//\/\\ỘT LẠY TÌNH BƠ VƠ
Viết tặng một chuyện tình
Thật đẹp và thật buồn!
Ngày xưa Em còn bé
Cùng Anh chơi nhà chòi
Em thường hay làm Mẹ
Và gọi Anh con trai
Bánh quà từng gói nhỏ
Xếp đầy làn con con
Em làm Mẹ đi chợ
Anh xách giỏ lon ton
Lớn chơi trò đám cưới
Em nàng dâu nhu mì
Anh vai chàng rể mới
Nhẫn lá cũng cầu kỳ
Rước dâu bằng hoa kiệu
Anh vòng tay Em ngồi
Với khăn che làm điệu
Giấy đỏ thắm son môi
Em làm Mẹ làm Vợ
Trước khi làm người yêu
Biết thẹn thùng mắc cỡ
Lúc bạn bè đùa trêu
Ngày Anh vào quân ngũ
Nước mắt ướt khăn hồng
Ngắm vầng trăng thầm nhủ
Quyết trọn nghĩa vợ chồng!
Trăng tròn rồi trăng khuyết
Em hoá thân Vọng Phu
Dõi theo Anh biền biệt
Cả bốn mùa xuân thu...
Bằng tấm lòng người Mẹ
Em chăm chút cho Anh
Bằng tình cô Vợ trẻ
Em nồng nàn yêu Anh!
Từng giờ Em mong đợi
Ngày Anh về đoàn viên
Không còn đêm vời vợi
Anh trở về bình yên!
Tin về giữa ngày thu
Đâu ngờ thành tử sĩ
Ngàn năm Anh ngủ kỹ
Chôn tình trong khăn xô!
Em quyết làm sương phụ
Đếm đông tàn xuân sang
Mặc bao lời khuyên nhủ
"Tuổi đời còn thanh tân"
Hôm nay ngày tưởng niệm
Anh vì nước hy sinh
Em ngở tình đã lịm
Bỗng ngọt ngào lung linh
Hương Ngọc Lan Anh thích
Cùng nem chả quê mình
Nghĩa trang chiều tĩnh mịch
Có nghe Em khóc tình?
Kỷ niệm xưa sống lại
Anh gọi Mẹ là Em...
Cô dâu cài hoa dại
Chú rể khờ quì bên!
Chàng rể nằm trong mộ
Nàng dâu lặng trước mồ
Một lạy Chồng của Vợ
MỘT LẠY TÌNH BƠ VƠ!
Hoàng hôn đầy quạnh quẽ
Em gọi Mình! Mình ơi!
Thảo Hoa Trang, Thu 1997
Một Lạy Tình Bơ Vơ được tác giả gửi gắm ý thơ cho thể thơ ngũ ngôn chuyên chở! Một thể thơ đòi hỏi phải Cô Từ Nén Ý !
Tác giả Tố Ngọc Trần qua đó vừa kể lại một chuyện tình Bi Thương! Không! Là một lời tự sự của chủ thể trữ tình Em và cuôc tình Thật Đẹp và Thật Buồn của mình? Mà hình như cả hai đều không phải ? Mà hình như đúng thế?
Nhưng nếu lưu tâm ta sẽ thấy nhiều nhiều lắm những chuyện tình bi thương như thế trên khắp đất nước này! Đất nước mà chỉ tính riêng thế kỷ hai mươi có tới ba cuộc chiến, chưa nói tới mang quân đi "làm nhiệm vụ quốc tế" !
Một Lạy Tình Bơ Vơ! lại được bắt đầu từ thuở ấu thơ của hai nhân vật trữ tình!
Ngày xưa Em còn bé
Cùng Anh chơi nhà chòi
Em thường hay làm Mẹ
Và gọi Anh con trai
Bánh quà từng gói nhỏ
Xếp đầy làn con con
Em làm Mẹ đi chợ
Anh xách giỏ lon ton!
Một Lạy Tình Bơ Vơ được vào đề trực khởi tác giả giới thiệu ngay về hai nhân vật trữ tình của mình! Bài thơ ra đời năm 1997 nếu tạm tính tác giả cùng thời với nhân vật suy ra nhân vật trữ tình đã có tuổi thơ ít bị ảnh hưởng bởi thế giớ ảo như những thế hệ trẻ những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt!
Thủa ấu thơ thời ấy mấy ai không chơi trò chơi !
Nhưng bất ngờ ở đây lại là trò chơi Nhà Chòi ! Một gia đình trong trò chơi ấy có mẹ, có con và Em thì Làm Mẹ. Tất nhiên tất cả tình cảm hành động lời nói của Em giành cho anh đều như một người Mẹ giành cho con!
Và trong vô vàn trò chơi con trẻ ngày ấy không thể thiếu trò chơi Đám Cưới!
Lớn chơi trò đám cưới
Em nàng dâu nhu mì
Anh vai chàng rể mới
Nhẫn lá cũng cầu kỳ
Rước dâu bằng hoa kiệu
Anh vòng tay Em ngồi
Với khăn che làm điệu
Giấy đỏ thắm son môi
Những câu từ suôn mượt, không cầu kỳ hoa mỹ chở ý thơ reo vui trong chò trơi ngày ấy vào thơ hôm nay cứ như sự thật Em đã và đang làm cô dâu làm vợ trong đời chứ không phải trò chơi nữa.
Em làm Mẹ làm Vợ
Trước khi làm người yêu
Biết thẹn thùng mắc cỡ
Lúc bạn bè đùa trêu
Vâng có lẽ họ đã bên nhau đi qua suốt những năm tháng tuổi thơ rồi đến lúc biết "mắc cỡ" Hạnh phúc làm mẹ làm vợ trong trò chơi năm nào đeo mang theo em tới đâu? Xin gửi lại câu hỏi nơi này để cùng tác giả vào sâu hơn trong Một Lạy Tình Bơ Vơ..
Ngày Anh vào quân ngũ
Nước mắt ướt khăn hồng
Ngắm vầng trăng thầm nhủ
Quyết trọn nghĩa vợ chồng!
Trăng tròn rồi trăng khuyết
Em hoá thân Vọng Phu
Dõi theo Anh biền biệt
Cả bốn mùa xuân thu...
Bằng tấm lòng người Mẹ
Em chăm chút cho Anh
Bằng tình cô Vợ trẻ
Em nồng nàn yêu Anh!
Từng giờ Em mong đợi
Ngày Anh về đoàn viên
Không còn đêm vời vợi
Anh trở về bình yên!
Làm Trai thời ly loạn anh cũng như hàng triệu triệu người thanh niên trai tráng khác phải từ giã quê hương gia đình lên đường ra trận..Vâng những người lính trẻ lên đường ngày ấy không chỉ mang theo ánh mắt của người cha như Phùng Khắc Bắc "Bố Tôi nhìn tôi bằng cái nhìn vuốt mắt" mà còn mang theo hình dáng những người bà, người mẹ, người vợ, người yêu cùng những người bạn, người em và người thầm thương trộm nhớ!
Anh là một trong số ít những người lính có người yêu trước khi ra chiến trường! Tác giả đã nói đủ nói hết về nỗi niềm của Em - người ở lại!
Rồi điều không mong muốn nhất lại bất thình lình ập tới!
Tin về giữa ngày thu
Đâu ngờ thành tử sĩ
Ngàn năm Anh ngủ kỹ
Chôn tình trong khăn xô!
Em quyết làm sương phụ
Đếm đông tàn xuân sang
Mặc bao lời khuyên nhủ
"Tuổi đời còn thanh tân"
Tám câu thơ chở cả một khối tình nặng trĩu những đớn đau của Em đại diện cho rất nhiều người phu nữ nhiều thế hệ có người yêu, có chồng, có anh, có em và có con ra trận không về!
Nỗi đau ấy là một vết thương găm sâu hun hút, vò xé bóp nghẹt và làm bỏng rát trái tim Em bao ngày bao tháng bao năm sau nữa kể từ " Ngày thu" "Em quyết làm sương phụ" ngồi gặm nhấm nỗi đau và "đếm đông tàn xuân sang ấy? Tác giả không viết ! Em không nói! phải chăng họ đã không thể đong đếm ?
