Trên thảo nguyên mênh mông của thơ
ca, nhạc, họa . Ta có thể thấy, có thể gặp, ở bất kỳ nhà thơ, nhạc sĩ hay họa sĩ nào đều có
tác phẩm viết, vẽ về mùa xuân.
Thường thì bản thân nhạc sĩ đã là một nhà thơ. Nhưng là nhà thơ
thì chưa phải là nhạc sĩ. Một bản nhạc, một bài thơ thì có thể cho người đọc
cảm nhận một bức tranh trong đó, nhưng một bức tranh thì người ngắm thông thường
không thể cảm nhận thấy một bài thơ, hay bản nhạc trong đó.
Tôi nói dông dài vậy, bởi thông thường
thì cả ba nghề gắn trước chữ SĨ : Họa sĩ, Nhạc sĩ và Thi
sĩ luôn có sự gắn bó tương quan hỗ trợ nhau bằng cách này hay cách khác. Nhưng
thật hiếm khi một người có thể đạt được cả ba điều.
Nhưng, bất kỳ điều gì đều có ngoại
lệ của nó, và Văn Cao (1923-1995) là một người mà ta có thể gọi
Nhạc sĩ Văn Cao
Thi sĩ Văn Cao
Họa sĩ Văn Cao
Đều đúng cả. Điều đặc biệt dù với tên gọi nào thì tác phẩm của
ông đều nổi tiếng.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông không
bằng phẳng, mượt mà, đẹp đẽ như thơ,
nhạc, tranh của ông.
Khi làm họa sĩ, tranh của ông được
báo chí trong, ngoài nước khen ngợi. Song ông vẫn phải đứng bán những đứa con
tinh thần của mình, ở lề đường, khắp thành phố Hải Phòng hay Hà Nội. Kiếm từng
đồng để mưu sinh trong nghèo khó.
Thời gian này ông cũng là một thi
sĩ .Thơ của ông vẫn sống mãi tới bây giờ. Một vài bài thơ tiêu biểu ta có
thể biết đến: “Năm Buổi Sáng Không Có
Trong Sự Thật”, “Một Đêm Đàn Lạnh Trên Sông Huế” hay Ai Về Kinh Bắc….
Và rồi Bản nhạc đầu tay Buồn Tàn Thu
ra đời năm 1939, cột mốc chính thức đưa
tên Văn Cao dần trở thành một trong
những nhạc sĩ tên tuổi của nền tân nhạc Việt Nam. Nhưng ông cũng chưa thể sống
bằng thơ, nhạc của mình.Theo lời ông thì mãi tới năm 1976 ông lần đầu tiên mới nhận được 100rup tiền nhuận bút của bản
nhạc Mùa Xuân Đầu Tiên được xuất bản ở Liên Xô…
Theo dòng trôi của cuộc đời cũng
như thời cuộc. Sau năm 1954 ông ít viết, làm thơ hay vẽ…suốt từ năm 1958 tới
cuối năm 1975 ông đã khai sinh một tác phẩm âm nhạc mà mãi gần đây mới được phổ
biến. Đó là bản Mùa Xuân Đầu Tiên. Tác phẩm này như là lời tiên tri của ông vậy. Lần đầu tiên một mùa
xuân thanh bình trên khắp dải đất hình chữ S.Những điều nhỏ nhặt, những ước
mong bình thường nhất cũng lần đầu tiên được hiện diện. Lần đầu tiên ông có
tiền nhuận bút. Sau bao nhiêu thăng trầm của ca khúc thì cuối cùng nó cũng được
chính thức phổ biến.
Giai điệu dìu dặt, nhẹ nhàng của ca
khúc cùng đi với ca từ là những câu thơ mượt mà nhưng không kém phần sâu nặng .
Mùa Xuân Đầu Tiên
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu
tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu
tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người .
