Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Cảm Nhận Bài Thơ Bờ Tượng Đá Của Tác Giả Tạ Ngọc Vân



Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam thì ở nước ta có tới ba Hòn Vọng Phu.Một hòn Vọng Phu ở Tam Thanh Lạng Sơn. Một ở Phù Cát Bình Định và một ở trên dãy Đèo Cả thuộc Khánh Dương…

Dựa theo truyền thuyết này nhạc sỹ Lê Thương đã viết lên bản trường ca Hòn Vọng Phu.Đây là bản trường ca viết về Sự Tích Hòn Vọng Phu thành công nhất…Nó đã đi vào trong lòng biết bao thế hệ, từ thời tiền chiến cho đến ngày nay…Bao nhiêu tình tiết, bao nhiêu ca từ để diễn đạt, đưa người nghe đến với cảm xúc của người Chinh Phu, lên đường ra trận trong trống rong cờ mở hào hùng…và hình ảnh người Chinh Phụ chờ chồng đến hóa đá…

Thế mà chỉ bốn câu thơ của Tác giả Tạ Ngọc Vân đã vẽ lên trước mắt tôi toàn cảnh bức tranh Hòn Vọng Phu với bài thơ:

Bờ Tượng Đá

Chinh Phu ruổi ngựa Hồng Hoa

Nàng bồng con đứng nhạt nhòa bóng mây

……………………

Cuối rừng lau lách đìu hiu

Nàng nghe như vó ngựa đâu trở về (Tạ Ngọc Vân)





Mở đầu anh viết ngay:” Chinh Phu Ruổi ngựa Hồng Hoa”.Tôi thấy hình ảnh người Chinh Phu Lên đường ra trận theo lệnh của nhà vua.Tác giả dùng từ ruổi ngựa ở đây diễn tả việc người Chinh Phu theo đoàn quân ra trận dài ngày, quả thật không còn từ nào diễn tả hay hơn…Ở câu thứ hai gợi cho ta thấy cảnh chia tay và chờ đợi của người Chinh Phụ với người Chinh Phu ….và thời gian vẫn cứ trôi theo qui luật của trời đất đến khi ta bắt gặp hình ảnh trong câu sau: “Nàng bồng con đứng nhạt nhòa bóng mây” ta bỗng giật mình bởi :Nếu chỉ “nàng bồng con đứng” không thì ta mới chỉ cảm nhận sự chờ đợi thôi.Nhưng ở cụm từ “Nhạt nhòa bóng mây” ta thấy ngay hình ảnh Hòn Vọng Phu trên đỉnh núi cao ngóng nhìn về phía chân trời xa chờ đợi người đi chinh chiến trở về …sự ngóng đợi nó thể hiện ở mọi không gian và thời gian khi mà chỉ cần một cơn gió thoảng qua, hay một chiếc lá trở mình rơi nhẹ cũng khiến Chinh Phụ nghe như tiếng vó ngựa trở về của người Chinh Phu…

Hai cặp lục bát không ăn vần với nhau và ngăn cách nhau bằng hàng dấu chấm. Cho người đọc dễ cảm nhận thời gian cách xa.. và anh viết

Cuối rừng lau lách đìu hiu

Một câu thơ sáu chữ thôi đã cho tôi thấy một khoảng không gian mênh mông từ đỉnh núi cao vời vợi dõi nhìn về phía chân trời xa thẳm. từ: “cuối rừng” tác giả dùng miêu tả một tầm nhìn xa… Với tầm nhìn này ta chỉ còn nhìn thấy “Lau lách” và với tâm trạng chờ đợi thì khung cảnh này “đìu hiu”là tất yếu bởi “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”…Khi đợi chờ thì bao giờ và với bất kỳ ai cũng vậy. Trong tiềm thức của họ bao giờ cũng là niềm hy vọng nên có khi chỉ cần một cơn gió nhẹ, hoặc tiếng âm u vang vọng của núi rừng thôi mà người đợi chờ cứ ngỡ tiếng “vó ngựa đâu trở về”.Một câu kết thoáng qua ta nghe như có hậu. nhưng không ở đây là “Nàng” nghe Như… Một chữ như thôi trôi đi hết hi vọng bởi sự thật là mới “Nghe như” …Xót xa bởi chờ đợi , và chờ đợi đến hóa đá. Khi đã thành Tượng Đá đứng trên đỉnh núi cao dẫu mưa sa dẫu gió giật…mặc…Nàng chỉ dõi mắt ngóng chồng …Nhưng khi trời quang, gió lặng đến nỗi “lau lách đìu hiu” thì trong xa tít phía chân trời bức tượng đá vẫn cảm thấy trong tiếng gió, tiếng âm vang của núi rừng. Và có khi cả tiếng sóng biển ầm ì ngoài xa – (Sự tích Vọng Phu Bình Định). Cũng lay động tâm trí của bức tượng đá , đến nỗi: “Nàng nghe như vó ngựa đâu trở về.” Ở đây cũng chính là nỗi lòng của biết bao thế hệ người Chinh Phụ ngóng chờ người Chinh Phu...Và nỗi ước mong này nó vẫn tồn tại ngay cả khi người Chinh Phụ đã hóa đá trong mòn mỏi đợi chờ

Một sự tích đau khổ tôi đã được nghe kể đến thuộc nằm lòng, dẫn đến sự ra đời một bản trường ca bất hủ của người nhạc sỹ tài ba (Hòn Vọng Phu- Nhạc Sỹ Lê Thương) tôi đã nghe đi nghe lại đến thuộc lòng từng lời ca…từng nốt nhạc…vậy mà hôm nay ở đây, khi tôi gặp bài thơ ngắn. Tác giả Tạ Ngọc Vân viết về Bờ Tượng Đá của Anh.Đã làm tôi rung động theo lời thơ, theo ý thơ và hơn hết là tôi đã cảm nhận được cả sự tích Hòn Vọng Phu và giai điệu bản trường ca Hòn Vọng Phu trong thơ anh..Nên tôi đã đồng hành cùng nó qua bài viết này. Và giờ đây ngay lúc này bên tai tôi lại vang lên bản trường ca hào hùng bất hủ : Hòn Vọng Phu….

“Lệnh vua hành quân trống kêu dồn,
Quan với quân lên đường,
..........

Người tung hoành bên núi xa xăm,
Người mong chồng còn đứng muôn năm. (trích…Hòn Vọng Phu-của nhạc sỹ Lê Thương)

Sài Gòn tháng 10/2013

Huỳnh Xuân Sơn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét