài của nữ sĩ tuổi tám mươi, Phan Thị Thanh Minh, theo thói quen tôi mở tập thơ và đọc trang bên trái. Trong trang 24 có bốn bài thơ ngắn và đọng lại trong tôi bài thơ
 Điềm Vui.
Chích bông ríu ran
Trên bồn trúc cảnh
Bình minh (Phan Thị Thanh Minh
Điềm Vui vỏn vẹn 10 từ cho ba ngắt ý theo lối thơ Haiku Việt.
Ngắt ý thứ nhất gợi cho ta thấy: Có một Điềm Vui sống động đang hiện hữu. Ít nhất có hai chú chim chích bông đang ríu rít trò chuyện với nhau. Hai và có thể nhiều hơn bởi Chích bông ríu ran, không thể lẻ loi một con mà có âm thanh “ríu ran” lan niềm vui sang người đang ngắm nhìn thưởng thức niềm vui ấy được.
Ngắt ý thứ hai là địa điểm cụ thể : Trên bồn trúc cảnh.
Họ nhà Trúc có nhiều chi nhưng trồng trong chậu cảnh thông thường người ta chọn Trúc quân tử.
Trúc quân tử gắn liền với giai thoại của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi khi đi sứ sang Trung Quốc ông đã xé bức hoành treo ở nhà quan Tể Tướng nước này. Nguyên do dẫn tới việc ấy vì bức hoành thêu con chim sẻ đậu trên ngọn trúc như thật, ông giơ tay bắt, những người có mặt cho là ông quê mùa phá lên cười. Lưỡng Quốc Trạng Nguyên kéo bức hoành xé toạc rồi quay sang giải thích rằng: “Cổ nhân vẫn cho trúc là bản sắc người quân tử, còn chim sẻ là đại diện cho hình dáng kẻ tiểu nhân. Tiểu nhân đâu thể đậu trên đầu quân tử….” Bức hoành ấy và cảnh chim sẻ đậu trên ngọn trúc đã xé đi và không còn ý nghĩa tốt đẹp từ ngày xa xưa ấy.
Nay nữ sĩ gợi lại trúc quân tử đại diện cho bản sắc người quân tử. Mà ở đây có lẽ là người quân tử Việt Nam, bằng hình ảnh “Trên bồn trúc cảnh” có bầy “Chích bông ríu ran” chứ nào phải bọn chim sẻ tiểu nhân cơ hội. Mặc dù hình dáng hai loài chim này vốn nhỏ bé như nhau, nhưng người ta chỉ nuôi chích bông làm cảnh, chứ chưa thấy ai nuôi chim sẻ bao giờ.
Thêm một Điềm Vui nữa đến với người chiêm ngưỡng bồn trúc cảnh, sau khi ngắm mấy chú chích bông nô đùa dưới ánh Bình minh. Bình minh! bắt đầu một ngày mới, mở ra ánh sáng rực rỡ sau những canh dài màn đêm bao phủ.
Ngắt ý thứ ba với hình ảnh “Bình minh” góp vào Điềm Vui của người chiêm ngưỡng một không gian mới, một thời gian mới, hòa cùng sự vật cụ thể Tĩnh là “Bồn trúc cảnh” và sự việc Động là đám “Chích bông ríu ran”.
Điềm Vui mới chỉ là điềm báo trước một niềm vui sẽ tới. Bồn trúc cảnh luôn hiện hữu, đám chích bông tụ tập ríu ran rồi sẽ bay đi. Bình minh lấp lánh phía chân trời rồi cũng trôi theo vòng quay của quỹ đạo để khép trọn một vòng quay.
Điềm Vui sẽ ở lại lâu, hay mau, còn tùy thuộc vào những sự vật, sự việc cụ thể muốn báo, nhưng tâm hồn người chiêm ngưỡng khoảnh khắc này thì ắt hẳn rất vui. Chỉ có niềm vui trong tâm hồn mới dẫn tới cảm nhận sự vật sự việc xung quanh vui theo .
Đại thi hào Nguyễn Du từng viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”! Nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh khi viết Điềm Vui hẳn bà đang vui lắm. Bất giác tôi nghĩ có lẽ sau một đêm với những giấc mơ ngọt ngào, nữ sĩ tỉnh giấc. Cũng là lúc ánh bình minh lấp ló. Cánh cửa ban công mở ra…Và rồi trước mắt nữ sĩ là Điềm Vui ập đến hòa cùng dư hương những giấc mơ. Tâm an nhiên tự tại, lòng rộn ràng niềm vui, Xung quanh cảnh vật ắt vui theo. Điềm Vui đã báo, ngày mới bắt đầu sẽ tràn ngập niềm vui đến bên người nữ sĩ dạt dào tình thơ.
Sài Gòn 30/8/2014.
Huỳnh Xuân Sơn