Văng vẳng đâu đây lời ca nghẹn ngào trong Tưởng Như Còn Người Yêu
Cao nguyên hoang lạnh ơ thờ
Như môi góa phụ nhạt mờ vết son
Tình ta không thể vuông tròn
Say đi mà tưởng như còn người yêu.
Dài hơi hát khúc thương ca
Thân côi khép kín trong tà áo đen
Chao ôi ! Thèm nụ hôn quen
Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ (Phạm Duy phổ thơ Lê Thị Ý)
Trong hững lời ca nghẹn ngào ấy còn có chút May Mắn cho người góa phụ "Ngày mai đi nhận xác chồng" ! Nhưng Em của Tố Ngọc Trần không có được cái may mắn đau đớn ấy!
Không rõ bao nhiêu Đông tàn xuân đến để Em ngỡ tình đã lịm nhưng không "kỷ niệm xưa sống lại"
Hôm nay ngày tưởng niệm
Anh vì nước hy sinh
Em ngỡ tình đã lịm
Bỗng ngọt ngào lung linh
Hương Ngọc Lan Anh thích
Cùng nem chả quê mình
Nghĩa trang chiều tĩnh mịch
Có nghe Em khóc tình?
Kỷ niệm xưa sống lại
Anh gọi Mẹ là Em...
Cô dâu cài hoa dại
Chú rể khờ quì bên!
Ba khổ thơ nói đủ nói hết về sự hồi sinh trở lại của một chuỗi kỷ niệm trong dòng hồi ức của Em!
Người viết không dám lạm bàn thêm nữa em khoét sâu thêm vào vết thương chưa liền sẹo của Em người Sương Phu có lẽ cũng không khác là bao so với người phụ nữ hiện hữu trong thơ Lê Thị Ý
"Say đi để thấy mình không là mình
Say đi cho rõ người tình
Cuồng si độ ấy hiển linh bây giờ "
Rồi thì "Mùi hương, cứ tưởng hơi chồng.
Nghĩa trang mà ngỡ như phòng riêng ai!"
Nỗi niềm người Sương Phụ nặng trĩu đớn đau còn đang trải dài như vô tận...
Nhưng khổ thơ kết của dòng tự sự thì đã hiện hữu ngay đây!
Chàng rể nằm trong mộ
Nàng dâu lặng trước mồ
Một lạy Chồng của Vợ
MỘT LẠY TÌNH BƠ VƠ!
Hoàng hôn đầy quạnh quẽ
Em gọi Mình! Mình ơi!
Những câu thơ làm nhiệm vụ kết bài, đồng thời cũng làm luôn nhiệm vụ của cây cọ vẽ những nét cuối cùng hoàn thiện một bức tranh mang gam màu buồn của tác giả !
Bài thơ dài có thể nói quá dài nếu chỉ để chở thông điệp về một cuộc tình dẫu trong thời ly loạn! Nhưng lại là quá ngắn so với nỗi niềm của Em chủ thể trong bài! "Nàng dâu lặng trước mồ" Người mà đang "Một lạy tình bơ vơ" ấy ! đại diện cho rất nhiều những người phụ nữ Việt chờ đợi người yêu, người chồng ra trận đã không may mắn trở về.
Một ý thơ không mới, một thể thơ cổ nhưng qua sự sắp xếp tài tình của tác giả đã chở theo một câu chuyện tình sâu nặng, lắng dần, lắng dần những nỗi đau không dễ nguôi ngoai, những vết thương tươi mới hoài trong trái tim người trong cuộc vào Một Lạy Tình Bơ Vơ. Khiến cho có lẽ không chỉ mình tôi mà còn có thêm nhiều bạn đọc khác nữa đồng cảm cùng Em chủ thể trữ tình trong thơ của tác giả...
Là phụ nữ sinh ra trong chiến tranh và lớn lên khi tiếng bom ngừng rơi tiếng đạn đã ngừng nổ. Những cảm nhận khi thả cảm xúc trôi theo Một Lạy Tình Bơ Vơ có nhiều phần còn phiến diện một chiều thông qua phim ảnh và sách vở ..
Người viết rất mong nhận được sự lượng thứ từ tác giả và bạn đọc nếu như có góc nhìn khác biệt !
Sài Gòn đầu xuân 2019
Huỳnh Xuân Sơn
thơ rất hay
Trả lờiXóa