Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

ĐỌC NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀM THƠ tác giả Lan Phương




Thời xưa trong xã hội phong kiến với quan niệm Trọng Nam Khinh Nữ ..Phụ nữ ít được học chữ sinh ra ít nữ thi sĩ...Xã hội phát triển ít nhiều cởi trói quan niệm sống cho người phụ nữ Á Đông, nhất là phụ nữ có gia đình.Những Bà Huyện Thanh Quan, Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Nữ sĩ Anh Thơ, nữ sĩ Mộng Tuyết...Đại diện cho số ít người phụ nữ có gia đình làm thơ! Những giai thoại về tâm tư họ không nhiều dấu ấn để lại trong lòng người viết như các Nam thi nhạc sĩ ...
Trong những lúc cà phê chuyện trò với bạn hữu, nhất là mấy chị em phụ nữ yêu thơ tụ lại.Thi thoảng vẫn nghe đôi lời phàn nàn về nỗi khổ của người phụ nữ có gia đình làm thơ, mà nhiều khi phải kìm nén..Người viết vẫn ấp ủ một lần trải lòng vào nỗi niềm ấy mà chưa có cơ hội.Để rồi hôm nay gặp một tâm trạng như thế của Người Đàn Bà Làm Thơ được tác giả Lan Phương KTV gửi gắm vào câu chữ :
Người Đàn Bà làm Thơ
Tự nguyện hiến tấc lòng
Mài tim thành công cụ
Cày đến nát mảnh tâm hồn - Người đàn bà cặm cụi
Đôi khi đất sắc như dao khiến chảy máu tim mình
Tưới nước mắt lên khô cằn
Vắt nắng tìm mưa, nhặt gió ra từ bão

Hạt buồn khỏa thân
Hạt vui choàng áo
Mẩy lép như nhau - Mang ủ tứ gieo vần
Bất cứ cây gì mọc lên đều sẵn gen đa tình
Nếu là lúa? Gặt thóc về nấu rượu
Chuốc những gã si tình say khứ hồi vài cuộc
Rơm rạ thu gom, chất đống đợi…. đốt nhà


Nếu là bông? Đúng mùa nhất định sẽ nở hoa
Dâng hết cho đời không một lần toan tính
Dẫu có thể người đi ngang qua chẳng dừng chân đứng ngắm
Vẫn nồng nàn tận hiến sắc hương...
Người đàn bà làm thơ thật đáng thương
Khi một ngày nhận ra không còn gì để gieo rồi gặt hái
Mảnh tâm hồn cô đơn mọc lên toàn cỏ dại. (Lan Phương KTV)

Người Đàn Bà Làm Thơ chỉ nhìn tên Tựa đề đã khiến người viết không thể cưỡng lại sự háo hức khám phá ẩn ý tác giả giấu sau ngôn từ..
Đọc xong bài thơ thì cái sự háo hức ban đầu chuyển sang sự ngậm ngùi cùng thổn thức với câu chữ.. Lan Phương tác giả ở đâu làm gì người viết chưa biết, Nhưng những câu thơ chị viết thì cứ như là chị viết thay cho người viết và bạn thơ nữ của người viết vậy.
Người Đàn Bà? Sao không là Người Phụ Nữ? Phải chăng chị muốn dành riêng cho những người phụ nữ có gia đình làm thơ! câu hỏi này cứ quẩn quanh ,cứ bủa vây, cứ thôi thúc người viết. Hãy lau nước mắt để trải lòng ra, cố mà lột phăng cái "áo choàng" tác giả mặc cho từng ý thơ trong bài thơ này.
Người Đàn Bà Làm Thơ có lần tác giả đã viết:

Đôi khi thơ làm mặt nạ
Người đang nức nở, thơ cười
Thơ u sầu, người hỉ hả
Người say, thơ tỉnh từng lời…(Mặt Nạ Thơ)
Nhưng ở đây trong nỗi niềm Người Đàn Bà này tác giả đã thẳng thắn mà rằng:

