Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

NÓ và MẸ VỚI CẢM NHẬN THƠ


 Nó và Mẹ với cảm nhận Thơ

Một hôm chàng trai 22 tuổi biết mẹ nó viết cảm nhận thơ.
Cậu ta liền sốt sắng hỏi :
-Mẹ viết giống như phân tích bình luận văn ở trường phải không?
- Ừ có chuyện gì vậy con?
- Mẹ khoan viết để nghe con kể đã
- Cậu học sinh nọ ,con của một nhà thơ, có bài thơ được trích dẫn trong sách giáo khoa. Một hôm cô giáo ra đề tập làm văn phân tích đoạn thơ trích dẫn ấy. Cậu ta về năn nỉ bố mình phân tích dùm, với lý lẽ lỡ cô giáo biết con là con của nhà thơ mà phân tích sai thì chán lắm.
Ông bố nghe bùi tai, liền ngồi phân tích cặn kẽ cho cậu con làm bài.
Một tuần sau nó ỉu xìu mang về bài văn với điểm hai cùng lời phê của cô giáo
-Lạc đề…
Mẹ nó chưa kịp nói gì thì nó đã dặn dò ra điều nghiêm trọng lắm
-Mẹ nhớ đấy thơ tác giả viết ra họ phân tích, mà cô giáo còn bảo lạc đề, thì mẹ viết làm sao mà theo ý tác giả được. Nếu tác giả có phản ứng lại, hay người đọc không cùng ý với mẹ! Mẹ cố gắng đỡ một mình nhé!
Sau hôm đó, mẹ nó luôn làm chủ cảm xúc với ngòi bút của mình!

Một hôm khác nghe mẹ chê một câu thơ trong một bài thơ nọ.
Nó lại hỏi
-Mẹ có biết câu chuyện về bức tường xây chưa?
-Chưa, mà bức tường thì liên quan gì đến thơ ?
Thế rồi nó kể:
Một bác thợ nhận xây một bức tường cao dài và rộng. Bác ấy cố gắng xây rất cẩn thận và làm sao cho thật đẹp mong vừa lòng ông chủ. Nhưng đến khi hoàn tất thì lại thấy có một viên gạch lồi hẳn ra như một vết sẹo giữa bức tường. Lúc này không thể chữa được. Bác thợ xây rất buồn!
-Buồn vì ông chủ trừ tiền chứ gì?
-Không phải, bác ấy buồn vì không thể làm lại
Nhưng ông chủ ấy lại khen bức tường rất đẹp và thưởng thêm tiền công.
Bác thợ xây sau phút ngỡ ngàng, tiến tới chỗ viên gạch lồi xấu xí chỉ cho ông chủ biết, nhưng ông chủ chỉ cười và bảo
-Cả bức tường là công trình lớn đâu chỉ vì một viên gạch mà phủ nhận cái đẹp của cả bức tường.
-Mẹ đừng vì một câu thơ hoặc một từ chưa chuẩn mà chê cả bài thơ ấy nhé!


Nó vốn dĩ không thích mẹ nó làm thơ hay viết văn.
Từ sau hôm ấy, khi đọc bất kỳ bài thơ nào, mẹ nó đều nhìn tác phẩm với góc nhìn đẹp nhất có thể của mình.
Sài Gòn 5/10/2014
Huỳnh Xuân Sơn



24 nhận xét:

  1. Mẹ NÓ nhìn bằng trái tim... mà trái tim luôn có con đường dẫn đến trái tim khac... mà không có vật gì ngăn được NÓ yên tâm đi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai mẹ con Nó cảm ơn Bác Hạt Cát nhiều ạ! Chúc bác vui khoẻ nhiều nhé

      Xóa
  2. Con cứ yên tâm vì mẹ con có bộ óc và trái tim cảm thụ văn học nhay bén.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó hẳn sẽ rất vui khi thấy bác khen mẹ Nó đấy ạ! Cám ơn chị HD nhiều và chúc chị vui nhé

      Xóa
  3. Từ câu chuyện của nó và mẹ nó cho ta thấy cảm thụ thơ thật khó lắm thay. Tuy nhiên chính cái khó đó mà tạo cho bài thơ thêm phong phú ý nghĩa hơn. Nhà bình thơ vốn là người đồng sáng tạo với tác giả thơ mà. Cứ viết theo cách cảm nhận của chính mình và kiến giải theo đúng cách cảm thụ đó. Còn mình có cảm đúng theo ý của thi nhân chưa thì chỉ có thi nhân mới biết thôi. Nhiều khi với vốn sống và sự trải nghiệm của người bình lại làm cho bài thơ đẹp lung linh hơn và dĩ nhiên nhà phê bình nhiều khi không khám phá ra cái ẩn ý trong thi phẩm cũng là lẽ thường tình thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XS cám ơn chị đã thấu hiểu và chia sẻ ạ! Chị vui và viết nhiều nhé

      Xóa
  4. Bài viết ý nghĩa lắm em à!
    Chị là người ngoại đạo nên chỉ biết thích những gì mình thích còn...phê bình thì chịu em ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. XS cám ơn chị và chúc chị vui, chị viết hay hơn nhà văn thơ nữa ý! vậy mà ngoại đạo thì em bó tay thôi!

