Sinh ra và lớn lên ở miền quê trung du “Đất cày lên sỏi đá”. Rồi đi học xa nhà, lấy chồng xa xứ…Có lẽ vì vậy mà mỗi khi thấy hai chữ Quê Hương lại bồi hồi xúc động chăng? Tuổi thơ tôi đã thuộc lòng bài thơ và đôi lúc hay ngân nga giai điệu với lời thơ:
Quê Hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dậy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều (Quê Hương –Đỗ Trung Quân).
Lời trẻ thơ hỏi mẹ, người mẹ trả lời, lời nhà thơ nói, lời nhạc sĩ viết. Có lẽ rất nhiều người đã nghe, đã thuộc…Quê hương là…quê hương là…Và hôm nay có một Quê Hương khác, sự khác biệt nằm trọn trong ý thơ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn qua bài thơ mang tựa đề: Quê Hương.
Quê hương
là nấc thang đầu
Mẹ là tay vin bắc cầu cho con
Quê hương
Tiếng sáo véo von
Tâm hồn bay bổng nâng con vào đời
Quê hương
Nắng nở hoa trời
Ươm mầm cho những cuộc đời bay xa
Quê hương
Níu bước chân ta
xoáy vào tâm thức câu ca dao vần.(Nguyễn Thị Thanh Nhàn)
Quê Hương được tác giả viết bằng thể thơ Lục bát phá cách.Quê hương của chị, trong trái tim chị, khi bật lên tứ thơ không phải “Là đường đi học, con về rợp bướm vàng bay”(Đỗ Trung Quân). Cũng chẳng phải là kỷ niệm“Những buổi trốn học. đuổi bướm cạnh cầu ao.mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc”(Giang Nam). Càng không phải “Quê hương ơi! Việt nam nước tôi, tôi mong ngày về từng phút người ơi!Quê hương tôi nằm cạnh biển khơi, cho tôi tiếng khóc từ khi ra đời”( Đường Về Quê Hương- Lam Phương).
Mặc dù tất cả những câu thơ, lời hát trích dẫn ở trên là hình ảnh,là kỷ niệm, là nỗi niềm không chỉ của riêng nhạc sĩ nhà thơ, mà còn có của chị, của tôi và có lẽ có nhiều bạn đọc khác nữa..
Quê Hương của tác giả Nguyễn Thị thanh Nhàn còn có thêm những tình cảm, những ý thơ đặc biệt khác nữa.
Quê hương
là nấc thang đầu
Mẹ là tay vin bắc cầu cho con
Hai câu thơ mở toang cánh cửa ký ức đưa tác giả đưa tôi và có lẽ là cả bạn về với dấu ấn tuổi thơ. “Quê hương là nấc thang đầu” mới gợi hình gợi ảnh làm sao, Sao Quê Hương không là một điều gì cao sang, to tát, mà lại chỉ là một nấc thang nhỏ tác giả ơi!Phải chăng từ nơi ấy chị bắt đầu những bước đầu tiên lên thang gác cuộc đời? câu hỏi ấy đã được trả lời ngay từ “Mẹ là tay vịn bắc cầu cho con”. Có quê hương là nguồn cội, có mẹ dìu dắt những bước đi đầu đời, hẳn chị đã rất tin tưởng để vượt qua những bước tiếp theo khi leo lên những bậc thang cao hơn nữa của cuộc đời. Hai câu thơ này chị dùng hình tượng “Nấc thang đầu” để chỉ quê hương trong tâm trí chị cùng hình ảnh “Mẹ là tay vịn”, rất đắt giá và với tôi nó là ý thơ mới lạ, là điểm nhấn đặc biệt cho bài thơ. Hai câu thơ ấy cũng chính là tiếng lòng chủ đạo để chị ngân lên khúc ca dạt dào tình cảm về quê hương trong chị với những câu thơ gợi nhớ:
Quê hương
Tiếng sáo véo von
Tâm hồn bay bổng nâng con vào đời
Quê hương
Nắng nở hoa trời
Ươm mầm cho những cuộc đời bay xa
Vâng tôi rất đồng ý với chị mỗi khi nhớ về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi ấy tuổi thơ của chị của tôi và có lẽ cả bạn đọc nữa, ai không từng “mơ màng nghe chim hót trên cao” không từng dõi theo cánh diều chao liệng chở theo tiếng sáo bay vào không trung lộng gió. Quê Hương chị đã “có bão tháng bảy, có mưa tháng ba” nay còn có thêm “Nắng nở hoa trời”! những Bông hoa nắng ấy nở từ những giọt mồ hôi mặn đắng của mẹ cha ngoài đồng ngày hạ, hay cái rét cắt da trong màu nắng lợt lạt mùa đông? Bốn mùa đều nở “hoa nắng” để “ươm mầm cho những cuộc đời bay xa”. Vâng biết bao đôi cánh đã bay đi từ cánh cổng làng, từ những ruộng lúa, bờ sông, cửa biển hay từ bất cứ nơi nào ta sinh ra lớn lên và trưởng thành. Rồi khi đã có một bến đậu bình yên hay còn gợn sóng với những lo toan đời thường.Tác giả, tôi và có lẽ là có thêm rất nhiều bạn đọc nữa đều thấy:
Quê hương
Níu bước chân ta
xoáy vào tâm thức câu ca dao vần
Hai câu thơ kết của Quê Hương với hai động từ “Níu bước” và “Xoáy vào” lay động tâm tư người đọc xa quê...Vâng hẳn sẽ rất nhiều người nghĩ như chị, hai tiếng quê hương không chỉ “níu bước chân ta”, mà còn trỗi dậy những lời ru câu hát thủa còn nằm nôi.Có câu thơ “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. Chính phần hồn trong mỗi người đã được nuôi dưỡng từ những lời ru đầu đời, từ những bài đồng dao hát cùng chúng bạn thủa nào đã ăn sâu bám chắc trong tiềm thức, để rồi mỗi khi có dịp chúng lại trỗi dậy. Ví như tác giả hôm nay, có lẽ cũng bắt nguồn từ trong sâu thẳm nỗi nhớ quê hương chị đã bật lên tứ thơ dạt dào tình cảm mang tựa đề Quê Hương.
Sài Gòn 6/11/2014
Huỳnh Xuân Sơn
http://tho.com.vn/thi-pham/que-huong/55862
Quê hương
là nấc thang đầu
Mẹ là tay vin bắc cầu cho con
Hai câu thơ mở toang cánh cửa ký ức đưa tác giả đưa tôi và có lẽ là cả bạn về với dấu ấn tuổi thơ. “Quê hương là nấc thang đầu” mới gợi hình gợi ảnh làm sao, Sao Quê Hương không là một điều gì cao sang, to tát, mà lại chỉ là một nấc thang nhỏ tác giả ơi!Phải chăng từ nơi ấy chị bắt đầu những bước đầu tiên lên thang gác cuộc đời? câu hỏi ấy đã được trả lời ngay từ “Mẹ là tay vịn bắc cầu cho con”. Có quê hương là nguồn cội, có mẹ dìu dắt những bước đi đầu đời, hẳn chị đã rất tin tưởng để vượt qua những bước tiếp theo khi leo lên những bậc thang cao hơn nữa của cuộc đời. Hai câu thơ này chị dùng hình tượng “Nấc thang đầu” để chỉ quê hương trong tâm trí chị cùng hình ảnh “Mẹ là tay vịn”, rất đắt giá và với tôi nó là ý thơ mới lạ, là điểm nhấn đặc biệt cho bài thơ. Hai câu thơ ấy cũng chính là tiếng lòng chủ đạo để chị ngân lên khúc ca dạt dào tình cảm về quê hương trong chị với những câu thơ gợi nhớ:
Quê hương
Tiếng sáo véo von
Tâm hồn bay bổng nâng con vào đời
Quê hương
Nắng nở hoa trời
Ươm mầm cho những cuộc đời bay xa
Vâng tôi rất đồng ý với chị mỗi khi nhớ về quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nơi ấy tuổi thơ của chị của tôi và có lẽ cả bạn đọc nữa, ai không từng “mơ màng nghe chim hót trên cao” không từng dõi theo cánh diều chao liệng chở theo tiếng sáo bay vào không trung lộng gió. Quê Hương chị đã “có bão tháng bảy, có mưa tháng ba” nay còn có thêm “Nắng nở hoa trời”! những Bông hoa nắng ấy nở từ những giọt mồ hôi mặn đắng của mẹ cha ngoài đồng ngày hạ, hay cái rét cắt da trong màu nắng lợt lạt mùa đông? Bốn mùa đều nở “hoa nắng” để “ươm mầm cho những cuộc đời bay xa”. Vâng biết bao đôi cánh đã bay đi từ cánh cổng làng, từ những ruộng lúa, bờ sông, cửa biển hay từ bất cứ nơi nào ta sinh ra lớn lên và trưởng thành. Rồi khi đã có một bến đậu bình yên hay còn gợn sóng với những lo toan đời thường.Tác giả, tôi và có lẽ là có thêm rất nhiều bạn đọc nữa đều thấy:
Quê hương
Níu bước chân ta
xoáy vào tâm thức câu ca dao vần
Hai câu thơ kết của Quê Hương với hai động từ “Níu bước” và “Xoáy vào” lay động tâm tư người đọc xa quê...Vâng hẳn sẽ rất nhiều người nghĩ như chị, hai tiếng quê hương không chỉ “níu bước chân ta”, mà còn trỗi dậy những lời ru câu hát thủa còn nằm nôi.Có câu thơ “Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn”. Chính phần hồn trong mỗi người đã được nuôi dưỡng từ những lời ru đầu đời, từ những bài đồng dao hát cùng chúng bạn thủa nào đã ăn sâu bám chắc trong tiềm thức, để rồi mỗi khi có dịp chúng lại trỗi dậy. Ví như tác giả hôm nay, có lẽ cũng bắt nguồn từ trong sâu thẳm nỗi nhớ quê hương chị đã bật lên tứ thơ dạt dào tình cảm mang tựa đề Quê Hương.
Sài Gòn 6/11/2014
Huỳnh Xuân Sơn
http://tho.com.vn/thi-pham/que-huong/55862