Tưới nước mắt lên khô cằn
Vắt nắng tìm mưa, nhặt gió ra từ bão
Hạt buồn khỏa thân
Hạt vui choàng áo
Mẩy lép như nhau - Mang ủ tứ gieo vần
Vâng những vần thơ "Tỉnh từng lời" này đã khiến cho những Người Đàn Bà Làm Thơ khác như tôi phải ngậm ngùi qua một loạt động từ mạnh "Tưới" Vắt, Nhặt,Khoả Thân, Choàng Ủ rồi Gieo gắn liến với nào là "nước mắt" rồi gió ,bão, buồn vui....Nhưng cái mà đánh gục người viết chính là ý thơ: "Mẩy lép như nhau". Mẩy còn mong nảy mầm sự sống, Lép biết chắc rằng công cốc mà sao vẫn mang "gieo" ?
 Phải chăng bởi Hạt buồn thì trần trụi Người Đàn Bà Làm thơ không cần giấu giếm, không cần che đậy? Không biết các nam nhân thi sĩ nghĩ gì về ý thơ này nữa "Hạt vui choàng áo".
Các cụ xưa có dạy rằng "tốt đẹp khoe ra" vậy mà sao Người Đàn Bà Làm Thơ lại phải có hành động "choàng áo cho "Hạt Vui" trước khi đem "ủ tứ gieo vần"?
Hạt buồn, Hạt vui ấy dẫu mẩy hay lép vẫn được nâng niu chăm sóc như nhau ư? Phải chăng nó được hình thành từ những việc làm không tưởng những mong gặt hái thành quả "vắt nắng tìm mưa" rồi thì "nhặt gió từ trong bão" sau khi Tưới nước mắt lên khô cằn". Bao nhiêu nước mắt cho những hạt mẩy nẩy mầm,người viết chưa dám định lượng. nói chi đến tác giả đến Người Đàn Bà Làm Thơ! còn hạt lép thì đương nhiên tát cạn hết sông hồ để tưới cũng không bao giờ nảy mầm chứ nói chi nước mắt!
Người phụ nữ làm thơ muốn thể hiện vui buồn đã khó, phải chăng Người Đàn Bà làm thơ bày tỏ vui buồn gửi vào câu chữ còn khó hơn! Buồn thì ắt hẳn nó thật đến trần trụi, Vui thì phải lột đi lớp vỏ ngôn từ mới cảm nhận được ư? Một khổ thơ nặng trĩu tâm tư người đọc nảy sinh ra câu hỏi ấy, vì sao? và vì đâu mà Người Đàn Bà Làm Thơ lại phải gánh chịu như vậy?
Xin mang theo câu hỏi này đi sâu vào trong mảnh vườn mà tác giả đã mang nỗi niềm của Người Đàn Bà Làm Thơ "Ủ tứ gieo vần"
Bất cứ cây gì mọc lên đều sẵn gen đa tình
Nếu là lúa? Gặt thóc về nấu rượu
Chuốc những gã si tình say khứ hồi vài cuộc
Rơm rạ thu gom, chất đống đợi…. đốt nhà

Bước vào khổ thơ đầy tâm trạng này người viết nhớ tới lời của cố nhà văn Nguyễn Quang Sáng rằng "văn xuôi là gạo được nấu thành cơm, Thơ là rượu.".
Rượu ư? có lần tác giả Lan Phương đã Uống Rượu như thế này:
Buồn thế thái
Uống dăm ly Tiên Tửu
Thấm lơ mơ
Trong tinh túy đất trời
Tinh túy của người
Chan vào thơ từng giọt
Chén muộn phiền
Đầy cười, khóc
Lại vơi...
Hồn tịnh lại
Nhấp từng ly Tâm Tửu
Ngấm vào tim
Than lửa ngún tàn đêm
Say lặng lẽ
Dịu dàng đau lặng lẽ
Chén ly bôi
Cạn nhé! Hỡi tình nhân!(Uống Rượu)
Tác giả Lan Phương phải chăng cũng đã từng hơn một lần mượn chuyện Uống Rượu mà biện giải cho Người Đàn Bà Làm Thơ rằng "cây nào cũng có gen đa tình" hay chị muốn nói bất cứ ai cũng có máu đa tình thì sao người đàn bà làm thơ lại ngoại lệ được...Chỉ mượn hình ảnh Cây Lúa gần gụi với mỗi người dân Việt và cũng là nguyên liệu chính yếu thường dùng để chắt lọc ra rượu theo sau từ giả định Nếu...
Từ gieo hạt, nảy mầm trưởng thành, đơm bông kết quả. Nếu may mắn là hạt mẩy khi gặt về còn phải phơi khô rồi trải qua chà xát, mới được nấu thành cơm và còn cần thêm men xúc tác mới có thể ủ dậy men sau đó mới mang ra nấu chờ từng giọt rượu được chưng cất..
Nếu may mắn những giọt rượu cay đắng nồng thơm ấy được người thưởng thức mà ở đây tác giả gọi nó là "chuốc những gã si tình say" mà nào say một lần thì còn đỡ ..trong Người Đàn Bà Làm Thơ chị cho mấy gã "say khứ hồi" mà còn thêm "vài cuộc như thế". Hẳn những giọt rượu thơ ấy Ngọt ngào lắm chứ không chỉ đắng cay nồng thôi đâu...
Nếu chỉ như vậy thôi thì niềm vui của Người Đàn Bà Làm Thơ hay của những hạt lúa được nấu thành rượu sẽ nhân lên mấy bận...Nhưng, hậu cuộc vui qua đi, cũng như còn có rất nhiều những giọt rượu thơ của biết bao Người Đàn Bà Làm Thơ khác nữa mời mọc.Mấy gã si tình cũng trở về "Đúng nghĩa trái tim" đi hoang của mấy gã...Người Đàn Bà Làm Thơ còn lại những gì đây? Tác giả thì gọi những bài thơ thật khó công mới có ấy sau khi trình làng rộn ràng vài bữa nó thành "rơm rạ thu gom chất đống đợi..." chao ôi! là đợi "Đốt nhà".
Tới đây người viết chợt nhớ tới và liên tưởng một sự đồng điệu giữa Người Đàn Bà Làm Thơ và thi nhạc sĩ Đynh Trầm Ca khi viết Một Kiểu Chết thế này