      Xóa
  5. Cậu bé ấy thật đáng nể phải không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó ít nói chú ạ nhưng rất tình cảm với mẹ chuyện gì cũng thủ thỉ chỉ được cái là cái tâm Thiện chú ạ. Ngay từ nhỏ lớp 1 mà nó sẵn sàng nhịn ăn bim bim để lấy tiền cho bà ăn xin cháu cũng rất vui vì bản tính thiện trong Nó. Chú vui ạ

      Xóa
  6. con trai thõng minh lắm chúc cháu thành công

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng em rất vui khi chị khen Nó ạ! chị cũng vui nhé

      Xóa
  7. Bọn trẻ thật thông minh và hiểu biết đó là cái phúc của chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cám ơn chị ạ! thanh niên bây giờ ít nghĩ tới người khác em may mắn là có hai đưa con cho đến giờ này chúng nó không như thế ạ

      Xóa
  8. Chuyện của em không chỉ là lời tự nhắc mình mà còn là lời nhắn gửi đến bạn đọc, bạn yêu văn thơ, hãy biết nâng niu, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật, vì người viết đã nhọc nhằn đổ giọt mồ hôi trên luống cày chữ nghĩa, mong đem đến một cái gì đó cho mọi người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng chị ơi! em rất vui khi đọc lời còm này của chị ạ! Nói thì ai cũng nói được nhưng làm được thì thật khó và không phải ai cũng làm được phải không chị. Em rât mừng vì nó đã biết nghĩ như thế

      Xóa
  9. Thơ đề cho ng đọc cảm nhận đc là khó .mà cảm nhận đc rồi thì phản hồi khéo léo là đc Cả cuộc đời làm thơ chỉ có vài bài hay ,mỗi bài thơ chỉ cần một vài ý hay ,Nó nói khôn đấy cháu ạ

    Trả lờiXóa
  10. Hồi ni em bận hay sao
    Sang thăm nỏ thấy người đâu thế này?
    Hay là lại nhớ con đây
    Nên trang viết cũng hao gầy vài phân?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ thì vẫn nhớ chị ơi!
      Chút buồn để bạn thơ nguôi nhiệt tình
      Cứ ôm cứ ấp linh tinh
      Vài hôm tìm lại thơ mình lại vui chị nha

      Xóa
  11. Giai thoại mà con trai em đưa ra về nhà thơ phân tích thơ của mình giúp con, bị cô giáo phê "Lạc đề" và cho điểm kém ,đấy chính là câu chuyện thật của nhà văn Nguyễn Khải đã phân tích truyện ngắn MÙA LAC của mình giúp con trai và bị cô giáo phê là " Không hiểu ý tác giả " đó em. Qua đó để ta thấy rằng hiểu được đúng tác phẩm văn chương với tầng tầng chữ nghĩa là việc rất khó khăn, ko phải chiêm cảm bằng màu mè bên ngoài mà bằng cả trái tim và ý thức trách nhiệm của mình... Và trước khi đặt bút nhận xét một tác phẩm phải hết sức cân nhắc thận trọng trong viêc khen chê...
    Nhiều bài bình luận văn thơ của em đã đạt được độ hay và sâu sắc rất có giá trị. Anh chúc mừng em và mong em vui khỏe, viết hay nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ em cám ơn lời khuyên của anh ! Câu chuyện nó nói mà em cũng quên hỏi nó nghe ở đâu! hai chuyện này có sao em viết lại vậy thật đấy anh ạ..Chúc anh vui nhé

      Xóa
  12. Theo chân Phuvang Huynh trên blog trang thơ HƯƠNG SẮC TÌNH QUÊ về đây mới biết Phuvang Huynh chính là Huỳnh Xuân Sơn. Người đã "phổ thơ lục bát" vào hồi ký văn xuôi của anh NgocDungLyHoa. Cho chú tỏ lời cảm phục cháu đã có tấm lòng với bạn, với đời.
    Nhân đây cũng giới thiệu với cháu, anh Hải Thăng chung blog trang thơ HSTQ với chú cũng có một tác phẩm thơ lục bát, song thất lục bát nói về lễ hội, làng quê của anh ấy và nhiều bài thơ trữ tình theo thể lục bát. Có thời gian mời cháu vào xem và góp ý nhé.
    Bây giờ nói về bài viết trên. Theo chú phần lớn tác giả một bài thơ có ưu thế hơn độc giả ở chỗ biết rõ nguồn cảm xúc, xuất xứ ra đời của bài thơ. Nhưng mấy nhà thơ đã lưu ý đến chủ đề hay chủ đề tưởng của bài thơ đó.
    Chỉ khi đến tay nhà phê bình văn học thì bài thơ đó mới được vạch ra hết(Hoặc một phần) giá trị nghệ thuật của nó.
    Bài viết trên có thể là một bản sao chép hiện thực, có thể do tác giả hư cấu. Dù gì đi nữa thì sự việc trên vẫn có thể xảy ra trong đời sống. Tác giả khá tinh trong việc lựa chon đề tài trình bày ngắn gọn, có lý có tình. Và nêu một bài học sâu sắc cho những người làm công tác phê bình, độc giả khi xem xét, thưởng thức một tác phẩm văn học.
    Rất cám ơn Huỳnh Xuân Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cháu rất cảm động khi đọc lời comment của chú ạ! Câu chuyện này cháu không hề hư cấu mà chỉ viết lại thôi chú ạ!
      Cháu cám ơn và chúc chú vui nhé

      Xóa