"Bạn có thể mất một giây để cảm thấy thích một người, một phút để yêu một người. Nhưng phải mất cả đời để quên đi người đó"
Câu danh ngôn ấy đúng sai với bạn người viết không dám lạm bàn, nhưng với người viết thì có lẽ đúng và ít nhất có thêm chủ thể trong bài thơ Có Nhớ cùng tác giả Hương Giang Vương !
Giả định ấy được củng cố thêm khi đọc và đồng cảm với tác giả qua một lời khẳng định không dễ thốt ra từ một chàng lãng tử phong lưu như chủ thể của bài thơ ta thường gặp trong Thơ Giang Hương Vương:
CÓ NHỚ
Có hai đôi mắt
Chẳng dám nhìn nhau
Sợ thời mây trắng
Ùa về gọi ...đau
Có bốn con mắt
Giấc ngủ chẳng sâu
Chập chờn, hư ảo
Bãi bồi nương dâu
Vô tình như nước
Trôi qua chân cầu ?
Không! Không phải thế
Nhớ đến bạc đầu
Có hai con mắt
Mi vương mây sầu
Sông nông núi thấp
Sao để lạc nhau ?
(HM )
CÓ NHỚ! Vâng tác giả đã khẳng định thế ! Nhưng "Nhớ ai? ai nhớ? bây giờ nhớ ai?" Thì người viết và có lẽ có nhiều bạn đọc chưa biết!
Giang Hương Vương hẳn anh biết Có Nhớ là Nỗi nhớ gì và nhớ ai? Ai nhớ?
Không thẳng thắn như Hoàng Nhuận Cầm
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường nhớ lớp nhớ tên tôi (Chiếc Lá Bên Thềm)
Chẳng mộng mơ gửi gắm như Nữ Sĩ Lê Thanh Bình
Lời yêu ai thả cuối trời
Để ve khản tiếng ca bài hạ sang
Chia phôi cắt nửa vầng trăng
Ai đo nỗi nhớ thử bằng bao nhiêu???(Bến Đợi)
Mà có lẽ Giang Hương Vương thấu hiểu nỗi lòng họ nên để chủ thể trữ tình trong thơ Có nỗi niềm riêng, giống như ngay từ đầu người viết đã nghĩ tới ý niệm "mất một đời để quên" ! Rất muốn quên nhưng càng cố quên lại càng nhớ thêm về một thời đã xa nhưng vẫn rất gần. Có phải khi ấy:
Lời thề chưa kịp trao tay
Lỡ rơi vào đám cỏ may mất rồi
Bây giờ góc bể chân trời
Nhớ em và nhớ một thời yêu em (Bến Mê- Hải Minh)
Để rồi giờ đây phải thật thà thú nhận Có Nhớ .
Có hai con mắt
Mi vương mây sầu
Sông nông núi thấp
Sao để lạc nhau ?
Vâng chẳng phải là Anh Có Nhớ hay em Có nhớ ! Mà chỉ có "Hai con mắt" mà thôi! Hai con mắt ấy hôm nay "Mi vương mây sầu" áng mây sầu bao lớn? đi đâu để vương trên mi "hai con mắt " vậy ?
Thấp thoáng câu ca dao " Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua" . Ông bà xưa đã đúc kết thế ! Sao "hai con mắt" vì đâu và vì sao "Sông nông" không lội và "Núi thấp" không trèo để đến nỗi "Lạc nhau".
Tác giả đã dùng hình tượng thơ đôi mắt để nói về chủ thể của Có Nhờ thật tài tình. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, Anh hay em không cần biết nữa chỉ biết người "Có hai con mắt" ngày xưa ấy đã "để lạc nhau" . Giờ thì đang quay quắt nhớ.
Ai không từng yêu và ai khi xa lại không từng nhớ? nhưng chẳng có nỗi nhớ nào giống nỗi nhớ nào?
Cũng chẳng có cuộc tình nào giống cuộc tình nào?
Giang Hương Vương không dùng đại từ nhân xưng trong Có Nhớ hẳn phải có lý do ! Người viết không dám hỏi dẫu có nhiều thắc mắc...
Không lý ngày xưa Em thấy sông nông em không lội! Em không dám lội sao Anh lại im lặng đứng nhìn! Hoặc giả núi kia thấp em cũng vì nhiều lý do không băng rừng thì Anh sao có thể để em một mình đứng đó!
Nếu dụng trí mà suy thì hẳn lỗi này do Anh là phần lớn!
Và giờ đây ai trách ai đây ?
Vô tình như nước
Trôi qua chân cầu ?
Không! Không phải thế
Nhớ đến bạc đầu
Bốn câu thơ này hiện diện trong Có Nhớ không có chủ thể nhưng vẫn có khẳng định "Nhớ đến bạc đầu"Ai khẳng định đây mà còn luống cuống lắp bắp " Không! Không phải thế" là sao?.
