Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

"KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI LÍNH GỬI VỀ...'Của Huỳnh Phú Vang.


Cảm nhận khi đọc bài thơ :"KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI LÍNH GỬI VỀ...'Của Huỳnh Phú Vang.
Tôi là một CCB vì thế đề tài viết về người lính tôi hay quan tâm.một trong những cây bút để lại ấn tượng là những bài thơ ,bài bình của tác giả Huỳnh Phú Vang (Huỳnh xuân Sơn)như bài (kinh nghiệm của người lính gửi về...)này chẳng hạn.
Khi nói về chiến tranh chống Mỹ không ai có thể bỏ qua người bạn đồng hành cùng người lính đó là đôi dép cao su và chiếc gậy Trường Sơn,nó đã cùng người lính vào sinh ra tử trên khắp nẻo chiến trường,nó nâng chân người lính trên đường ra trận,đạp trên mọi chông gai vật nhọn sắc,băng qua lớp rào gai cùng với tiếng thét xung phong cho người lính xông vào đồn giặc giành chiến thắng.Đôi dép nó trung thành đến mức khi người lính ngã xuống có vẫn còn ôm chặt bàn chân ,nó âm thầm cùng người lính dưới lòng đất sâu kể cả đến 40 -50 năm sau khi tìm đồng đội gặp lại, nó mách bảo rằng : "cùng tôi đã có một người lính trẻ anh dũng ngã xuống nơi này vì quê hương đất nước"
Lá thư của người lính nào đó viết vội gửi về hậu phương đến hôm nay khi đọc chắc hẳn làm nhiều người lính nhớ lại một thời vừa rời ghế nhà trường nhập ngũ làm bạn cùng đôi dép ,có thể chủ nhân bức thư ấy còn sống hay đã hy sinh thì sự thật của một thời vẫn còn lưu lại đến giờ.
" Những ngày đầu
Dép và chân chưa hiểu nhau
Dép ghì xiết chân
Thành vết rộp phồng
Đông đội cùng nhau
Kim chỉ luồn qua lớp da phồng
Cho nước vàng rỉ dần theo mỗi bước hành quân"
Chắc hẳn bạn đọc cũng đồng tình với tôi lớp tuổi nhập ngũ chống Mỹ hồi ấy còn trẻ lắm , mười bảy đôi mươi, bàn chân còn non nớt chưa từng bươn trải cuộc sống ruộng đồng ..nên da rộp phồng khi hành quân đường dài là điều chắc chắn...Đời lính đồng nghĩa với cụm từ : Gian khổ hy sinh ...đoạn thơ này đưa tôi trở lại cái thời..."ngày ấy" .Đi dép qua giai đoạn "rộp
phồng" đến thời kỳ chai dạn :"Dép và chân hiểu nhau...chân không còn đau vì dép" Thì từ đây đôi dép là người bạn chân thành không thể thiếu nó góp phần bảo vệ tính mạng sự sống cho người lính ,thân thiết đến mức trong đêm tối khi đưa chân vào đôi dép lạ là bàn chân phát hiện ra ngay....
Qua hình ảnh đôi dép tác giả cho ta ôn lại một thời gian khổ oanh liệt của dân tộc ,có niềm tự hào đan xen sự thương tiếc nhớ nhung với những người lính trẻ đã hy sinh vì tổ quốc :
" Tưởng rằng chỉ còn là kỷ niệm mỗi khi có dịp nhớ về người lính tuổi 20 /Còn nằm đâu đó giữa đại ngàn Trường sơn...."
Qua bài thơ người đọc cũng như thế hệ bây giờ thấy được kinh nghiệm vượt gian khổ của những người lính chiến . Tưởng như là chuyện của quá khứ nhưng nó để lại bài học cho lớp người gặp gian khó về cuộc sống hiện tại...ví như cô "cháu gái" "đi bán dạo" chẳng hạn...Thì ra đôi dép cao su cũng như đôi dép của những người bán dạo là một vật "rẻ tiền" nó không thể sánh với những đôi dày da bóng si nhưng lại cho ta thấy quý mến gần gũi và phải cảm ơn nó ,làm cho ta đồng cảm với những hoàn cảnh gian khổ của con người .
Cảm ơn tác giả cho tôi nhớ lại một thời đã từng gắn bó với đôi đép cao su. Tôi nhớ như in đôi dép dã cùng tôi vượt Trường Sơn cùng tôi 6 năm trong chiến trường...Một chân dép bên phài mòn lộ nhiều sợi mành vải , phía bên trái lộ sợi vải ít hơn...nói tỉ mỉ như thế để tác giả bài viết hiểu tôi gắn bó với nó như thế nào...Giá như bây giờ nó có trong tủ "kỷ vật chiến trường" của tôi...tiếc thật.
Bài thơ nội dung đi sâu về đôi dép cao su, cũng như "Kinh Nghiệm" khi mang nó với những gian nan vất vả... Tuy vần điệu chưa để lại ấn tượng, nhưng đã cho tôi cảm xúc dâng trào để viết cảm nhận mộc mạc chân thành này . Chúc tác giả có nhiều niềm vui và có nhiều bài viết hay về kỷ niệm chiến trường.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét