Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Đọc EM XƯA Của Tác Giả Hải Minh



EM XƯA


Sao mắt em bầm tím ?
Vội quá va cạnh bàn
Sao cánh tay xước xát ?
Nồm trơn truợt cầu thang

Nhìn sâu nơi đáy mắt
Đâu rồi lửa nồng nàn ?
Đâu nụ cười mãn nguyện
Trong hạ vàng mênh mang ?

Cúi đầu vê tà áo
Mắt nhìn phía xa xôi
Bỗng òa lên tức tưởi
Tôi hiểu rồi em ơi

Tôi không dám cầm tay
Đưa bờ vai em tựa
Bởi có hai đốm lửa
Chờ gió là bùng lên..Hải Minh


Mới nhìn tựa đề Em Xưa người viết đã nghĩ ngay tới ca khúc Một lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em của nhạc sĩ Vũ Thành An! Với những ca từ da diết nhớ nhung khao khát gặp lại!

"Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Nghe Em nói Em vui một lần
Một lần nào cho tôi gặp lại Em
Còn chút tình đốt hết một lần..."

Nhưng khi đọc, rồi quay lại nhẩn nha từng câu chữ để cảm ý thơ mà tác giả gửi gắm thì quả thật Em Xưa không theo lối mòn mà các Thi Nhạc Sĩ vẫn viết!
Em Xưa! Người mà một khoảng thời gian nhất định đã là tất cả của Tôi! Nay thì sao? Tác giả giới thiệu ngay bằng một loạt câu hỏi?

Sao mắt em bầm tím ?
Vội quá va cạnh bàn
Sao cánh tay xước xát ?
Nồm trơn truợt cầu thang

Bốn câu thơ chở hai câu hỏi và hai câu trả lời rất rõ ràng người viết không còn cần lột ra lớp vỏ ngôn từ nữa. Câu hỏi của ngôi thứ nhất không có gì phải lạm bàn
Nhưng! Lại vẫn là chữ nhưng ẩn hiện sau câu trả lòi nhất là khi mắt bầm tím vì " vội quá va cạnh bàn" và cánh tay kia xước xát lý do là do trời nồm nên nền cầu thang trơn truợt! Chắc cũng do vội quá?

Bất giác tôi như bị dội ngược trở lại tuổi ấu thơ ! Nơi thôn quê nghèo nửa xã mới có 3 đứa con gái cùng tuổi tôi đi học! 15 16 tuổi các bạn lần lượt lấy chồng.Chị hàng xóm kề rào nhà tôi cũng tầm tuổi tôi vậy mà khi tôi tốt nghiệp cấp 3 chị đã kịp sinh 2 đứa và đang mang thai đứa thứ 3

Nào phải tiếng trẻ thơ mang lại hạnh phúc cho chị! Không mấy ngày thân thể chị không bị bầm tím do những cú ra đòn Thù của chồng vì say rượu! Những tiếng nồi niêu bát đũa bay cùng tiếng khóc tiếng kêu la của chị cũng như ánh mắt hoảng loạn của mấy đứa trẻ ám ảnh tôi đến giờ!
Thế nhưng khi chị về ngoại hay đi chợ ( Tôi hay chở giúp chị bằng xe đạp hồi bấy giờ) chị dặn - Đùng nói anh đánh chị mà nói chị bị ngã xe nhé!
Câu chuện ấy xảy ra cách đây hơn ba mươi năm bỗng dưng hiện ra trước mắt tôi vì những câu trả lời không có logic của Em trong Em Xưa...
Bất chợt tôi ngửa cổ muốn la to lên
-Trời ơi? Em ơi? Phụ nữ chúng mình ơi? Thế kỷ hai mươi mốt rồi! Sao còn phải cam chịu như vậy? Chấp nhận che giấu tội vũ phu bạo hành của chồng cũng là đồng lõa với cái ác đấy.
Xin trở lại với Em Xưa!
Có lẽ chủ thể ngôi thứ nhất sau phút gặp gỡ nghe câu trả lời của Em hẳn cũng xót xa, xót xa đến quặn thắt trong lồng ngực. ...
Để rồi

Nhìn sâu nơi đáy mắt
Đâu rồi lửa nồng nàn ?
Đâu nụ cười mãn nguyện
Trong hạ vàng mênh mang ?

Một khổ thơ dạt dào tình cảm vừa được tác giả giới thiệu về Em Xưa và cũng là gửi gắm tình cảm của mình trong đó.
Một đôi mắt có lẽ một thời ngự trị trong ngôi thứ nhất rất đẹp, đã từng tỏa ra những ánh nhìn nồng nàn bỏng cháy khi xưa... Nay không còn nữa!
Khi cửa sỗ tâm hồn " bầm tím" thì tìm đâu nụ cười mãn nguyện là hệ quả tất yếu
Chiều hạ vàng mênh mang? Hay chính ngôi thứ nhất đang hoang mang đây?
Có lẽ sau khi nghe trả lời có phần phi lý ! Cả hai cùng nhận ra điều ấy! Người hỏi không nỡ hỏi thêm nữa hay là biết trước câu trả lời...
Còn Em thì thế này đây :

Tay vân vê tà áo
Mắt nhìn phía xa xôi
Bỗng òa lên tức tưởi
Tôi hiểu rồi em ơi!

Đọc và cảm bốn câu thơ này có gì đó nghẹn đắng trong cổ họng!
Tác giả dùng hai từ Tức Tưởi mới đắt giá làm sao! Nếu như thay hai từ ấy bằng nức nở bằng thút thít bằng sụt sùi thì ý nghĩa và hồn cốt bài thơ lại chuyển sang một hướng khác trái ngược hoàn toàn.
Tức tưởi nhằm chỉ tiếng khóc bật lên trong nỗi oan ức có khi là phẫn uất đã được tác giả sử dụng hẳn anh đã chọn lựa rất kỹ...
 Người viết hy vọng bài thơ này tác giả viết đã lâu!
Qủa thực ngày nay khi xã hội phát triển nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy, xấu có, tốt có, bên cạnh đó trình độ dân trí đã cao hơn, sự  bắt buộc phải cam chịu, nhẫn nhịn của người phụ nữ Á Đông theo Tam Tòng cũng đã được cởi trói giải thoát rất nhiều.
Thời đại công nghệ 4.0 mà sao vẫn còn nạn bạo hành phụ nữ như vây để tác giả ghi lại hôm nay! Là câu hỏi mà tôi rất muốn hỏi tác giả!
Hy vọng vẫn chỉ là hy vọng thôi! Người phụ nữ ấy! sau phút lúng túng kìm nén có lẽ chị đã cố gắng muốn giấu những tủi nhục mà mình đang nhẫn nhịn chịu đựng từ chính người "đến sau" thay chỗ người đang đứng trước mặt chị!
Nhưng vân vê tà áo thì áo cũng chẳng nhàu thêm! Nhìn xa nhìn gần cũng không tìm được sự chia sẻ, hoặc nơi nào để bấu víu . Ngay trước mặt lại là người chị muốn giấu lý do mắt bầm tay xước... Trái tim chị có lẽ đã run lên trước khi không ghìm nén được mới òa khóc tức tưởi!

Tác giả thốt lên " Tôi hiểu rồi em ơi"! Và hiểu thế nào? hiểu do đâu? Có lẽ anh không cần nói lý do nữa, bởi vì đã có hai từ Tức tưởi tố cáo vì sao chị lại bầm mắt và xước xát tay! Đó là những nơi đối diện và nhìn thấy,
Ai dám khẳng định thân thể chị không bị bầm tím, khi mà đôi mắt còn bị đánh đập thì có lẽ không nơi đâu còn lành lặn! Là Người viết nghĩ thế vì thủa xưa đã nhiều lần chứng kiến ánh mắt cầu xin của chị hàng xóm khi bị chồng chị Thượng cẳng chân hạ cẳng tay...Thậm chí chị có thai gần đến ngày sinh anh vẫn đánh! Quanh năm người chị không bao giờ hết dấu tích những trận đòn! Nhưng không phải ở những nơi ai cũng nhìn thấy như Em Xưa của tác giả Hải Minh hôm nay!
Những câu thơ với những câu từ giản dị chở ý thơ dễ hiểu nhưng lại nặng trĩu kéo tâm tư người đọc theo vào sâu trong những ý thơ ấy!
Dẫu muốn hay không thì khổ thơ kết cũng vừa hiện diện cùng một dấu chấm than!

Tôi không dám cầm tay
Đưa bờ vai em tựa
Bởi có hai đốm lửa
Chờ gió là bùng lên!

Tác giả đã đặt một dấu chấm than khép lại bài thơ. Nhưng chưa thể mở ra một lối thoát, cũng như chưa thể xóa nhòa hết nỗi đau còn hằn trên thân xác của Em Xưa một nạn nhân của bạo lực gia đình.Nạn nhân vẫn bị sống trong ngập ngụa nỗi đau thân xác cũng như bị hành hạ về tinh thần, Một mảng màu buồn bao trùm và xâm lấn tâm hồn chị, có lẽ cả Người đang đứng trước mặt chị.
Người Viết, tác giả cũng như mong bạn đọc hãy chung tay thắp lên những ngọn lửa tin yêu trong lòng những người phụ nữ như Em Xưa.. Để rồi một ngày gần chúng ta không còn phải chứng kiến những đôi mắt bầm tím, với những vết bầm tím trên khắp thân thể. Và vết thương trong tâm hồn trong trái tim Em Xưa!