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông. (Văn Cao)
Ca khúc Mùa Xuân Đầu Tiên ra đời
cuối năm 1975 khi non sông nối liền một
dải, chiến tranh chấm dứt trên khắp mọi miền đất nước. Mùa Xuân Đầu Tiên êm ấm,
thanh bình của cả dân tộc. cũng như cuộc
đời sóng gió của chính tác giả (khi viết ca khúc này Văn Cao đã 53 tuổi)
Giờ đây ta hãy cùng hòa nhịp với trái
tim của người nhạc sĩ, nhà thơ, họa sĩ
đã 53 tuổi, xem ông cảm nhận những gì khi Mùa Xuân đến, mà với ông đây
là Mùa Xuân Đầu Tiên. Qua những ca từ ông viết giành cho bản nhạc này:
Mở đầu ca khúc là hai câu rất nhẹ
nhàng được kết thúc bằng hai từ “về”, ông dùng để diễn tả mùa xuân về:
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu
tiên
Với ông, lúc này có lẽ một cánh én
trên không. Cũng đủ để thấy mùa xuân rồi. Cánh Én luôn là biểu tượng của mùa
xuân, thấy én về là biết “mùa xuân theo” sau. Ở đây trong ông là “mùa vui nay
đã về” mặc dù chỉ là “mùa bình thường”. Nhưng có lẽ còn có niềm vui hòa bình nên mặc dù chưa thấy,
mai đào, chưa thấy pháo nổ đì đùng (thời đó chưa cấm pháo) thì mặc nhiên chỉ
một hình ảnh “én về” là đủ với ông và có lẽ rất nhiều người căm ghét chiến
tranh nữa. đã quá đủ cho một “mùa vui”. Là “mùa xuân mơ ước…đầu tiên” không còn
bom rơi, đạn nổ, không còn cảnh chết chóc nữa. Mùa xuân mơ ước ấy không chỉ là
mơ ước của riêng ông, mà nó là mơ ước của cả dân tộc , hôm nay khi mà: “ Mùa
xuân đang đến đầu tiên”..
Khi cảm nhận được “mùa Xuân mơ ước “
ông thấy ngay cảnh làng quê thanh bình :
Với khói bay trên sông, gà đang gáy
trưa bên song
một trưa nắng cho bao tâm hồn.
Hai câu vừa như tả cảnh làng quê
ven sông với tiếng gà gáy trưa, với những làn khói trắng từ những mái bếp đang
lan tỏa. Những âm thanh và hình ảnh ấy khi chiến tranh, thì có “mơ ước”cũng không có
dịp chiêm ngưỡng và nghe thấy. Nó đã bị tiếng súng tiếng bom và khói thuốc súng
che lấp mất. Nay quê hương hòa bình rồi, thì những âm thanh hình ảnh ấy mới rõ
nét cho người nhìn chiêm ngưỡng khi Xuân về.
Phải chăng còn một ẩn ý nữa vì mùa
Xuân luôn luôn về sau một mùa đông lạnh giá. Ai cũng khát khao ánh nắng Xuân ấm áp , nhưng cũng phải tới buổi trưa giá lạnh
mới tan hẳn và lúc này mới thật sự là “một trưa nắng cho bao tâm hồn”.
Mùa Xuân Đầu tiên vẫn đang ngân
vang :
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu
tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long
lanh.
Mùa Xuân về theo những cánh én, mùa
xuân cũng là mùa đoàn tụ xum họp của những người đi xa. Đi chiến đấu, đi làm
nhiệm vụ công tác hay mưu sinh xa nhà. Tất cả đều có mơ ước ngày xuân sum họp bên gia đình. Vào thời
điểm cuối năm 1975 những người lính xa nhà trở về sum họp với gia
đình, sau nhiều năm ở chiến trường không tin tức, hẳn không có niềm hạnh phúc nào bằng. Hình ảnh “giọt
nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh” quả thật là hình ảnh đẹp theo rất nhiều nghĩa, mặc dù
là “giọt nước mắt” nhưng là giọt nước mắt hạnh phúc và là “Niềm vui phút giây
như long lanh”. Cũng chính những giọt nước mắt ấy “sưởi ấm đôi vai anh”
Hình ảnh “Người mẹ nhìn đàn con nay
đã về” ngoài nghĩa là những bà mẹ của các anh lính , còn là hình ảnh Bà Mẹ Việt
Nam “nhìn đàn con nay đã về”.