Người viết đồ rằng Khi xuôi dòng chảy sông rủ sông cùng trôi về biển ! Bất ngờ ở một khúc quanh hai con sông có dịp nhìn thấy nhau. Để rồi có hai ánh mắt biết con sông kia cũng có hai ánh mắt trách mình "Vô tình". Có thể chẳng phải hai con mắt này vô tình với hai con mắt ấy đâu ! Xưa sông nông không lội núi thấp không trèo giờ đây vực thẳm đèo cao dẫu có muốn cũng "lực bất tòng tâm"...
Có Nhớ như một lời khẳng định của hai con mắt bị trách đã vô tình!
Một nửa chẳng đường đã qua nhưng chuyến xe chuyên chở Có Nhớ thì vẫn chưa có dấu hiệu muốn chủ thể trong thơ lộ diện.
Có bốn con mắt
Giấc ngủ chẳng sâu
Chập chờn, hư ảo
Bãi bồi nương dâu
Bốn câu thơ nặng trĩu kéo cả bài thơ chìm xuống theo ý thơ. Giờ đây chẳng phải "Có hai con mắt" nữa mà là "Bốn con mắt".. . Đêm đêm họ nhớ nhau nên giấc ngủ chẳng sâu.Phải chăng khi ánh dương ló rạng bốn con mắt còn phải vì cuộc sống của riêng mình mà nguôi quên nỗi nhớ! Chỉ khi đêm về bốn con mắt mới được sống thật là mình. Nỗi nhớ trỗi dậy bốn con mắt thao thức nhớ nhau...
Văng vẳng đâu đây lời thơ như đồng cảm như sẻ chia của nữ sĩ Đan Thanh
"Anh cứ nghĩ chỉ anh tha thiết nhớ
Nhưng trong em cũng chẳng phút nào nguôi!"( Quay Quắt Nhớ Một Tình Yêu Dang Dở)
Chẳng dám nhìn nhau
Sợ thời mây trắng
Ùa về gọi ...đau
Trời sinh ra con mắt để nhìn, hà cớ gì hai đôi mắt này lại "Chẳng dám nhìn nhau"? Hay bởi trong sâu thẳm mỗi đôi mắt kia vẫn còn những ánh nhìn rực lửa khiến đối phương bị thiêu đốt. Hoặc giả "Một ánh nhìn.. cũng chẳng thể xa nhau" nên hai đôi mắt chẳng dám nhìn nhau để rồi ai kia trách ai vô tình..
Vô tình hay không chưa ai có thể khẳng định ! Nhưng Giang Hương Vương thì đã biết lý do hai đôi mắt ấy không nhìn nhau bởi "sợ thời mây trẳng. Ua về gọi ... Đau"!
Thời mây trẳng ấy có lẽ là thời nông nổi của hai đôi mắt khi thấy sông nông chẳng lội và núi thấp không trèo.
Viết tới đây người viết chợt nhớ có đọc ở đâu đó một câu danh ngôn rất phù hợp trong hoản cảnh của hai đôi mắt trong Có Nhớ . Xin chép ra đây như một lời chia sẻ với hai đôi mắt cũng như tác giả Giang Hương Vương
"Gặp lại người cũ
Không đáng sợ…
Đáng sợ là…
Gặp lại họ nhưng trong lòng ta..
Vẫn chứa đựng yêu thương."!
Người xưa đã đúc kết "Bồ cũ khôn rủ cũng tới!"
Thôi thì có duyên không nợ để một đời đeo mang nỗi nhớ cũng đành, Không nhìn nhau hay chẳng dám nhìn nhau hóa lại hay hơn là nhìn nhau rồi phải ôm nỗi đớn đau theo cùng nỗi nhớ có khi còn nặng nề hơn Có Nhớ lúc này!
Và phải chăng đó cũng là ý nghĩa nhân văn Vị Nhân Sinh mà tác giả Giang Hương Vương muốn gửi gẳm qua bài thơ Có Nhớ của mình!
Một bài thơ được viết theo thể thơ Ngũ Ngôn đòi hỏi người viết phải chắt lọc câu từ kỹ càng trước khi gắn kết lại thành một chiếc xe chuyên chở ý thơ Cô Đọng nhất có thể. Ở Có Nhớ tác giả đã sắp xếp Có NHớ trôi theo cảm xúc bằng một nhịp thơ không hề suôn sẻ như những bài thơ khác của anh!
Ai đó có nói "Thơ hay là sau khi đọc người đọc quay lại đọc lại.."
Với người viết và có lẽ có thêm nhiều bạn đọc khác nữa thì Có Nhớ là bài thơ không thể đọc một lần rồi thôi.
Thay cho lời kết Người viết rất mong Hai đôi mắt cùng tác giả Giang Hương Vương nghe một đoạn ca từ trong ca khúc Tình Nhớ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một lời đồng cảm với Có Nhớ
"...Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
...
Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây
...
Tình ngỡ chết trong nhau nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu nhưng người vẫn bâng khuâng
....
Người ngỡ đã xa xưa nhưng người bỗng lại về "
Hà Nội 1/10/2018
Phương Lan
hay quá chị ơi
Trả lờiXóaCám ơn em đã tới đây và lưu lại dấu chân tình cảm nhé! Lâu lắm rồi chị mới viết lại chắc chưa ổn phải không
Xóarất hay
Trả lờiXóa