Tới đây Người Viết Muốn gửi tới ngôi thứ nhất và tác giả Hải Minh một chút suy tư riêng thế này!
Thực tình mà nói nếu trong hoàn cảnh này,chủ thể trong thơ Tôi làm được điều mà khổ kết đã viết thì quả thật người viết và có lẽ có thêm nhiều bạn đọc nữa rất nể trọng!
Tác giả ơi! ngay như ông nhạc si họ Vũ khi chia tay người yêu còn khẳng khái
"Suốt con đường ai dìu lối
Hãy yêu nhiều người em tôi
Xin gửi em một lời chào...
Một lời thương, một lời yêu...
Lần cuối cùng...."
Tưởng mình nói được, làm được, nhưng cuối cùng thì sao?
Ông đã phải sống trong nhung nhớ tới nỗi mong "Một lần nào cho tôi gặp lại em. Còn chút tình đốt hết một lần" sau khi làm ra vẻ lạnh lùng: "Nhớ em nhiều nhưng chẳng nói!Nói ra nhiều cũng vậy thôi! Ôi! đớn đau đã nhiều rồi!" Để thấy nói dễ mà làm không được!
Riêng với khổ thơ kết và tác giả Hải Minh! Người viết có suy tư thế này:
Diễn biến tâm lý nhân vật trong thơ anh tới khổ thơ kết này hoàn toàn hợp lý! Nhưng trong khổ kêt thì tác giả lại để cho ngôi thứ nhất Tôi không dám cầm tay. Đưa bờ vai em dựa"
Vế thứ hai thông thường phải là hệ quả của vế thư nhất nhưng ỏ đây lại là
Bởi có hai đốm lửa. Chờ gió là bùng lên" !Biết rằng chỉ có hai đốm lửa thôi Nhưng thử hỏi khi đôi vai gầy guộc nhỏ kia rung lên và tiếng khóc mà Tôi nghe và cảm được nó Tức Tưởi nữa thì liệu trái tim ngôi thứ nhất có đủ Vô Cảm đến mức đứng nhìn hay không, chứ chưa nói đến suy nghĩ được nếu như thế này.. thì sẽ như thế kia... nếu như thế kia... thì như thế này .. đâu tác giả ạ!
Thả rẳng cứ để cho ngôi thứ nhất "cầm tay" và cho "mượn bờ vai" một lúc thôi coi như "còn chút tình đốt hết một lần" thì lại có lý và hợp tình hơn..
Thay cho lời kết người viết xin mượn mấy câu thơ của tác giả Trần Mạnh Tuân như một lời can gián hay chia xẻ với tác giả với hai chủ thể trong Em Xưa!
Dẫu rằng lắm ước nhiều mong,
Xin đừng gặp lại sầu đong thêm đầy!
Cho dù còn chút đắm say,
Bóng hình xưa giữ thế này mãi thôi! (Trần Mạnh Tuân)

Sài Gòn 19/10/2018
Phương Lan


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Tác Giả Hải Minh Và Những Vần Thơ Về Mẹ...



Tác Giả Hải Minh Và Những Vần Thơ Về Mẹ...


Nhờ có Duyên với bài thơ Hè. Tôi đã gặp được dòng thơ đặc biệt của một người lính già, Dòng thơ ông đặc biệt bởi nó được viết từ cảm xúc đã tích tụ từ tình yêu gần một ngàn năm với nàng thơ. Mặc dù Tiền kiếp mà cụ thể là năm 1232 tác giả đã:

Có “phao” tôi đỗ Thám Hoa
Vinh quy bái tổ nhạc loa váng đường…(Mơ)

Một ông Thám Hoa nhờ có Phao mới đậu…Không biết khi ấy triều đình ban cho chức quan gì? Và ông Thám Hải Minh có thực tài gì? Giấc mơ không nói, chỉ thấy trong Mơ ông Thám rất nặng tình với Thơ

Mặc ai ong bướm gái làng
Thám tôi ủ mộng yêu nàng thi nhân (Mơ)

Tình yêu từ tiền kiếp qua cả ngàn đời của ông Thám Hoa Hải Minh đã thực sự cuốn hút kẻ yêu thơ tò mò như tôi đi tìm xem Ông Thám “Ủ mộng yêu nàng thi nhân”ra sao? Khi đọc hết bài thơ cuối cùng cũng là lúc tôi nhận thấy:Mười lăm(15) trang thi phẩm được viết ra từ cảm xúc của Người Lính già một thời trai trẻ xông pha lửa đạn trở về với vết thương lòng rỉ máu.Có cảm xúc của người con Hiếu Kính với Bầm, thêm dòng cảm xúc của một lãng tử đa tình nhưng yếu đuối và cuối cùng là dòng cảm xúc của một Tao Nhân khi tỉnh lúc say gửi vào câu chữ tình yêu tha thiết quê hương tổ quốc…Gần đây có thêm cảm xúc của người ông đối với cháu gái yêu…
Người ta thường xuôi dòng chảy cuộc đời, nhưng ông Thám Hoa Hải Minh hình như luôn muốn ngược dòng. Đó cũng chính là suy đoán để người viết tách cảm xúc của ông ra từng dòng..
Hôm nay người viết xin mạn phép bơi ngược dòng cảm xúc của ông Thám Hoa Hải Minh với dòng thơ viết về mẹ
Tác giả Hải Minh nay vừa qua tuổi 70* Viết về Mẹ thời thiếu nữ , ngày Mẹ về với cha tác giả (có lẽ do ông bà hoặc cha tác giả kể lại) :

MẸ tôi xưa đẹp nhất làng
môi trầu cắn chỉ dịu dàng ,nết na
hội THẦY -mớ bẩy ,mớ ba
MẸ như Cô Tấm mặn mà ,chân quê
cái ngày BÀ đón MẸ về
trăng mười sáu dọc triền đê giãi vàng (trích Vu Lan 1)…Người mẹ, người phụ nữ ấy cũng như bao người mẹ Việt nam vào những thập niên ba mươi, bốn mươi của thế kỷ trước…Tần tảo, lam lũ một đời…Phải chăng ông đã nghẹn ngào khi viết
bây giờ tháng chạp đại hàn
MẸ ra ruộng cấy -răng đàn với môi
tháng tư bão giật mưa rơi
thân cò ,nón lá - tay khơi ,chân dằm
MẸ ơi -thương quá kiếp tằm
nhả tơ ,rút ruột tháng năm hao gầy
mỗi năm làng mở hội THẦY
MẸ ra đầu ngõ -tựa cây -đứng nhìn! (VULAN1)

Ngoài những công việc đồng áng cùng những việc “không tên” trút gánh nặng lên đôi vai người mẹ..Để lo cho đàn con, bà còn phải tranh thủ lúc nông nhàn, tất bật với việc chạy chợ mong cho con cái đủ no… mà quên đi chính bản thân mình…

MẸ tôi ngồi nép bên hè
đôi quang cũ -gánh xôi ,chè chưa vơi
tối ngày tất tả ngược ,xuôi
MẸ đâu biết -lá vàng rơi -thu rồi
bốn mùa tạc một dáng ngồi
nắng ,mưa khắc một nụ cười héo hon
vuốt từng đồng lẻ bợt mòn
thương chồng -vỉ thuốc -lo con -tiền trường
vai gầy gánh nắng , gồng sương
sáng góc phố -trưa công trường- bến xe
đêm nghe gió vít ngọn tre
rưng rưng thương MẸ- vỉa hè mưu sinh! (VULAN3).

Vất vả để lo chu toàn mọi việc, người mẹ ấy còn phải chịu cảnh cô đơn, với bao thương nhớ cùng lo lắng cho người chồng nơi chiến trận.Có lẽ là cha anh đã tham gia Kháng chiến chín năm đánh đuổi thực dân Pháp. Vậy thì ngày ấy làm gì có phương tiện để liên lạc…Thư từ có khi rất hiếm mà đâu phải ai cũng có giấy bút để viết thư…Nỗi niềm người mẹ những năm tháng tuổi xuân vò võ chờ chồng ấy, hiển hiện trong thơ người con hiếu thảo Hải Minh hôm nay:

tôi ngồi chải tóc cho BẦM
sợi đen thì ít hoa dâm thì nhiều
bao nhiêu sợi nhớ sợi yêu
THẦY mang ra trận-sớm chiều hành quân
mang theo cả tuổi thanh xuân
bao đên BẦM khóc -tần ngần soi gương

THẦY giờ nằm lại chiến trường
BẦM tôi bỏ lược ,bỏ gương vào hòm! (VULAN5)

Không biết bà đã chôn vùi bao nhiêu năm tháng tuổi xuân để chờ chồng, nuôi con …Ngày con lớn trưởng thành bà lại tiễn con lên đường đánh Mỹ. Để rồi người mẹ ấy lại nối tiếp những năm tháng đợi chờ trông ngóng con:

từ độ anh đi MẸ tôi chẳng hay cười
NGƯỜI năng lên chùa tuần rằm ,mùng một
những lúc rảnh lại ngồi tựa cột
ngóng anh bưu tá làng bên
bữa cơm nào MẸ cũng vốc thêm
đôi vốc gạo lo anh về nhỡ bữa
bao nhiêu lần MẸ vấp vào bậu cửa
bóng ai áo lính qua làng
bữa cơm chiều MẸ ăn rõ vội vàng
kịp ra ngõ nghe bản tin thời sự
lúc về nhà mặt đầy tư lự
miếng trầu nguyên trong miêng -chẳng nhai
năm tháng qua đi bao lần áo thay vai
bao lần bãi sông rực vàng hoa cải (trích Mẹ Tôi)

Và rồi nỗi đau lớn nhất xé nát tâm can người mẹ ập tới:

ngày báo tử anh MẸ tôi như hóa dại
ốm liệt gường -dỗ mãi chẳng chịu ăn (trích Mẹ Tôi)

Người mẹ nào nghe tin con mình dứt ruột sinh ra mãi mãi không về mà không hóa điên hóa dại…Mẹ tác giả như bao bà mẹ việt nam khác chịu đựng nỗi đau khủng khiếp.Biết bao đêm ngày nỗi đau vò xé trái tim người mẹ, mà có lẽ lúc này tác giả Hải Minh cũng đang ở chiến trường…Đứa về bằng giấy báo Tử , đứa không tin tức hỏi sức đâu bà chịu đựng trong khi vẫn phải gánh vác mọi việc….

nửa đời thắp nến -gọi tên
tự sâu thẳm đâu phút quên hình hài
thức dậy thôi -đứa con trai
bốn mươi năm ngủ miệt mài rừng sâu
MẸ giờ tóc trắng xóa đầu
muốn lay con đậy biết đâu mà tìm
quê người tăm cá ,bóng chim
câu ru xưa quặn thắt tim MẸ rồi
dậy đi con -về nhà thôi
MẸ ngồi bậu cửa ,cuối trời ngóng con (dậy Con Ơi!)

Rồi một ngày Mẹ, Cha tác giả cũng về với ông bà tổ tiên…Anh Hùng , Bảng vàng hỏi còn ý nghĩa gì với những đứa con như tác giả nữa đây?

nếu CHA không đổ mồ hôi
chắc gì đã có -MẸ tôi anh hùng?
bảng vàng chói lọi trong khung
tên CHA nhỏ bé -sau lưng -bụi mờ
chiều nay thắp nén nhang thờ
hai di ảnh đứng cậy nhờ bên nhau! (VU LAN 4)

Mẹ với mỗi người cùng với Quê ngoại, Mẹ ra đi còn cậu dì sợi dây tình cảm gắn kết..Nhưng bất hạnh đã đến với tác giả khi Mẹ mất tác giả cũng mất luôn sợi dây tình cảm này…

ngày ra đi MẸ mang theo tất cả
các CẬU các DÌ thoắt chốc hóa người dưng
con nhớ MẸ và thương quê ngoại
giờ nằm sâu dưới đất lạnh - mấy tầng
con đâu biết sữa DÌ chua hay ngọt ?
câu ca xưa chỉ trong cổ tích thôi
con bươn chải ,lần hồi trên quê nội
bữa cơm đèn - chan nướt mắt mồ côi
quê nội nghèo - xác xơ hàng lá cọ
nắng rắc hoa quanh di ảnh , bụi mờ
đêm mưa lạnh , nghe nhịp buồn điểm chậu
gió luồn khe - dỗ giấc ngủ tỉnh ,mơ
con đã qua bao vùng quê lạ
những cây đa , bến nước , bãi sông ...
đã bao lần lòng con tự hỏi
quê ngoại mình có giống thế này không ?
con đã muốn một lần về quê ngoại
như chiếc thuyền tìm bến đậu bình yên
nhưng không thể , MẸ ơi -không thể
đá thờ ơ nằm chắn nẻo con rồi
thôi đành vậy ! con sẽ về vào dịp
khi BA VÌ thắt mây trắng - để tang
con sẽ về giữa hai hàng nến đỏ
gió đồng hoang rũ rối cỏ nghĩa trang (Quê Ngoại Xa rồi)…

Buồn đau vì mất mẹ thêm nỗi buồn mất cả người thân, Uẩn ức chồng chất khiến đứa con Người Lính già gửi hết tâm tư vào những vần thơ…Tôi đã dừng lại rất lâu với bài thơ Vô Đề…Hình như những nỗi đau, nỗi nhớ thương đè nén trong trái tim, trong sâu thẳm đáy lòng tác giả khiến ước mơ mong mỏi khao khát của đứa con lúc tuổi “thất thập cổ lai hy” lại là Vô Đề:

tôi xin về lại ngõ xưa
một lần cuối đón cơn mưa tuổi hồng
theo CHA kéo vó ngoài sông
nón mê cùng MẸ giữa đồng mót khoai
ngõ trơn ,trượt tiếng thở dài
người xưa đâu -biết còn ai nhớ mình?
bờ ao dáng trúc còn xinh?
tôi soi mặt xuống giếng đình -ngẩn ngơ (VÔ ĐỀ)

Trong 15 trang tác phẩm của tác giả Hải Minh theo chủ quan của người viết thì có bấy nhiêu vần thơ về Mẹ…Những vần thơ chắt lọc từ dòng tình cảm của người con, người lính mộc mạc mà chân thành, ăm ắp tình cảm, Tác giả dành cho mẹ của mình, nhưng hình ảnh người mẹ ấy, sự lam lũ tần tảo ấy, nỗi đợi chờ chồng đi chiến trận mòn mỏi, rồi tiễn con ra trận để rồi lại mỏi mòn ngóng đợi chờ trông….Ngày về của con lại chỉ là tờ giấy vô hồn….Cũng chính là hình ảnh của nhiều, rất nhiều người mẹ Việt Nam khác nữa trên khắp mọi miền quê...

Trong khuôn khổ bài viết này. Người viết chưa thể, hay không đủ can đảm, để đi sâu vào từng ý thơ chất chứa nỗi đau của người mẹ một đời truân chuyên ấy! Đi sâu vào tình cảm của tác giả “…dù lớn vẫn là con của mẹ” có khi lại khơi dậy niềm đau mà khi nhức nhối ông đã bật lên những tứ thơ…những mong vợi bớt nỗi niềm…

Sẽ là chưa đủ nếu không nhắc đến những trở trăn về nỗi đau của người Phụ Nữ mà đại diện là Mẹ của đồng đội. Người mà chính ông đưa tay vuốt mắt trên chiến trường...Hay như bài thơ ông viết về Mẹ Âu Cơ và bài thơ viết về Những bà mẹ vô cảm của Những Thiên Thần Gãy Cánh....những bài thơ ấy người viết xin trích dẫn vào một dịp khác..

Người viết mong bài viết này như một lời sẻ chia, như một sự đồng cảm, xin gửi tới tác giả Hải Minh người lính già, người con hiếu thảo…

* Tác giả 70 tuổi là do Xuân Sơn đọc được trong một lời comment của chính tác giả..

Sài Gòn 30/10
Huỳnh Xuân Sơn

Đọc XIN HÃY TIN TÔI Của Tác Giả Hải Minh


Đọc XIN HÃY TIN TÔI của tác giả Hải Minh.


Tác giả Hải Minh như anh tự nhận "Tôi không phải nhà thơ./ Chẳng là Thi Nhân nhớn./ Một thằng gàn cà chớn./ Lấy chữ nghịch xếp câu" (Xin Em) Thế nhưng sau những lần "nghịch" ấy là những bài Thơ rất đặc biệt. Xin Hãy Tin Tôi là một trong những bài thơ khiến người viết dừng lại sau khi đọc vì sự đặc biệt, rất riêng, rất lạ trong dòng thơ đang lặng lẽ tuôn chảy không ngừng của anh...
Mạn phép tác giả người viết mang Nó ra đặt riêng một nơi, khui và thưởng thức như một chai Vang Đỏ có lẽ đã được ủ rất lâu mới mang chưng cất và trình làng....

Xin Hãy Tin Tôi!

xin em đấyđừng tin 
Những lời hoa vừa nói
Khi chiều nay coi bói
Yêu hay là không yêu ?

Hoa trinh bạch ,diễm kiều
Nhưng con tim vô cảm
Đi qua ngày năm tháng
Chữ yêu chưa tròn lời

Sao em không cho tôi
Một lần thôi cơ hội
Gặp lần nào cũng vội
Đâu đã nói gì đâu ?

Như trầm giữa rừng sâu
Chờ tay em bóc vỏ
Cả khi ngừng hơi thở
Vẫn một lời yêu em ! (Hải Minh)


Chai Rượu Tình vừa ngắm, vừa khui, chưa cần nhấp môi đã cảm nhận rằng ở trong Nó không chỉ có hương vị ngọt,nồng cay thơm của Rượu, mà còn là cả tấm lòng thành, cả nhịp đập khát khao chân thật của người ủ men, chưng cất gửi gắm vào...
Tác giả không cần rào trước đón sau, Xin Em Đấy! làm như Xin là Em sẽ mủi lòng ngay vậy:

Xin em đấy đừng tin 
Những lời hoa vừa nói
Khi chiều nay coi bói
Yêu hay là không yêu ?

Có lẽ khi cảm xúc trào dâng để bắt đầu vào Xin Em Đấy tác giả đã quên mình có lần từng khẳng định chắc nịch rằng:

Đừng tin quả đất hình tròn
Đừng tin hổ báo thương con quên mình (Sám Hối)

Vậy mà sau khi biết Em của mình đã "coi bói". Không biết kết quả cánh hoa cuối cùng rơi ra vào từ yêu hay là từ không? Chỉ biết rằng từ đó trái tim bấn loạn thúc giục phải "xin em" nào đâu chỉ xin em không còn đỡ...Ở đây là "Xin em đấy" chữ đấy nằm cuối câu như thể đã hết cách rồi mới phải "xin em đấy. Đừng tin" những gì đã bói!
Em đã trả lời ra sao ? tác giả không đề cập đến. Kết thúc khổ thơ mở, sang khổ thứ hai tác giả đã biến cuộc đối thoại với em thành độc thoại.
Bởi vẫn là từ phía Anh nửa như khẳng định, nửa như thanh minh:

Hoa trinh bạch ,diễm kiều
Nhưng con tim vô cảm
Đi qua ngày năm tháng
Chữ yêu chưa tròn lời

Em bói bằng hoa gì vậy tác giả ơi? Hồng, Cúc, Thiên Lý hoặc giả Dã Quỳ hay Xuyến Chi. Anh đặt loài hoa mà anh khẳng định là "trinh bạch diễm kiều" ấy bên cạnh "Con tim vô cảm" thì ý thơ đã tố cáo rằng kết quả ban chiều khi Em bói ắt hẳn là "Không yêu" rồi phải không?
Thêm nữa có lẽ Em cũng tin vào cánh hoa cuối cùng ấy thì phải? Còn nữa đã có lần tác giả đạt lên bàn cân mà đong đếm mà so sánh rằng:
Em sương thu bảng lảng
Tôi mưa hạ nát nhầu (Xin Em)
Vậy thì cái kết quả Không Yêu càng được củng cố thêm phải không Em? Phải không người hỏi? Và phải không tác giả?
Và đây nữa chứng cứ tố cáo người hỏi vốn không chỉ mang trên mình gánh nặng tự ti mặc cảm không thôi mà còn hay đổ thừa nữa...
Sao em không cho tôi
Một lần thôi cơ hội
Gặp lần nào cũng vội
Đâu đã nói gì đâu ?

Bốn câu thơ chất chứa sự lúng túng qua những từ, những âm lặp lại Tôi, thôi, Hội, vội, Nói và hai từ Lần, hai từ Đâu? Thanh minh hay là chống chế vậy nhỉ? Có lẽ ở đây có cả hai bởi người viết đồ rằng đã nhiều rất nhiều lần người hỏi đã nói ít nhất là nói một mình... Chả phải "gặp lần nào cũng vội" cũng chẳng phải do không có "cơ hội"...Để giờ đây tự mình hỏi mình, tự mình nói với mình "đâu đã nói gì đâu?" Nói gì là nói gì đây? Người viết tin rằng nếu như không có câu thanh minh kiểu như tự hai bàn tay nói với nhau này thì rất nhiều người trong đó có người viết đã tin rằng người mà "Bảng lảng sương thu" ấy quả thật đã có "trái tim vô cảm".

Em vẫn chưa trả lời! Cuộc độc thoại của Lãng Tử Đa Tình tự ti mặc cảm vẫn chưa dừng lại!

Như trầm giữa rừng sâu
Chờ tay em bóc vỏ

Một khổ kết bất ngờ, ở đó người hỏi đã thoát xác để trở thành một Trang Nam Tử kiêu ngạo tự nhận mình "Như trầm giữa rừng sâu". Trầm dẫu đang nằm trong cội rễ ven rừng, hay trong nương rẫy, vườn tược nhà ai cũng cần phải có duyên, có lộc mới gặp được, huống gì nằm giữa "Rừng sâu" mà mong "Chờ tay em bóc vỏ"...
Ôi! có lẽ mơ vẫn mãi chỉ là mơ thôi! Bởi cho tới câu kết đại từ nhân xưng Anh vẫn chưa lộ diện thì thử hỏi lời trách Em có "trái tim vô cảm" Hay lần "gặp nào cũng vội" để anh không có cơ hội "Nói gì đâu" đã gửi đi đúng địa chỉ chưa? Chứ nói gì đến một ngày nào đó khối Kỳ Nam nằm lẩn khuất đâu đó giữa rừng sâu có khi còn trong cội già mục ruỗng sẽ phát lộ bởi tay "Em bóc vỏ".
Thôi có lẽ những gì tác giả đã viết trong một lần trước Xin Em nó đã vận vào mình rồi! Tác giả có nhớ mình đã viết gì không? Để người viết nhắc lại giùm nhé!

Một giao mùa đã cũ
Tình cờ mình biết nhau

Không chung một nhịp cầu
Mà mơ hoang mây trắng
Chạy trời không khỏi nắng
Đêm rót họa vào thân

Rất xa mà rất gần
Huyễn mình trong ma mị
Thôi chấp gì em nhỉ
Cứ kệ tôi trộm yêu (Xin Em- Hải Minh)

Đó ! Bây giờ thì có lẽ không yêu mà cánh hoa ban chiều Em bói ... Anh dẫu có Xin Em Đấy thêm bao nhiêu lần nữa thì khối "Trầm giữa rừng sâu" ơi! cứ việc "Trộm yêu" đi chẳng ai chấp trách gì người yêu trộm mình đâu, dẫu cho cô ấy có biết rõ mười mươi đi nữa... Phụ nữ Á Đông mà chả nhẽ "Cọc đi tìm trâu".
Nhưng chắc chắn Em của Anh tin, người viết tin, và sẽ có rất nhiều bạn đọc tin ở câu kết này.

Cả khi ngừng hơi thở
Vẫn một lời yêu em !

Và người viết tin và mong rằng "Trai Xứ Đoài không nói hai nhời !"(HM)!


Cùng khui, cùng uống cạn Xin Em Đấy với tác giả với bạn đọc tới đây Người viết đã viết ra hương vị ngọt, nồng, cay một chút thơm và xin giữ lại một chút dư vị đắng nếu có...
Người viết muốn mượn một khúc thơ rất thật, rất thơ, nặng tình của tác giả Hải Minh viết có lẽ cũng dành tặng cho người phụ nữ có tên Em trong Xin Em Đấy, thay cho lời kết của mình.

Người yêu ơi bao bài thơ tôi viết
Để tặng em -gọi về thuở ban đầu
Dù gặp muộn vẫn nồng nàn tinh khiết
Thơ xếp dầy đâu có gửi được đâu ?(Cho Người Ở Lại- Hải Minh)
............
Sài Gòn 14/11/2015
Huỳnh Xuân Sơn

Đọc CÔNG BẰNG Của Tác Giả Hải Minh



Công Bằng

Chia em một nửa mùa hè
Riêng mầu hoa phượng -tiếng ve chung dùng
Để hồn đồng điệu rưng rưng
Để con tim nhắc mình đừng quên nhau (Hải Minh)


Bốn câu Thơ chẳng có từ nào Công Bằng cả, nội dung hồn cốt của nó lại càng không công bằng.
Công Bằng là một khái niệm trừu tượng nhưng theo thiển ý của người viết thì Công Bằng là chỉ việc làm hay hành động đúng...
Ở bài Thơ này tác giả đã chia ra hai vế khác nhau xét về toán học thì số lượng câu chữ có vẻ đã Công Bằng..
Vế thừ nhất
Chia em một nửa mùa hè
Riêng màu hoa phượng tiếng ve chung dùng
Với người viết thì chẳng có gì là công bằng ở đây hết. Mùa hè là sở hữu của chung... Tác giả viết "chia em" mà không viết rõ là ai chia?
Tác giả ư? không được! Mùa hè đâu của riêng tác giả?
Hơn nữa hoa phượng và tiếng ve thì lại chiếu cố cho chung dùng. Vậy nếu như người mà tự cho mình quyền được chia, không cho dùng chung có được không?
Hỏi có lẽ chỉ để hỏi, bởi cả tác giả, Em, người viết và bạn đọc đều đã có câu trả lời cho riêng mình!


Trở lại với về thứ nhất của bài thơ Công Bằng. Tự nhiên ai đó đòi có cái quyền cho mình là được " chia em" hẳn "Một nửa mùa hè".
Công bằng quá phải không tác giả ?Bởi chia nửa thì rõ ràng hai bên bằng nhau rồi! Thế nhưng mùa hè có hai biểu trưng đặc biệt nhất là hoa phượng và tiếng ve  thì lại "chung dùng" Có vẻ như cũng Công Bằng nốt...
Cứ cho là đã có Công Bằng đi ta đến với về thứ hai của bài thơ

Để hồn đồng điệu rưng rưng
Để con tim nhắc mình đừng quên nhau

Chẳng có sự chia chác gì ở đây mà hai câu thơ này là hệ quả của việc chia và chung dùng ở vế thứ nhất.
Để hồn đồng điệu rưng rưng? Qủa thật chẳng có gì là công bằng cả, Sau khi chia, sau khi dùng chung lại phải cùng nhau rưng rưng! Nếu không chia, không dùng chung thì một tâm hồn sẽ lạc lối với tâm hồn còn lại ư? 
Và đây nữa:
Để con tim nhắc mình đừng quên nhau!
Câu thơ kết xô người viết cái ầm vào biển đời bão tố, đầy những bất công và ngàn vạn điều thắc mắc.
Câu hỏi lớn nhất là bài thơ Công Bằng nhưng nội dung hàm chứa điều gì liệu có Công Bằng hay không?
Cả bốn câu thơ chỉ có một lần chia, mà chia em thì ắt hẳn là người muốn chia nhận thấy như vậy là công bằng. Không! 
Văng vẳng đâu đây nhe như tiếng  ai đang nói "Phần thắng luôn thuộc về kẻ mạnh!"
Suy cho cùng người nhận thấy làm như vậy, để rồi được như thế vậy là Công Bằng.
 Ắt hẳn là người muốn "Chia em"! Nếu giờ này người viết mang gán cho tác giả Hải Minh chính là chủ thể đòi được cái quyền "Chia em một nửa mùa hè" Người viết sẽ mạn phép xin được lạm bàn với tác giả về hai từ Công Bằng của anh như thế này!
Anh viết Công Bằng nhưng thực chất là bất công, Anh mang cái chung ra bao biện  để cho mình nắm cái quyền sinh sát vào tay!
Mùa hè hôm nay đẹp lắm anh ạ! Hoa Phượng đỏ reo vui tron nắng gió thanh bình, Dàn đồng ca mùa hạ vẫn đang ngân nga giai điệu hoan ca dường như bất tận.., Bên đường bằng lăng vẫn tím ngắt, hoa sen vẫn  hồng, tiếng ếch đang rộn ràng trong đêm mưa. 
Chẳng phải như mùa hè đỏ lửa năm nào anh học trò khoác áo nhà binh cầm súng lao lên làn đạn để rồi cảm "Có một mùa hè không hoa phượng " nữa!
Đại ngàn Trường Sơn hôm nay cây xanh phủ kín, đường cái quan rộng rãi tiếng suối trong veo róc rách đã xoá hết những dấu tích hoang tàn, ngày bước chân anh in dấu ấy đã lùi xa vào quá khứ hơn bốn mươi năm rồi!
Tâm tư anh lính già hôm nay chắc hẳn bên mình có sự đồng điệu của nhiều tâm hồn khác xin anh đừng cảm Hạ rằng:
lại mùa ve rỉ rả
kể chuyện cũ đại ngàn
phượng trải thảm mang mang
đỏ như lời gấc chín (Hạ - Hải Minh)