Cảm nhận bài thơ Hỏi Ai Không Nhớ? của nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh



Không theo thói quen mở tập thơ ra đọc như thường lệ, chiều nay cầm tới Gọi Xuân (nhà xuất bản HNV 2006) Của nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh tôi nhẩn nha đọc từng bài. Một… hai… chín… nhưng tới bài thứ 10 thì phải dừng lại vì xúc động, cứ bổi hổi, bồi hồi, làm như bài thơ ấy nữ sĩ viết cho riêng tôi vậy. Mân mê vết sẹo ngày nhỏ cắt cỏ đứt tay để lại, một hồi lâu,tôii mới mở máy gõ bài thơ ấy:


Hỏi Ai Không Nhớ?

Tuổi thơ tôi
Là củ khoai lang để dành trong ấm
Là con cua đồng đậu ngọn lúa nắng trưa
Là dảnh mạ non tỉa giắt sau bừa
Là đòn gánh tre, tay gầu chống hạn

Tuổi thơ tôi
Là mái trường là thầy là bạn
Là bướm là chuồn- con trong vở con bay
Là vui vẻ giận hờn thương nhớ đắm say
Xa mái trường rồi ôi tiếc hoài tuổi nớ
Trèo lên cây bắt tổ chim có nhớ
Cắt cỏ đứt tay lấy đất đắp vào
Anh đón đợi đầu làng miệng lấp lửng chào
Em đỏ mặt cúi đầu lẳng lặng
Thoang thoảng tình quê rứa mà sâu nặng
Bao nhiêu năm rồi ai nhớ ai quên
Chùm phượng hồng thắp lửa ngày đêm
Lòng tự dối lòng hỏi rằng ai không nhớ? (11/2/2006 - Phan Thị Thanh Minh)


Không biết bạn nghĩ sao ? Có cảm xúc thế nào? Sau khi đọc bài thơ tự do được viết bằng những câu từ thật đơn giản, nhưng tình thơ sâu nặng, gợi nhớ mênh mang này. Riêng tôi như đã nói ở trên.Từng câu thơ, từng ý thơ, đọc lên có cảm nhận rằng nữ sĩ viết về kỷ niệm của riêng tôi vậy! Mặc dù tôi biết điều đó không bao giờ xảy ra cả! Mùa xuân 2006 nữ sĩ lúc này đã bước qua tuổi thất thập cổ lai hy, hẳn đây là dòng hồi ức của nữ sĩ gửi gắm vào từng câu chữ. Biết là vậy nhưng thật khó thoát ra khỏi từng ý thơ. Ai không nhớ? Chứ tôi thì ào ào ký ức chảy về theo từng kỷ niệm của nữ sĩ với

Tuổi thơ tôi
Là củ khoai lang để dành trong ấm
Là con cua đồng đậu ngọn lúa nắng trưa
Là dảnh mạ non tỉa giắt sau bừa
Là đòn gánh tre, tay gầu chống hạn
Chỉ với một lời giới thiệu “Tuổi thơ tôi” đi kèm bốn câu thơ mà ta thấy giáp một năm với nhiều công việc đồng áng của nhà nông trong thơ. Này nhé “củ khoai để dành trong ấm” chắc hẳn là mùa đông, thật thích thú khi đi chăn trâu hay đi học về mà được mẹ dành cho củ khoai ngọt lịm như mật ủ trong ấm .. Nếu bạn đã có lần thưởng thức hẳn là khó quên trong suốt những năm tháng sau này.
Thế hệ tôi trở về trước đồng ruộng chưa sử dụng hoá chất như bây giờ, buổi trưa hè lũ trẻ chúng tôi thường trốn mẹ ra đồng bắt cua bắt cá ngộp nắng. Rất nhiều lần bị ăn roi nhưng vẫn không chừa. Thật thích thú khi bắt được bọn cá cờ, cá rô trong hang, hay bọn cua đu trên những cây lúa. Nữ sĩ một màu tuyết trắng trên tóc còn chưa quên. Làm sao tôi có thể quên được nhỉ? Còn bạn thì sao?