Tác giả kết luận đó là những điều
mà những mùa xuân trước đây, có lẽ từ khi tác giả còn nhỏ thì chưa có một mùa
xuân nào như xuân này. “Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên”.
Khi đã cảm nhận thực sự là mùa xuân
mơ ước đã về rồi thì nỗi lòng, niềm mong mỏi hạnh phúc, tất cả hòa quyện cất
lên :
ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người .
Trong tất cả chuỗi cảm nhận về Mùa
Xuân Đầu Tiên thì có lẽ bao nhiêu tình cảm tình yêu quê hương, yêu con người
được tác giả gửi gắm rất nhiều vào những ca từ này.
Hai cụm tán thán từ “ôi giờ phút”
mà có lẽ là giờ phút tác giả cảm nhận thấy xuân về dặt dìu theo sau cánh én.
Tác giả thấy “yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên” đó là tình cảm
chung và một tình cảm riêng song hành bên cạnh nữa đó là “trong tay anh đầu
tiên một cuộc đời êm ấm”.
Ở tuổi 53 bây giờ ông mới cảm nhận được cuộc
đời êm ấm trong tay.
Đây cũng là câu duy nhất trong tất cả các câu
trong ca khúc này được kết thúc bằng vần trắc.
Và rồi tác giả bắt đầu nghĩ cho mọi
người, trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ thì ai cũng dễ dàng nhận biết rằng “từ
đây người biết quê người” là giành cho những người con miền nam ra bắc tập kết,
giờ mới có dịp trở lại quê hương của mình.
“Từ đây người biết thương người/ Từ
đây người biết yêu người”. có lẽ giành cho những người lính nơi chiến trường
của hai chiến tuyến, cùng máu đỏ da vàng nhưng họ phải cầm súng chĩa vào nhau,
nay thì hết rồi cảnh ấy không còn nữa. Chiến tranh kết thúc mọi điều tốt đẹp sẽ
đến cùng mùa xuân mới…
Và khúc ca kết thúc bằng:
Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên song
một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Vẫn là những dấu hiệu cho thấy mùa
xuân đã về. Nhưng từ trước tới nay, hay nói đúng ra trong cuộc đời tác giả thì
mùa xuân này “xưa nay mơ ước” nhưng nó “có
về đâu, và bây giờ mới thấy “mùa vui nay đã về” .
Mùa vui chỉ “với khói bay trên
sông, gà gáy trưa bên song”. Hình ảnh và âm thanh của buổi trưa mùa xuân ấy,
được tác giả kết luận rằng :Nó chỉ là “một trưa nắng thôi”. Nhưng “hôm nay mênh
mông”. Cái sự cảm nhận mênh mông của tác giả khi kết thúc lại mở ra một tương
lai rộng lớn. Vượt ra khỏi không gian và thời gian, của một làng quê thanh bình,
trong một buổi trưa xuân tràn đầy nắng ấm.
Mùa Xuân Đầu Tiên của Nhạc sĩ, Họa
sĩ Thi sĩ tài hoa Văn Cao với suy nghĩ của tôi là vậy đó. Có thể với tuổi đời
và vốn sống của mình còn hạn hẹp tôi chưa thể cảm nhận hết cái hay, cái đẹp của
ca từ bài hát này, song với tình yêu vô bờ giành cho một người nghệ sĩ tài hoa
mà tôi quý trọng . Tôi xin được viết và đã viết hết mình về Mùa Xuân Đầu Tiên
của ông, như một nén tâm nhang gửi đến ông nhân dịp xuân về tết đến.
Sài Gòn mùng 2 tết Giáp Ngọ
Huỳnh Xuân Sơn