Mùa Hạ đến ngoài kia hoa sưa thơm nồng, hoa loa kèn tinh khôi, thảm lá sấu vàng ươm vương trên khắp các con phố ... Hà Nội thanh bình và đẹp lắm anh hãy bước ra phố hít thở mùi hương đêm vắng để cảm rằng vẫn còn có chút Công Bằng dù ít ỏi đó chứ!  Xin đừng nằm đó một mình nói chuyện quá khứ, gặm nhấm nỗi buồn mất mát như anh đã viết:
chuyện ngày xưa
lại thủ thỉ trắng đêm (Tháng Tư - Hải Minh)
Xin trở lại với Công Bằng. Tác giả hay người "chia em" Đã, đang và vẫn sẽ biết, trên đời thật khó có công bằng. Bất công luôn có bên cạnh Công Bằng!  Biết vậy nhưng cũng như ông Bill Gates đã nói  rằng “Cuộc sống vốn không công bằng hãy tập quen dần với điều đó.” “Chúng ta không bao giờ có thể thay đổi cả thế giới. Sự bất công luôn tồn tại trong xã hội hiện đại vì thế hãy cố gắng thích nghi.”

Vâng với riêng tác giả Người viết muốn chia sẻ rằng. Sẽ chẳng bao giờ có Công Bằng với những người lính đâu! Các Anh cầm súng ra trận, quên đi tuổi trẻ, quên đi cả tính mạng mình. Anh đã đi và từng thấy "Đỏ trên cây là máu bạn bè tôi" Rồi "cả dòng sông là một nghĩa trang trôi". Làm sao tìm sự công bằng cho những gì đã thuộc vào lịch sử đây?
Vậy thì "chia em một nửa mùa hè" phỏng có ích gì? Và người viết tin trong Công Bằng Em không phải là một bóng hồng,một giai nhân nào cả... Em của tác giả và của riêng tác giả người viết không dám lạm bàn. Chỉ biết rằng mùa hè đến dù không "chia em" Thì hai nửa...vẫn song hành hoà quyện làm một, hai tâm hồn vẫn luôn đồng điệu và không cần con tim nhắc chẳng bao giờ Tác giả quên đâu. Mỗi năm cứ mùa hè đến hoặc giả chưa giây phút nào tác giả quên Em, quên đi mùa hè.
Rất may mắn cho tác giả trong sự bất công vây quanh, vẫn luôn hiện hữu một sự Công Bằng ít nhất là một tổ ấm bình yên mà có lẽ khi nhận ra tác giả đã không phải thốt lên hai chữ muộn màng.
Tôi tìm được chốn bình yên
Là nơi mái lá ,vợ hiền ,con thơ (Nơi Bình Yên - Hải Minh)

Bấy nhiêu có lẽ đã an ủi phần nào cho sự bất công ẩn sau câu chữ của Công Bằng.

Cám ơn tác giả Hải Minh đã viết Công Bằng để người viết có dịp trải lòng vào câu chữ... Có thể những gì người viết viết ra đây chưa cùng góc nhìn và nhịp đập trái tim với phần đông bạn đọc cũng như tác giả. Rất mong nhận được sự lượng thứ
Sài Gòn 10/4/2016
Huỳnh Xuân Sơn

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Cảm Nhận Hoa Chuối Của Tác Giả Hải Minh

Cảm Nhận Hoa Chuối của tác giả Hải Minh!

Tháng mười mở cửa tiễn Thu với nhiều sắc hoa rực rỡ! Không hẹn nhưng sao tôi luôn bâng khuâng chờ đợi, Chờ đợi để được gặp một loài hoa nhỏ nhắn không đài các kiêu sa như Hồng, như Ly. Không ngào ngạt thanh tao như Nhài, nhưng trong trắng tinh khôi,
Chờ đợi Họa Mi như một lời hẹn thề rất riêng. 
Họa Mi chưa cất tiếng thì bất ngờ tôi lại được chiêm ngưỡng một loài hoa bình dị khác của tác giả Hải Minh. Chỉ nhìn tựa bài là cảnh cũ quê xưa với thời niên thiếu ùa về! Nhưng khi đọc xong bỗng nhận ra loài hoa ấy đẹp nao lòng, chứ không như xưa nay tôi vẫn hờ hững nghĩ về nó!
Dẫu đã từng say đắm Ba Tiêu (cây chuối) Của Ức Trai ! Cũng đã từng cảm Phục ông khi búp chuối non xanh ấy vào thơ ông lại hóa thân thành bức thư tình kín đáo của một giai nhân mong người nhận đón đọc.
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem (Cây chuối)
Nhưng tôi vẫn ngạc nhiên và thích thú khi thấy tác giả Hải Minh hôm nay có cái nhìn khác lạ, đặc biệt về bông hoa chuối!

HOA CHUỐI 

Thắm như máu chảy qua tim
Êm như mùa gặt tiếng chim cu gù
Cánh ôm nhau ấp lời ru
Quản gì nắng gắt sương mù hanh hao 

Chắt chiu từng giọt ngọt ngào
Hương không toả mà lặn vào bên trong
Mỗi cánh rơi đau xé lòng
Để từng nải nhỏ cong cong chào đời 

Lọc bao tinh tuý giữa trời
Hóa về với đất trao người trái thơm (Hải Minh)

Một vòng đời Hoa Chuối được tác giả gói gọn trong năm cặp Lục Bát nhuần nhuyễn về niêm vần!
Một thể thơ cổ được một trang nam tử qua tuổi lục tuần chọn để gửi gắm một loài hoa quen thuộc gần gụi nhưng ít thi sĩ xưa nay lưu tâm để ý. Họa huần mới có, thì cũng chỉ là thoáng qua như Nguyễn Mỹ
Tôi biết cái màu đỏ ấy
Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người (Cuộc Chia Ly Màu Đỏ)
Hay như Tố Hữu 
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng (Việt Bắc) 
Hôm nay Hoa chuối đi vào thơ Hải Minh và ngự trị trong trái tim tôi cũng với màu hoa đỏ nhưng rất riêng biệt!

Thắm như máu chảy qua tim
Êm như mùa gặt tiếng chim cu gù 

Hoa Chuối được tác giả giới thiệu bằng phương pháp lung khởi ! Màu hoa đỏ ấy Thắm như màu máu chảy qua tim ! Màu nó Đỏ tươi vì đã được nhịp đập của buổng tim chuyển hóa.
Thật lạ và thật đặc biệt khi sự mịn màng êm ái của cánh hoa lại được tác giả miêu tả "Êm như mùa gặt tiếng chim cu gù"!
 Nếu bạn cũng là người xa xứ nhưng được sinh ra ở làng, lớn lên với hương đồng gió nội, cùng những mùa vụ.  Hẳn bạn cũng như tôi lúc này, nghẹn lại nơi ngực trái một nỗi niềm riêng với những gì mà câu thơ vửa gợi tả!
Vâng tác giả ơi! Êm ái và ngọt ngào làm sao khi mùa về no đủ, bên  những tiếng gù  thao thiết gọi bạn tình của loài  chim hiện thân cho âm thanh của đồng quê.
Và tác giả ơi! Hình tượng này vào thơ mới đắt giá làm sao  bởi "Chim cu gáy thường sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ đơn thê, kén bạn tình nhưng gắn bó chung thủy".! Bông Hoa Chuối của tác giả vừa giới thiệu hẳn là bông hoa vửa độ căng tròn chờ đợi.. Như cô gái thôn quê 17 tuổi! đang thì căng tràn sức sống! Hai câu thơ mở bức màn dẫn người đọc vào khám phá Hoa Chuối quả thật có sức níu kéo ghê gớm, khiến người viết có cảm giác tức ngực và hụt hơi khi theo dòng chảy ý thơ dẫn dắt!

Cánh ôm nhau ấp lời ru
Quản gì nắng gắt sương mù hanh hao !

Vâng tác giả ơi! từng lớp, từng lớp cánh êm ái ấy ôm ấp nhau, quấn quýt nhau nương tựa vào nhau "yêu trong nắng gió" để cùng nghe, để cùng uống, để cùng cảm, từng  âm thanh dìu dặt của mưa phùn mùa xuân, âm thanh rộn rã của những trận mưa rào đầu hạ, âm thanh dìu dặt của mưa ngâu mùa thu!
Tất nhiên không thể thiếu âm thanh ngọt ngào của lời ru bên nôi khi những bà, những mẹ, những chị! trưa nắng hay đêm về cất tiếng!
Và còn nữa những âm thanh ru hời qua câu hò, điệu ví, những làn điệu dân ca vang lên từ buổi làm đồng, từ những bờ đê hoặc giả những bờ vùng bờ thửa của các nam thanh nữ tú, của các ông bà, các cô chú các anh chị cũng như tiếng líu lo của bầy trẻ nhỏ! Tất cả, tất cả thành những lời ru mà Hoa Chuối ấp ủ nâng niu mỗi ngày.. 
Và tác giả ơi! bạn đọc ơi! lớp lớp cánh mịn màng êm ái ấy bên nhau đi suốt vòng đời thì hà cớ gì phải sợ  nắng lửa hay giá đông?
Một vạt nắng quái  hay dăm làn sương lạnh chỉ làm cho Em thêm mặn mà hơn, cứng cáp hơn trước những giông bão mà thôi!