Nếu bạn là người thành thị hẳn bạn thật khó cảm câu thơ “là dảnh mạ non tỉa giắt sau bừa”. Tôi đi tập cấy từ khi cúi xuống cắm cây mạ mặt nước chạm ướt ngực, Rồi lớn lên vì phải làm hết phần việc mới được đi học, nên dù cấy úp mạ nhổ, hay cấy ngửa mạ sân, tôi không hề thua bất cứ ai trong làng, về cấy thẳng hàng hay cấy nhanh cũng thế. Vậy thì nay làm sao quên được nhỉ?

Với câu thơ “Là đòn gánh tre hay gàu chống hạn”. Bạn ở nông thôn hay thị thành cũng đều biết đòn gánh tre dùng để gánh, gánh bất kể thứ gì? từ mạ, cỏ nước. Riêng tôi thích nhất là lúc gánh lúa gặt về. Nhưng gầu chống hạn thì chỉ có những người lớn lên ở vùng quê khắc nghiệt mới biết. Gầu chống hạn không chỉ chống hạn những khi thiếu mưa. Quê tôi thậm chí còn tát nước vào ruộng ải nữa cơ. Những đêm đi tát nước dưới trăng cũng nên thơ lắm chứ không phải chỉ vất vả không đâu? Gầu sòng, gầu dai tha hồ trò chuyện. Câu chuyện tát nước đã được thi sĩ Bàng Bá Lân đưa vào thơ rằng

Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Làm sao ai có thể quên được đây nữ sĩ ơi? nữ sĩ nhớ, tôi nhớ và có lẽ ai một lần diện kiến cũng nhớ, chứ không chỉ có người đã từng trải qua những đêm tát nước chống hạn như thế mới nhớ…
Tuổi thơ sinh ra lớn lên ở nông thôn là thế, biết làm việc giúp gia đình trước khi biết chữ nữa. Nữ sĩ của chúng ta cũng không ngoại lệ chăng? Bởi bà đã nhớ những việc làm trước khi nhớ tới:

Tuổi thơ tôi
Là mái trường là thầy là bạn
Là bướm là chuồn- con trong vở con bay
Là vui vẻ giận hờn thương nhớ đắm say
Xa mái trường rồi ôi tiếc hoài tuổi nớ

Vâng cám ơn nữ sĩ với một khổ thơ có tới sáu từ "là" liệt kê những dấu ấn không phai thời tuổi thơ gợi nhớ! Làm sao có thể thiếu những kỷ niệm thân thương tuổi học trò với thầy với bạn dưới mái trường. Và đường đến trường đâu thể thiếu những lúc đuổi bướm, bắt chuồn chuồn,hái hoa dại bên đường đùa rỡn với nhau.

Nhà thơ Giang Nam còn ‘Nhớ những lần trốn học đuổi bướm cạnh cầu ao. Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”. Nữ sĩ gửi hình ảnh “con trong vở con bay”phải chăng không chỉ là mấy cánh bướm ép trong vở tặng nhau ngày ấy còn lại, hay nhớ những cánh bướm bạn tặng không may sau thời gian không còn nữa…Mà còn phảng phất đâu đây một người ở lại nhớ một người ra đi..Thời gian nghiệt ngã và vô tình lắm để cho tâm tư người nữ sĩ ‘thương nhớ đắm say”. Phải chất vào ký ức cả những nỗi giận, hờn vu vơ, từ thời tuổi ngọc hẳn “người ấy” đã có một chỗ đứng nhất định trong trái tim dạt dào tình cảm của nữ sĩ. Để giờ đây sau rất nhiều chục năm “xa mái trường rồi” nữ sĩ vẫn thốt lên “Ôi tiếc hoài tuổi nớ”! Ai cũng có một thời để nhớ, để thương để mà tiếc nhớ! Nhất là

Trèo lên cây bắt tổ chim có nhớ
Cắt cỏ đứt tay lấy đất đắp vào

Trời ạ! Con gái mà trèo cây bắt chim ư? không! Có lẽ là nữ sĩ ở dưới và có một “bạn ấy” trèo lên thôi! Là tôi đoán thế vì “suy bụng ta ra bụng người”mà. Nhưng hành động mà khi “cắt cỏ đứt tay lấy đất đắp vào”của nữ sĩ chắc là không sao, vì hồi ấy làm gì có băng cá nhân hay thuốc men gì, cứ lấy bùn đắp lại là xong. Nhưng tôi thì lại không may mắn như thế một lần, trong vô số lần đứt tay lấy đất đắp vào, tôi đã bị nhiễm trùng để lại vết sẹo tới giờ…

Tuổi thơ lam lũ nghịch ngợm là thế! Nhưng nét dịu dàng, e thẹn của một thiếu nữ bước vào tuổi cập kê, biết rung động trước người khác giới đã hiện diện trong thơ nữ sĩ ;

Anh đón đợi đầu làng miệng lấp lửng chào
Em đỏ mặt cúi đầu lẳng lặng

Hẳn đây là những kỷ niệm nữ sĩ khó quên nhất. Ngày ấy “đỏ mặt cúi đầu lẳng lặng” thì chắc rồi nữ sĩ ạ! Nhưng biết đâu bây giờ đọc những dòng này hai má nữ sĩ cũng lại nóng ran như thủa nào (có thể rất nhiều bạn cũng đoán thế giống tôi)
Thoang thoảng tình quê rứa mà sâu nặng
Bao nhiêu năm rồi ai nhớ ai quên?
Chùm phượng hồng thắp lửa ngày đêm
Lòng tự dối lòng, hỏi rằng ai không nhớ?

Một khổ thơ kết vẹn tình, trọn ý trả lời cho câu hỏi tựa đề đặt ra. Hỏi Ai Không Nhớ? Có lẽ ngay lúc này đây khi đi đến tận cùng nỗi nhớ,sau mấy chục năm của nữ sĩ thì Ai cũng nhớ nữ sĩ ạ! Bởi màu hoa phượng vốn là màu máu trong tim. Màu hoa của tuổi học trò, của những rung động đầu đời. Đã đang và sẽ “Thắp suốt ngày đêm” cùng với những “… tình quê rứa mà sâu nặng” “Lòng nhủ lòng”: Những ký ức ấy sẽ mãi in đậm trong mỗi người chúng ta phải không nữ sĩ ?

Một bài thơ tự do không quá cầu kỳ, trau chuốt câu từ, với một nhịp thơ nhẹ nhàng thanh thoát, cùng những câu thơ dài ngắn không phân định. Đã được nữ sĩ Phan Thị Thanh Minh đưa người đọc sống trong những kỷ niệm tuổi ấu thơ tới thời thiếu nữ. Có lam lũ của em bé quê, có cái hồn nhiên của tuổi học trò, có cái e ấp của thiếu nữ tuổi trăng tròn, Và hơn hết là tình cảm với quê hương nguồn cội. Tất cả, tất cả hoà quyện với nhau tạo nên bức tranh quê tuyệt vời mang tên Hỏi Ai Không Nhớ? Xin chân thành cám ơn câu hỏi vốn chỉ để hỏi của nữ sĩ đã gợi nhớ, nhắc nhớ...Tôi tin và mong bạn đọc cùng tin rằng Ai cũng nhớ!


Sài Gòn 21/10/2014

Huỳnh Xuân Sơn

Cảm Nhận Bài Thơ Em Từ Lục Bát Bước Ra Của Tác Giả Đan Thanh



1 Lục bát là lục bát ơi
Bắc cầu thương nhớ nối lời thơ ca
Nghìn năm vẫn cứ mặn mà
Dịu dàng đằm thắm, nõn nà, thanh xuân

2 Em từ lục bát bước ra
Mây hồng nắng lụa hai tà áo bay
Ngấn ngơ hoa bướm cũng say
Thoảng hương một suối tóc mây dịu dàng
Có em nắng rực rỡ vàng
Có em rừng núi xanh càng thêm xanh
Từ khi em nắm tay anh
Đất trời rạng rỡ, biển xanh dạt dào

3 Em từ lục bát bước ra
Má đào yếm thắm nết na thảo hiền
Gót sen lãng đãng bước tiên
Thơ ngây má lúm đồng tiền xinh xinh
Say vì sắc, đắm vì tình
Ngọt ngào em gọi: Ơi mình, mình ơi!


4 Em từ lục bát bước ra
Quần lĩnh, yếm thắm áo hoa rạng ngời
Môi xinh em mỉm miệng cười
Là mang dịu ngọt vào đời đó em


5 Em từ lục bát bước ra
Giản đơn chiếc áo bà ba dịu hiền
Em che vành nón nghiêng nghiêng
Ngát thơm một cõi bình yên cho đời


6 Em từ lục bát bước ra
Thắt lưng thiên lý điệu đà dễ thương
Em chê cuộc đời nhiễu nhương
Quần xệ, áo chẽn ra đường thấy ghê
Kín kín hở hở đem khoe
Hàng mới hàng xịn lăng xê quá trời
Lòng em tan nát, rối bời
Em thương lục bát giữa thời đảo điên

7 Em từ lục bát bước ra
Xinh đẹp quý phái như là bà tiên
Em chao con mắt liếc tình
Thế gian đổ quán xiêu đình vì em
Tháo yếm đào, bỏ vành khăn
Em thay áo chẽn short jean khoe đùi
Em chìm trong những cuộc vui
Đại gia, quan chức tới lui dập dìu
Ca dao buồn thỉu, buồn thiu
Trời ơi lục bát cũng tiêu mất rồi

8 Em từ lục bát bước ra
Em cởi yếm thắm vứt qua hàng rào
Mini cũn cỡn diện vào
Bơm ngực xẻ mắt…thành đào đại gia
Cưỡi xe SH tay ga
Cặp bồ quan chức dollar em xài
Nhìn em mà tưởng là ai..

9 Em từ lục bát bước ra
Bỏ con, bỏ vợ, bán nhà anh theo
“Yêu em mấy núi cũng trèo”
Nào ngờ duyên phận hẩm hiu thế này
Đâu rồi cái quạt cầm tay
Yếm đào, khăn vấn, cái dây lưng điều ?
Sáng mode nọ, chiều mode kia
Em người sành điệu lên bìa “thời trang”
Ở nhà đẹp, xài xe sang
Câu ca dao cũ bẽ bàng nhìn theo (Đan Thanh )

Lục Bát vốn là thể thơ có xuất xứ từ ca dao tục ngữ của dân tộc. Trải qua bao nhiêu những thăng trầm cùng dòng chảy lịch sử Thơ lục bát vẫn ngân vang tiếng nói của mình trên khắp mọi miền quê nước Việt Nam.
Hôm nay vẫn như mọi lần rong ruổi để đến với niềm yêu thơ của mình,tôi đã gặp bài thơ Em Từ Lục Bát Bước Ra của tác giả Đan Thanh một cựu học sinh trung học Phan Châu Trinh Đà Nẵng, Cựu Giáo Sinh Sư Phạm Qui Nhơn. Tôi thật sự bất ngờ bằng những vần thơ Lục bát mượt mà chị dắt tôi đi qua xuyên suốt nền văn hóa Việt Nam với trang phục hình ảnh và người thiếu nữ Việt trong mỗi giai đoạn lịch sử cho đến ngày nay…

Lục bát là lục bát ơi
Bắc cầu thương nhớ nối lời thơ ca
Nghìn năm vẫn cứ mặn mà
Dịu dàng đằm thắm, nõn nà, thanh xuân

Mở đầu chị giới thiệu về thơ lục bát, bao đời nay là cây cầu nối tình cảm đặc biệt, rất gần gũi với đời sống của người dân Việt. Dẫu nó cùng với nhân dân ta bị tới : "Một nghìn năm đô hộ giặc tàu. Một trăm năm đô hộ giặc Tây" , nhưng thơ Lục bát vẫn sống mãi và ngày càng : dịu dàng đằm thắm , ăn sâu vào tâm trí mỗi người dân, đặc biệt là những người xa xứ. Bởi thơ Lục Bát cũng chính là hồn dân tộc.
Hình ảnh người con gái Việt hiện đại, nơi phố thị, bước ra từ Lục Bát, với hình ảnh tà áo dài, được chị ví như mây hồng nắng lụa, mái tóc dài dịu dàng thướt tha trong gió, làm cho Hoa bướm cũng ngẩn ngơ say. Còn không gian thời gian phải bừng tỉnh. Và thiên nhiên cũng như cỏ cây đều rạng rỡ theo hình ảnh người thiếu nữ ấy

Em từ lục bát bước ra
Mây hồng nắng lụa hai tà áo bay
Ngẩn ngơ hoa bướm cũng say
Thoảng hương một suối tóc mây dịu dàng
Có em nắng rực rỡ vàng
Có em rừng núi xanh càng thêm xanh
Từ khi em nắm tay anh
Đất trời rạng rỡ, biển xanh dạt dào
Còn người thiếu nữ thôn quê bước ra từ lục bát thì sao? Chị miêu tả ngay như thế này

Em từ lục bát bước ra
Má đào yếm thắm nết na thảo hiền
Gót sen lãng đãng bước tiên
Thơ ngây má lúm đồng tiền xinh xinh
Say vì sắc, đắm vì tình
Ngọt ngào em gọi: Ơi mình, mình ơi!

Em là người con gái má đào và “gót sen lãng đãng” .Với chiếc yếm thắm, áo quần giản đơn, nhưng em là người con gái nết na, hiếu thảo, dịu hiền, nhẹ nhàng. Bấy nhiêu đã quá đủ để bất kỳ chàng trai nào cũng say vì sắc,đắm vì tình,Để mà se tơ kết tóc cùng em. Và, hiển nhiên rồi trong tổ ấm gia đình, có một người phụ nữ như vậy thì những lời nói dịu dàng mình ơi! mình à! Sẽ ngân nga như những giai điệu em ru bên tai các chàng thôi.Và nếu em giản đơn thêm một chút nữa với

Em từ lục bát bước ra
Quần lĩnh, yếm thắm áo hoa rạng ngời
Môi xinh em mỉm miệng cười
Là mang dịu ngọt vào đời đó em

Cái nết đánh chết cái đẹp. các cũ xưa dậy chẳng sai bao giờ.Giờ đây thơ chị nhắc lại điều này nữa. “Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. vâng tôi đồng ý với chị rằng chỉ cần Môi xinh em mỉm miệng cười.Là đủ để cùng nhau bước vào đời.

Em từ lục bát bước ra
Giản đơn chiếc áo bà ba dịu hiền
Em che vành nón nghiêng nghiêng
Ngát thơm một cõi bình yên vào đời

Bốn câu thơ trên được chị miêu tả cho hình ảnh của người phụ nữ đại diện cho ba thời kỳ trang phục khác nhau của lịch sử, gắn liền với Phụ nữ Việt.
Yếm Thắm Áo Tứ Thân Váy Đụp gắn liền với câu ca Quan Họ ngọt ngào một thời xa rất xa .
Trải qua một bước ngoặt “Cấm quần không đáy người ta hãi hùng” .Quần lĩnh , Yếm thắm, áo hoa lên ngôi
Rồi hình ảnh áo bà ba nón lá giản đơn ấy luôn gắn liền với Phụ nữ kể từ trước và sau khi xuất hiện tà áo dài, cho đến hôm nay nó vẫn là trang phục gợi cho chúng ta về hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam

Cả ba khổ thơ này chị đều lấy khuôn vàng thước ngọc của người thiếu nữ dịu dàng ,đoan chính như vẻ đẹp vốn có của nó từ xa xưa đến nay. Công dung ngôn hạnh làm đầu. và đạo tam tòng tứ đức, ông bà cha mẹ xưa đã răn dạy và đúc kết lại làm hình mẫu cho con cháu ngày sau noi theo. Cho tới ngày hôm nay những đức tính và vẻ đẹp ấy, vẫn mãi là biểu tượng mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình là đại diện cho tầng lớp ấy trong xã hội hiện đại.

Từ lâu có lẽ từ lúc có áo dài thì chưa có bất kỳ một văn bản nào quyết định nó là Quốc Phục. Xong ở bất cứ nơi đâu trên khắp thế giới, nói đến hình ảnh người con gái Việt Nam thì luôn gắn liền với tà áo dài tha thướt và chiếc nón lá duyên dáng.Áo dài đã đi vào thơ vào nhạc. Nếu muốn, ta có thể gặp ở bất cứ đâu và luôn luôn gắn với người con gái

Ta có thể đơn cử như thi sỹ Nguyên Sa với Áo Lụa Hà Đông
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.
Áo dài trong thơ Phạm Thiên Thư được nhạc sỹ Phạm Duy mô tả trong bài bài Ngày xưa Hoàng Thị “Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay,…”
Và ngay cả trong những vần thơ mộc mạc của nhà thơ Huy Cận cũng xuất hiện tà áo dài với:

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng)

Ngược về quá khứ xa nữa thì hình ảnh cô gái thôn quê trong thơ của thi sỹ Nguyễn Bính

Hôm qua em đi tỉnh về
Chờ em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi

Và xa hơn nữa thì không phải tà áo dài mà là quần lĩnh áo tứ thân, e ấp chiếc nón quai thao, tóc cột đuôi gà trong thơ Nguyễn Nhược Pháp.

Nho nhỏ cái đuôi gà cao
Em đeo cái dải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay em cầm chiếc nón quai thao.