Chắt chiu từng giọt ngọt ngào
Hương không toả mà lặn vào bên trong 
Mỗi cánh rơi đau xé lòng
Để từng nải nhỏ cong cong chào đời 

Hoa Chuối đã được kết tinh từ tình yêu tận hiến của cây mẹ, sau những tháng ngày chắt chiu sương nắng, chống chọi với giông bão nay đơm nụ khoe bông!
 Hoa Chuối được tác giả giới thiệu hôm nay và từ xa xưa tới giờ "Hương không tỏa mà lặn vào bên trong". Không như các loài hoa khác khoe sắc rực rỡ, Tỏa hương ngào ngạt.
Bông hoa nào rồi cũng phải hồ tàn hoa chuối không ngoại lệ. Nhưng sao khi đọc và cảm câu thơ miêu tả sự lìa đài hoa cũng là lúc kết trái của hoa chuối lại nặng lòng đến thế.
Mỗi cánh rơi đau xé lòng!
Câu thơ được ngắt nhịp không suôn sẻ như từ đầu bài thơ nữa, Tác giả đã để nhịp thơ ngắt đôi 3/3
Mỗi cánh rơi
Đau xé lòng!
3 động từ cho một câu thơ sáu chữ !Phải chăng là quá nhiều! Phải chăng là chưa đủ để diễn tả hết ý thơ?
Tác giả ơi ! Bạn đọc ơi! Tôi ơi! chỉ là một cánh hoa rơi khi đã hồ tàn nhường chỗ cho đài hoa kết trái thôi mà cớ sao đau đến xé lòng vậy?
Người viết trộm nghĩ : Phải chăng bông hoa chuối lúc này không còn là cô thiếu nữ nữa mà đã trưởng thành ! Tình yêu kết trái vừa chào đời! Khoảnh khắc hạ sinh ấy  Tuy có đau đớn đấy  nhưng lại là khoảnh khắc là niềm hạnh phúc vô bờ đối với những người làm mẹ!

Lọc bao tinh tuý giữa trời
Hóa về với đất - dâng người trái thơm

Một cặp câu kết vừa hiện diện ! 14 chữ đã nói đủ nói hết và kết thúc một vòng đời bông Hoa Chuối!
Bài thơ đã kết nhưng đồng thời mở ra chiều cảm nhận khác sâu xa hơn cho cá nhân người viết!
Hoa Chuối của Hải Minh hôm nay không còn là bông hoa bình dị khiêm nhường như ca dao xưa đã mượn để ví von
Nhà em không hiếm chi hoa
Chanh chua, chuối chát, cải cà nhiều hung (Ca Dao)
Mà ở đây Hoa Chuối với thủ pháp mượn vật tả tình nhân cách hóa tài tình tác giả Hải Minh đã mượn hình ảnh bông Hoa Chuối cùng những đặc tính sinh học của nó để miêu tả một người thiếu nữ, chẳng phải giai nhân đài các kiêu sa như nhiều thi sĩ đã viết. Người con gái sau bông Hoa Chuối kia hẳn là một thôn nữ bình dị nhưng thanh cao! Mặn mà xuân sắc khiêm nhường mà cao cả! Với những đức tính chịu thương chịu khó hy sinh tất cả cho chồng con!
Hoa Chuối phải chăng là hiện thân của người phụ nữ Việt mà ta có thể gặp mỗi ngày nhưng đã vô tình lướt qua hoặc giả hờ hững với cái bình dị chân chất gần gụi mà thanh cao bấy lâu nay!

Sài Gòn 16/10/2018
Huỳnh Xuân Sơn!



Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Đọc Mộng Của Tác Giả Hải Minh


Đọc Mộng Cùng Tác Giả Hải Minh

Nhắc đến Mộng hẳn không ít lần bạn giống tôi cất tiếng hát khe khẽ!
Làm sao giết được người trong mộng
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng. (Phạm Duy)
Nhưng không phải ai cũng hận người yêu một thời như thế! Thơ ca hiện đại hôm nay  có những giấc Mộng rất tình, rất thật vào thơ khiến người đọc, đang đọc phải dừng lại như sợ đọc xong giấc Mộng ấy tan biến mất như chủ nhân của nó vừa thức dậy!
Mang tâm trạng như thế Tôi lạc vô giấc Mộng của tác giả Hải Minh!

MỘNG


Đêm qua theo giấc mộng lành
Tôi vào mảnh đất Long Thành tìm em
Một đời mãi gọi Kim Sen
Một đời ám ảnh mắt đen học trò

Tóc thề ,chân sáo ngây thơ
Em trao lính trận giấc mơ đầu đời
Tôi theo chiến dịch - rã rời
Lần đầu tiên biết đôi môi tuổi hồng

Lần đầu tiên giữa thinh không
Bà ba-quân phục ,mây hồng quyện nhau
Huơng sầu riêng ở vườn sau
Cứ len vào nụ hôn đầu -ngất ngây ! (Hải Minh)

Vẫn là dòng chảy róc rách trên dòng suối nhỏ Hương Giang đã đang và mãi reo vui nhảy múa với những cặp vần Sáu Tám câu từ giản dị dễ hiểu dễ nhớ nhưng ẩn sâu trong nó là những ý thơ ma mị dài rộng và sâu hun hút. Vượt  trên tất cả là tình thơ trong vắt đẹp đến nao lòng!

Tóc thề ,chân sáo ngây thơ
Em trao lính trận giấc mơ đầu đời
Tôi theo chiến dịch - rã rời
Lần đầu tiên biết đôi môi tuổi hồng!

Bốn câu thơ với những gì văn bản vừa thể hiện thì không cần giả thích thêm một từ nào nữa. Tất cả chúng ta đều hiều hai người họ một thiếu nữ tuổi đôi chín có lẽ lần đầu con tim biết loạn nhịp trước người khác giới! Còn đối phương lại là một anh lính mà theo như tác giả thì sau những ngày tham chiến thân xác rã rời! Có lẽ tuổi cũng chưa nhiều hơn em bao nhiêu! Bởi thế hệ tác giả mấy ai học xong mới vào lính! 
Em thì "trao lính trận giấc mơ đầu đời"
Anh thì "Lần đầu tiên biết đôi môi tuổi hồng"
Nếu thời nay khi mà cuộc sống thừa no đủ thì câu chuyện yêu nhau giữa hai người rất dễ hiểu và na ná nhau...
Nhưng hãy ngược dòng về những năm giữa thập niên 70 của thế kỷ trước thế hệ tác giả, thế hệ cha chú tôi thanh niên trai tráng tới tuổi trưởng thành là lên đường ra trận. 
Nhà Thơ Phạm Ngọc Lư năm 1972 ông có viết Biên Cương Hành sau thất bại của miền nam Việt Nam trong chiến dịch Hạ Lào. Tâm tư người lính trẻ vào thơ ông thế này đây:
“Trông núi có khi lầm bóng vợ
 Ôm đá mà mơ chuyện yêu đương!
Còn những người lính đến từ miền Bắc Việt Nam thì sao? 

Tôi xin mượn lời anh lính già Hải Minh để nói về tâm tư người lính những lúc bom ngừng rơi, đạn ngừng nổ:“Nỗi khát yêu của lính - đói rét, bom đạn, kể cả cái chết họ cũng không sợ, cái họ sợ là nỗi cô đơn, cô đơn đến mất ý chí, đến phát rồ phát dại -Trần truồng chạy trong rừng gào gọi tình yêu. Cũng không biết bao nhiêu người ngã xuống có trở thành thiên sứ không khi mà họ còn trinh trắng?”

Biết thêm vậy để thấy vẻ đẹp đặc biệt trong MỘNG hôm nay ! Không chỉ đôi môi tuổi hồng khi lần đầu tiên người lính trẻ biết yêu, được yêu khi trao và nhận!
Mộng vẫn còn đang mộng mị đẹp đến sững sờ

Lần đầu tiên giữa thinh không
Bà ba-quân phục ,mây hồng quyện nhau
Huơng sầu riêng ở vườn sau
Cứ len vào nụ hôn đầu -ngất ngây ! 

Cảm xúc yêu và được yêu của hai người lần đầu dâng hiến! đã được tác giả sử dụng biện pháp mượn vật tả tình để chuyển tải thông điệp. 
Nụ hôn ấy chẳng "Thơm nồng màu nắng hạ hay tinh khôi như bông xuyến chi" mà tôi vừa đọc ở đâu đó xong. Cũng chẳng lãng mạn đến trần trụi như anh lính già Phạm Tấn Thu
Trong tay anh không gian vẫn rộng
Giọt mồ hôi chen giữa làn da (Ước)
Nụ hôn ở đây trong veo đơn giản đến thánh thiện làm ngỡ ngàng người đọc là tôi.
"Bà ba - Quân phục" "Quyện nhau" có "mây hồng" chứng dám! Chúng tôi chỉ ngất ngây thế thôi . tất cả vẫn được kiểm soát và rằng không chỉ có mây hồng mà còn cả hương sầu riêng làm chứng nữa.. Tác giả muốn nói thế thì phải?
 Còn người viết bất chợt lại có một suy tư khác!
Mộng này không hẳn là Mộng. Mộng và thực rất mong manh! trong mộng có thực và hiện thực là mộng mang tới! Một khổ thơ làm điểm nhấn cho cả bài thơ vừa có trời mây có hương hoa có cảm xúc dâng hiến đắm say! Một nụ hôn có thật trong đời luôn hiện hữu khi thức và len vào Mộng khi ngủ
Vâng anh không cần nói thì bạn đọc vẫn biết nó thánh thiện đến đâu? Nó trong sáng thế nào để cho Anh hôm nay phải mượn  Mộng để khoe với bạn đọc đấy thôi

Đêm qua theo giấc mộng lành
Tôi vào mảnh đất Long Thành tìm em
Một đời mãi gọi Kim Sen
Một đời ám ảnh mắt đen học trò