Những hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm thức mỗi chúng ta. Mặc dù quần lĩnh áo the giờ đây không còn phổ biến nữa. Nhưng cũng không vì vậy mà hình ảnh người con gái Việt Nam xa rời với nó. Ngay cả người con gái thời @ ngày nay trong suy nghĩ nhạc sỹ trẻ sỹ Luân vẫn thấy :

Có chiếc áo dài tung tăng trên phố
Những lúc buồn vui vu vơ nào đó….
Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người (Áo Dài ơi –Sỹ Luân)

Tuyệt nhiên trong ca dao, tục ngữ, thơ ca thời tiền chiến, cũng như thời hiện đại, không hề xuất hiện bóng dáng hình ảnh người con gái Việt Nam với áo hai dây, quần xệ,áo chẽn, shortjean. Vậy mà hôm nay tôi đã bắt gặp tất cả những trang phục ấy trong phần sau này của bài thơ Em Từ Lục Bát Bước Ra khắc họa chân dung một bộ phận nhất định… người con gái Việt Nam hoàn toàn khác.

Em từ lục bát bước ra
Thắt lưng thiên lý điệu đà dễ thương
Em chê cuộc đời nhiễu nhương
Quần xệ, áo chẽn ra đường thấy ghê
Kín kín hở hở đem khoe
Hàng mới hàng xịn lăng xê quá trời
Lòng em tan nát, rối bời
Em thương lục bát giữa thời đảo điên

Một bộ phận thiếu nữ thời nay bị cuốn theo cơn lốc ngoại lai.Đua đòi, ăn diện, hở hang, được chị phản ánh theo từng cung bậc cảm xúc tư tưởng thay đổi theo cơn lốc bùng phát của thời hội nhập và phát triển. Các bạn trẻ này đã có diễn tiến tâm lý thay đổi từ thấp tới cao trào .Ở khổ trên mới chỉ là quần xệ áo chẽn,nửa kín nửa hở…Nhưng trong lòng vẫn còn cảm thấy phân vân về sự thay đổi này .Giữa thời cuộc đảo điên còn cảm thấy cái hồn dân tộc cái bản chất người phụ nữ Á Đông vương vấn.Nhưng có lẽ vì:

Em từ lục bát bước ra
Xinh đẹp quý phái như là bà tiên
Em chao con mắt liếc tình
Thế gian đổ quán xiêu đình vì em
Tháo yếm đào, bỏ vành khăn
Em thay áo chẽn short jean khoe đùi
Em chìm trong những cuộc vui
Đại gia, quan chức tới lui dập dìu
Ca dao buồn thỉu, buồn thiu
Trời ơi lục bát cũng tiêu mất rồi

Các nàng thấy sự thay đổi này sẽ biến mình thành “xinh đẹp quý phái” và chắc chắn sẽ hóa thành Tiên. Và chỉ một cái liếc mắt đưa tình thì cả “thế gian đổ quán xiêu đình” . Suy nghĩ như vậy thì việc mà các cô gái này bị cuốn đi như cơn lốc là tất yếu. Chị diễn tả sự thay đổi này bằng hành động dứt khoát của họ là: “Tháo yếm đào, bỏ vành khăn

Em thay áo chẽn short jean …”. Khi mà tâm lý, tư tưởng và khát vọng của con người thay đổi từ trong ra ngoài như vậy thì việc bị cuốn theo trào lưu sa ngã là tất yếu và hậu quả trước mắt sẽ là: “Chìm trong những cuộc vui”…việc sa ngã này được chị diễn tả theo tâm lý và sự logic rất rõ ,từ những lần chìm trong cuộc vui sẽ dẫn tới đại gia và một bộ phận quan chức tha hóa biến chất , lắm tiền nhiều của tới lui dập dìu…tới mức này rồi thì bất cứ cô gái nào cũng chẳng còn nhớ mình từ đâu ra và mình cần giữ gìn phẩm hạnh như thế nào nữa…vậy là câu lục bát mà từ đó em bước ra đã hoàn toàn biến mất trong mắt họ. Hậu quả của việc mất gốc này chưa hết. Chị nhấn thêm một bước nữa cho ta thấy hậu quả nặng hơn

Em từ lục bát bước ra
Em cởi yếm thắm vứt qua hàng rào
Mini cũn cỡn diện vào
Bơm ngực xẻ mắt…thành đào đại gia
Cưỡi xe SH tay ga
Cặp bồ quan chức dollar em xài
Nhìn em mà tưởng là ai..

Ở trên chị dùng động từ nhưng mới chỉ là tháo bỏ ra thôi.Ngầm thông báo tôi tháo ra, tôi thay đổi đấy nhưng khi cần tôi dừng lại và tôi sẽ mặc lại…cũng đồng nghĩa còn có sự lưỡng lự suy xét. Xong ở đây thì trước những cám dỗ vật chất lớn hơn, không còn là cuộc vui mê đắm, hay đại gia, quan chức săn đón nữa. Mà nó được nâng cấp lên thành Xe tay ga SH rồi tiền thì cũng là tiền ngoại Dola chứ không còn đồng bạc nữa nên các cô sẵn sàng :Cởi yếm thắm mà Vứt qua hàng rào ...Thay vào đó là Mi ni cũn cỡn, rồi bơm ngực xẻ mắt và để mình thành Đào đại gia.Sự thay đổi chóng mặt này quả thật là không thể hình dung ra, chứ nói gì đến nhìn em mà mong nhận ra em bởi em đã không còn nhớ mình đã từ lục bát bước ra nữa. Và hậu quả nặng nề nhất của sự mất gốc và tha hóa của một bộ phận quan chức và một số thiếu nữ đua đòi ngày nay được chị viết

Em từ lục bát bước ra
Bỏ con, bỏ vợ, bán nhà anh theo
“Yêu em mấy núi cũng trèo”
Nào ngờ duyên phận hẩm hiu thế này
Đâu rồi cái quạt cầm tay
Yếm đào, khăn vấn, cái dây lưng điều ?
Sáng mode nọ, chiều mode kia
Em người sành điệu lên bìa “thời trang”
Ở nhà đẹp, xài xe sang
Câu ca dao cũ bẽ bàng nhìn theo

Gia đình tan nát vợ chồng con cái sẻ bầy rẽ nhánh.Cuối cùng là hình ảnh người phụ nữ Á Đông hoàn toàn biến mất. Dẫu nó đã là hình ảnh đẹp đẽ bao đời ăn sâu vào lòng người dân Việt nhưng giờ thì cũng phải chịu bẽ bàng nhìn theo .

Một bài thơ Lục Bát khá dài với chín khổ thơ, với những câu thơ mộc mạc giản dị, từ ngữ không trau chuốt,không sáo rỗng nhưng chứa đựng trong nó cả một chuỗi lịch sử người phụ nữ Việt Nam. Qua những ý thơ, tình thơ sâu sắc. Hồn thơ gợi mở nó đã dắt tôi đi theo những cung bậc cảm xúc của tác giả muốn nhắc lại hình ảnh quá khứ, những nét đẹp trong sáng của người phụ nữ duyên dáng đã bao đời nay trong lòng người dân Việt Nam.Những đức tính tốt đẹp cần phát huy và gìn giữ

Điều quan trọng là phần hai của bài thơ. Tác giả với nỗi lòng của người Bà, người Mẹ, người Chị cùng với trăn trở của một cô giáo già và trên hết là trăn trở suy tư của người Phụ nữ Việt Nam.Chị đã khắc họa và lên án một bộ phận giới trẻ ngày nay ăn chơi, đua đòi, dẫn đến sa ngã, cùng một số quan quyền biến chất cũng như lắm tiền nhiều của. Để rồi bị cuốn theo cơn lốc ngoại lai kệch cỡm. Đạp đổ hết thuần phong mỹ tục mà ông cha ta đã dày công vun đắp, rồi hậu quả là hư hỏng và sẽ là gánh nặng cho xã hội.

Cuối cùng bao giờ cũng thế trong một vườn hoa tươi thắm vẫn có vài cọng cỏ dại.

Đơn cử lỗi kỹ thuật là luật bằng trắc sai ở một số câu nhất định : Em cởi yếm thắm….Bơm ngực xẻ mắt …Và ngay câu mở đầu Lục bát là lục bát ơi !....Tuy nhiên những lỗi này không làm mất đi vẻ đẹp của câu thơ.Phải chăng ở đây tác giả cố tình sai để tăng ý nghĩa câu thơ mà tác giả muốn nhấn mạnh

Đó chỉ là những hạt sạn nhỏ trong một dặm đường dài, nên ta có thể không để ý tới và còn một điều nữa đó là bài thơ quá dài vốn nó vẫn có thể rút gọn lại…

Là một bạn đọc yêu thơ tôi xin cám ơn Tác giả Đan Thanh với bài thơ Em từ Lục Bát Bước Ra, đã cho tôi có cơ hội chiêm nghiệm về cuộc sống, về xã hội, về người phụ nữ Việt Nam, qua những cảm xúc thơ ca của chị.Có thể tôi chưa hiểu hết những gì chị muốn gửi gắm vào bài thơ này. Xin hãy coi đây là tình cảm của cá nhân tôi, dành cho một bài thơ mà tôi tâm đắc

Sài Gòn 22/10/2013
Huỳnh Xuân Sơn