Một bông Sen Vàng hàm tiếu khi xưa trao cho anh hương thơm tinh khiết đầu đời! Bông sen ấy hẳn nay cũng đã mãn khai hoặc giả hồ tàn! 
Nhưng có hề chi! Hai lần Một đời lặp lại trong khổ thơ mở đầu như một lời khẳng định chắc chắn của một đấng trượng phu!
Một Mộng không có hồi kết hẳn Anh đã bị đánh thức để rồi khi tỉnh dậy giấc MỘNG vào thơ !
Nhưng Mộng có lẽ như một Bến Mê để đêm đêm anh tìm về! Sống với Mộng nên Mộng luôn có cái kết mở...
Người mơ mũ áo xênh xang
Ta mơ chải tóc giúp nàng -xõa vai

Người mơ thục nữ ,trang đài
Ta mơ đôi má lúm hai đồng tiền 
Mắt cười ma mị -thôi miên
Gió nâng tà áo làm duyên với đời(Mộng- HM)
Phải chăng Bông Sen Vàng hàm tiếu năm xưa luôn thơm ngát hương trinh mỗi khi anh chìm vô giấc ngủ! Là Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm hôm nay!
Bắt đầu ngay lúc này tôi sẽ không hát Giết Người Trong Mộng nữa cũng bởi Mộng của tác giả Hải Minh và một phần chưa trả lời được câu kết của Phạm Duy 'Giết người trong mộng? Hay giữ người trong mộng?"
Sài Gòn 14/10/2018
Phương Lan

Cùng Say Với Hải Minh



Say Cùng Hải Minh

Lang thang trên mạng gặp câu "Uống nhầm một ánh mắt ! Cơn Say theo cả đời"! Người viết cứ nghĩ mãi tại sao có người lại uống nhầm và tự lục vấn có lần nào đó mình đã "Uống Nhầm" một ánh mắt hay chưa?
Chưa ra kết quả thì lại thấy có một Tao Nhân Cố Tình uống cạn một ánh mắt!
Tao Nhân ấy là Giang Hương Vương trong một chiều có lẽ đã có nhiều men cay chảy theo ngòi bút!

SAY !

Em đánh rơi ánh mắt
Vào chén rượu nồng cay
Tôi cố tình uống cạn
Để một đời cuồng say


Em bảng lảng heo may
Tôi nát nhầu mưa Hạ
Một chiều Thu bóng ngả
Tình cờ mình quen nhau

Không chung một nhịp cầu
Mà mơ hoang mây trắng
Khói thuốc vàng đêm vắng
Tàn rát bỏng bàn chân

Rất xa mà rất gần
Huyễn mình trong ma mị
Thôi ! chấp gì em nhỉ
Cứ để tôi trộm yêu (Giang Hương Vương)

Ý Thơ Say được tác giả chuyên chở bằng thể thơ Ngũ Ngôn với những câu từ gần gụi đã được chọn lọc và trau chuốt kỹ lưỡng trước khi sắp đặt ! Say một trạng thái không cân bằng về tâm lý hoặc hệ thần kinh.. Lại được đặt cho tựa đề hẳn tác giả phải có lý do riêng.
Thông thường người ta khi đang say rượu rất ít khi nhận mình là đã Say. trừ một vài trường hợp đặc biệt như Say nắng, say sóng, hoặc say mê một thứ gì đó khác!
 Muốn biết tác giả đã để nhân vật trữ tình trong thơ mình Say do đâu? và tại sao? mời bạn cùng tôi nhấp chung rượu ta Say cùng tác giả !

Em đánh rơi ánh mắt
Vào chén rượu nồng cay
Tôi cố tình uống cạn
Để một đời cuồng say

Có lẽ tác giả không cần biết ánh mắt em đánh rơi và mình cố tình uống cạn kia là nhầm hay đã quyết định đúng! Chỉ biết khi chút nồng cay ấy được trộn hòa cùng ánh mắt em, nó đã làm cho anh "Một đời cuồng say". Cuồng say chắc chắn anh không say rượu!
Em có quay lại đi tìm ánh mắt đánh rơi hay không? tác giả không nói! hay bởi chính anh cũng đang say theo chủ thể trữ tình trong Say. nên không nói?
 Câu hỏi này người viết gửi lại đây để đi tiếp vào trong Say 

Em bảng lảng heo may
Tôi nát nhầu mưa Hạ
Một chiều Thu bóng ngả
Tình cờ mình quen nhau!

Theo văn bản khổ thơ này khắc họa thì Em và Tôi của tác giả "Xứng đôi vừa lứa"! Bên bảng lảng heo may thì cũng vừa qua hạ. Tôi nát nhàu mưa hạ" thì đã rõ.. Nhưng Tôi của tác giả ơi!  là nam nhi chi chí sao lại tự để mình lép vế trước Em vậy? 
Tình cờ quen nhau khi chiều thu bóng ngả? Phải chăng lúc này cả hai cùng tóc phai theo màu nắng chiều đổ? Người viết đồ rằng cả hai đều không còn trẻ nữa .. Nhưng những cơn say thì đâu có tuổi để tác giả trao cho Tôi cho Em thêm một chút e ấp, một chút đắm say, một chút thẹn thùng ....
Người viết trộm nghĩ tại sao không để cho Em dịu dàng heo may. Tôi ào ào mưa hạ nhỉ?
 Nhưng không! đây là Say của tác giả cơ mà!
 Nghĩ vậy thôi nhưng Say còn một nửa chặng nữa! Họ mới quen nhau thôi phải không tác giả?

Không chung một nhịp cầu
Mà mơ hoang mây trắng
Khói thuốc vàng đêm vắng
Tàn rát bỏng bàn chân

Thấp thoáng đâu đây là hình dáng và tâm hồn của một Tao Nhân đa sầu, đa cảm trong Say mất rồi. Em đánh rơi và Tôi của tác giả cố tình uống cạn. Không cho em có cơ hội nhặt lại ! 
Giờ đây biết "Không chung một nhịp cầu" Lại mơ màng "theo mây trắng trên cao"  Để rồi khi nhận ra "Em đâu phải là chiều mà nhuộm anh đến tím". Tôi ơi! Tác giả ơi! Em là em dẫu có "bảng lảng heo may" thì hoàng hôn vẫn rủ. Đêm sẽ về.
Người cô đơn sợ nhất khi màn đêm bao phủ, Nếu Say ánh mắt ai kia thì giờ đây ai kia mới thật sự ngấm cơn Say .. 
Khói thuốc nào có thể làm vàng đêm vắng được đây?
 Khói thuốc bay "cuộn vòng bao dấu hỏi"? Nhưng càng hỏi lại càng thấy câu trả lời mất hút hoặc giả còn bảng lảng theo mây, bồng bềnh theo gió. Say vẫn hoàn say. Thuốc vẫn cháy khói vẫn bay còn người hút có lẽ  mải mê Say, mải mê dõi mây trắng bay nên Tàn rơi rát bỏng bàn chân!
Một thi ảnh rất thật, rất tình và cũng rất thơ nhưng cũng rất ám ảnh hiện diện trong Say. Thi ảnh này khắc họa dần rõ nét chân dung một Lãng tử  đa tình, đang phải ôm  một mối tình đơn phương hình như trong vô vọng mất rồi!
Em đánh rơi trong một lần vô tình gặp nhau,chứ nào phải em Trao cho anh rồi mời anh "Uống cạn" đâu? Là người viết muốn bênh vực cho em đấy! Dù sao thì Say cũng vừa được tác giả Giang Hương Vương đặt những câu kết!

Rất xa mà rất gần
Huyễn mình trong ma mị
Thôi ! chấp gì em nhỉ
Cứ để tôi trộm yêu!

Bốn câu thơ tác giả đã nói rõ, nói đủ về Tôi! Và giải thích cho cái sự Say của mình ! Cố tình uống cạn rồi chếnh choáng Say mà còn khẳng định Say cả đời này chỉ để "Trộm yêu" Có lẽ trên đòi này chỉ có Tôi trong Say của tác giả mới có những suy nghĩ và hành động như vậy mà thôi!

Bài Thơ Say tác giả đã sử dụng phươn pháp ẩn dụ rất tài tình. Anh đã để nhân vật trữ tình của mình mượn cớ Say để được nói ra tình cảm chân thành  dẫu mới "Trộm yêu" với Em, người chỉ tình cờ gặp nhau. Trong hoàn cảnh em cũng chỉ Vô tình đánh rơi một ánh mắt! Để rồi anh uống cạn  khiến giờ đây anh phải "nghiêng ngả vì em"!
Say mang ý thơ không mới, Nhưng qua nghệ thuật sử dụng câu chữ chuyển tại ý thơ tài tình của tác giả nên không chỉ Tôi, Em, Tác Giả, Người Viết và  có lẽ có thêm nhiều bạn đọc khác nữa thấy có mình trong những ý thơ Tình Sâu ý rộng!
Tới đây người viết rất mong chủ thể trữ tình trong thơ cùng tác giả Giang Hương Vương  đang  ngon giấc và có những giấc mơ thật đẹp, để sau khi tỉnh dậy không còn phải "Say cả đời" nữa...
Vâng người viết như vừa nghe tác giả thì thầm bên tai:
:
Hãy để tôi ngủ ngon trên cỏ rối
Xin đừng ai đánh thức giấc mơ hoang
Để mùa Thu và tôi và em nữa
Tay trong tay khám phá chốn địa đàng!(Mơ Thu )

Sài Gòn 14/ 10/2018
Phương Lan


Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Đọc Có Nhớ Của Tác Giả Giang Hương Vương



"Bạn có thể mất một giây để cảm thấy thích một người, một phút để  yêu một người. Nhưng phải mất cả đời để quên đi người đó"
Câu danh ngôn ấy đúng sai với bạn người viết không dám lạm bàn, nhưng với người viết thì có lẽ đúng và ít nhất có thêm chủ thể trong bài thơ Có Nhớ cùng tác giả Hương Giang Vương !
Giả định ấy được củng cố thêm khi đọc và đồng cảm với tác giả qua một lời khẳng định không dễ thốt ra từ một chàng lãng tử phong lưu như chủ thể của bài thơ ta thường gặp trong Thơ Giang Hương Vương:


CÓ NHỚ

Có hai đôi mắt
Chẳng dám nhìn nhau
Sợ thời mây trắng
Ùa về gọi ...đau

Có bốn con mắt
Giấc ngủ chẳng sâu
Chập chờn, hư ảo
Bãi bồi nương dâu

Vô tình như nước
Trôi qua chân cầu ?
Không! Không phải thế
Nhớ đến bạc đầu

Có hai con mắt
Mi vương mây sầu
Sông nông núi thấp
Sao để lạc nhau ?

(HM )

CÓ NHỚ! Vâng tác giả đã khẳng định thế ! Nhưng "Nhớ ai? ai nhớ? bây giờ nhớ ai?" Thì người viết và có lẽ có nhiều bạn đọc chưa biết!
 Giang Hương Vương hẳn anh biết Có Nhớ là Nỗi nhớ gì và nhớ ai? Ai nhớ?
 Không thẳng thắn như Hoàng Nhuận Cầm

Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường nhớ lớp nhớ tên tôi (Chiếc Lá Bên Thềm)

Chẳng mộng mơ gửi gắm như Nữ Sĩ Lê Thanh Bình

Lời yêu ai thả cuối trời
Để ve khản tiếng ca bài hạ sang
Chia phôi cắt nửa vầng trăng
Ai đo nỗi nhớ thử bằng bao nhiêu???(Bến Đợi)
Mà có lẽ  Giang Hương Vương thấu hiểu nỗi lòng họ nên để chủ thể trữ tình trong thơ  Có nỗi niềm riêng, giống như ngay từ đầu người viết đã nghĩ tới ý niệm "mất một đời để quên" ! Rất muốn quên nhưng càng cố quên lại càng nhớ thêm về một thời đã xa nhưng vẫn rất gần. Có phải khi ấy:
Lời thề chưa kịp trao tay
Lỡ rơi vào đám cỏ may mất rồi
Bây giờ góc bể chân trời
Nhớ em và nhớ một thời yêu em (Bến Mê- Hải Minh)

Để rồi giờ đây phải thật thà thú nhận Có Nhớ .

Có hai con mắt
Mi vương mây sầu
Sông nông núi thấp
Sao để lạc nhau ?
Vâng chẳng phải là Anh Có Nhớ hay em Có nhớ ! Mà chỉ có "Hai con mắt" mà thôi! Hai con mắt ấy hôm nay "Mi vương mây sầu" áng mây sầu bao lớn? đi đâu để vương trên mi "hai con mắt " vậy ?
Thấp thoáng câu ca dao " Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua" . Ông bà xưa đã đúc kết thế ! Sao "hai con mắt" vì đâu và vì sao "Sông nông" không lội và "Núi thấp" không trèo để đến nỗi "Lạc nhau".
Tác giả đã dùng hình tượng thơ đôi mắt để nói về chủ thể của Có Nhờ thật tài tình. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, Anh hay em không cần biết nữa chỉ biết người "Có hai con mắt" ngày xưa ấy đã "để lạc nhau" . Giờ thì đang quay quắt nhớ.
Ai không từng yêu và ai khi xa lại không từng nhớ? nhưng chẳng có nỗi nhớ nào giống nỗi nhớ nào?
Cũng chẳng có cuộc tình nào giống cuộc tình nào?
Giang Hương Vương không dùng đại từ nhân xưng trong Có Nhớ hẳn phải có lý do ! Người viết không dám hỏi dẫu có nhiều thắc mắc...
 Không lý ngày xưa Em thấy sông nông em không lội! Em không dám lội sao Anh lại im lặng đứng nhìn! Hoặc giả núi kia thấp em cũng vì nhiều lý do không băng rừng thì Anh sao có thể để em một mình đứng đó!
Nếu dụng trí mà suy thì hẳn lỗi này do Anh là phần lớn!
Và giờ đây ai trách ai đây ?
Vô tình như nước
Trôi qua chân cầu ?
Không! Không phải thế
Nhớ đến bạc đầu
Bốn câu thơ này hiện diện trong Có Nhớ không có chủ thể nhưng vẫn có khẳng định "Nhớ đến bạc đầu"Ai khẳng định đây mà còn luống cuống lắp bắp " Không! Không phải thế" là sao?.
 Người viết đồ rằng Khi xuôi dòng chảy  sông rủ sông cùng trôi về biển ! Bất ngờ ở một khúc quanh hai con sông có dịp nhìn thấy nhau. Để rồi có hai ánh mắt biết con sông kia cũng có hai ánh mắt trách mình "Vô tình". Có thể chẳng phải hai con mắt này vô tình với hai con mắt ấy đâu ! Xưa sông nông không lội núi thấp không trèo giờ đây vực thẳm đèo cao dẫu có muốn cũng "lực bất tòng tâm"...
Có Nhớ như một lời khẳng định của hai con mắt bị trách đã vô tình!
Một nửa chẳng đường đã qua nhưng chuyến xe chuyên chở Có Nhớ thì vẫn chưa có dấu hiệu muốn chủ thể trong thơ lộ diện.

Có bốn con mắt
Giấc ngủ chẳng sâu
Chập chờn, hư ảo
Bãi bồi nương dâu

Bốn câu thơ nặng trĩu kéo cả bài thơ chìm xuống theo ý thơ. Giờ đây chẳng phải "Có hai con mắt" nữa mà là "Bốn con mắt".. . Đêm đêm họ nhớ nhau nên giấc ngủ chẳng sâu.Phải chăng khi ánh dương ló rạng bốn con mắt còn phải vì cuộc sống của riêng mình mà nguôi quên nỗi nhớ! Chỉ khi đêm về bốn con mắt mới được sống thật là mình. Nỗi nhớ trỗi dậy bốn con mắt thao thức nhớ nhau...
 Văng vẳng đâu đây lời thơ như đồng cảm như sẻ chia của nữ sĩ Đan Thanh
"Anh cứ nghĩ chỉ anh tha thiết nhớ
Nhưng trong em cũng chẳng phút nào nguôi!"( Quay Quắt Nhớ Một Tình Yêu Dang Dở)

Có hai đôi mắt
Chẳng dám nhìn nhau
Sợ thời mây trắng
Ùa về gọi ...đau

Trời sinh ra con mắt để nhìn, hà cớ gì hai đôi mắt này lại "Chẳng dám nhìn nhau"?  Hay bởi trong sâu thẳm mỗi đôi mắt kia vẫn còn những ánh nhìn rực lửa khiến đối phương bị thiêu đốt. Hoặc giả "Một ánh nhìn.. cũng chẳng thể xa nhau" nên hai đôi mắt chẳng dám nhìn nhau để rồi ai kia trách ai vô tình..
Vô tình hay không chưa ai có thể khẳng định ! Nhưng Giang Hương Vương thì đã biết lý do hai đôi mắt ấy không nhìn nhau bởi "sợ thời mây trẳng. Ua về gọi ... Đau"!
Thời mây trẳng ấy có lẽ là thời nông nổi của hai đôi mắt khi thấy sông nông chẳng lội và núi thấp không trèo.
Viết tới đây người viết chợt nhớ có đọc ở đâu đó một câu danh ngôn rất phù hợp trong hoản cảnh của hai đôi mắt trong Có Nhớ . Xin chép ra đây như một lời chia sẻ với hai đôi mắt cũng như tác giả Giang Hương Vương
"Gặp lại người cũ
Không đáng sợ…
Đáng sợ là…
Gặp lại họ nhưng trong lòng ta..
Vẫn chứa đựng yêu thương."!
Người xưa đã đúc kết "Bồ cũ khôn rủ cũng tới!"
 Thôi thì có duyên không nợ để một đời đeo mang nỗi nhớ cũng đành, Không nhìn nhau hay chẳng dám nhìn nhau hóa lại hay hơn là nhìn nhau rồi phải ôm nỗi đớn đau theo cùng nỗi nhớ có khi còn nặng  nề hơn Có Nhớ lúc này!
Và phải chăng đó cũng là ý nghĩa nhân văn Vị Nhân Sinh mà tác giả Giang Hương Vương muốn gửi gẳm qua bài thơ Có Nhớ của mình!
Một bài thơ được viết theo thể thơ Ngũ Ngôn đòi hỏi người viết phải chắt lọc câu từ kỹ càng trước khi gắn kết lại thành một chiếc xe chuyên chở ý thơ Cô Đọng nhất có thể. Ở Có Nhớ tác giả đã sắp xếp Có NHớ trôi theo cảm xúc bằng một nhịp thơ  không hề suôn sẻ như những bài thơ khác của anh!
Ai đó có nói "Thơ hay là sau khi đọc người đọc quay lại đọc lại.."
Với người viết và có lẽ có thêm nhiều bạn đọc khác nữa thì Có Nhớ là bài thơ không thể đọc một lần rồi thôi.
Thay cho lời kết Người viết rất mong Hai đôi mắt cùng tác giả  Giang Hương Vương nghe một đoạn ca từ trong ca khúc Tình Nhớ của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như một lời đồng cảm với Có Nhớ
"...Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
...
Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây
...
Tình ngỡ chết trong nhau nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu nhưng người vẫn bâng khuâng
....
Người ngỡ đã xa xưa nhưng người bỗng lại về "

Hà Nội 1/10/2018
Phương Lan