Bài thơ này anh bóng gió xỏ xiên
Sau cánh hoa ai là con rắn nấp?
Và như thế tôi gom thơ đốt
Những bài thơ từng cứu tôi khỏi điên

Gia đình tôi bắt đầu cuộc sống bình yên
Riêng hồn tôi lần lần vào cõi chết (Đynh Trầm Ca)

Phải chăng những câu thơ, bài thơ mà Người Đàn Bà Làm Thơ đang "chất đống đợi...Đốt nhà" ấy cũng có cùng chung phận số như ý thơ của thi nhạc sĩ Đynh Trầm Ca viết ở trên? Người viết xin nhờ tác giả cùng với Người Đàn Bà Làm Thơ trả lời dùm...Nếu như điều đó đã xảy ra, Còn nếu như vẫn còn đang chờ đợi thì xin cùng người viết đi tiếp ..Sau khi Người Đàn Bà Làm Thơ tự nhận "Nếu là lúa" đã tròn vành rõ nghĩa trong khổ thơ nặng trĩu tình thơ làm điểm nhấn cho cả bài thơ của tác giả Lan Phương!

Và đây thêm một chữ Nếu nữa:
Nếu là bông? Đúng mùa nhất định sẽ nở hoa
Dâng hết cho đời không một lần toan tính
Dẫu có thể người đi ngang qua chẳng dừng chân đứng ngắm
Vẫn nồng nàn tận hiến sắc hương...
"Nếu là bông"( theo phương ngữ miền trung Bông chính là Hoa...)Vâng rất đồng ý với chị bất kỳ loài hoa nào thì cứ "tới mùa nhất định sẽ nở hoa" trừ một số ít loài bốn mùa khoe sắc hương!
Người Đàn Bà Làm Thơ tự nhận thấy mình như là hoa "dâng hết cho đời không một lần toan tính" khờ khạo làm sao như hoa Xuyến Chi(cúc dại) ven đường kia vậy, Luôn khoe từng bông trắng trong, rung rinh trước gió mỗi khi bước vào buổi giao mùa Mưa Nắng. Nó không hề nghĩ tới có ai ngắm mình như mấy nàng Dã Quỳ rực rỡ hay không?
Dù sao đi nữa dẫu có là hoa cỏ dại thì Người Đàn Bà Làm Thơ ơi! Có hoa vẫn có người ngắm chỉ là nhiều hay ít thôi!
Nhưng ngậm ngùi lại là câu "Nồng nàn tận hiến sắc hương". kia!
Người viết bỗng thấy phảng phất đâu đây trong một lần tác giả đã gửi gắm "Người Đàn Bà Như Biển" rằng
Dẫu có vơi đầy Biển còn mãi đam mê
Sóng vẫn cứ xanh đến chừng nào có thể
Bỗng một ngày nhận ra mình nhỏ bé
Trong ngực Trời rộng lượng một vòm ôm.
Vâng người viết rất tin mong và tin rằng tác giả cũng mong và tin thế !Cứ nồng nàn tận hiến đi một ngày kia sẽ được hạnh phúc mà nép vào "Ngực trời rộng lượng một vòng ôm"!
Phải chăng đam mê nào cũng đều có giá của nó. Người Đàn Bà Làm Thơ đáng thương hay đáng trách hoặc giả đáng yêu? còn tuỳ thuộc vào ánh mắt và trái tim người đối diện.
Người Làm Thơ là người nhặt chữ ghép câu làm thành chiếc xe chuyên chở tâm tư tình cảm của mình, của những sự vật sự việc xung quanh mình, và của cả những người bên mình nữa, Nhưng có lẽ Người Đàn Bà Làm Thơ có nhiều điểm khác hơn những điểm chung ấy chăng? ít nhất là trong thơ của tác giả Lan Phương khi chị viết:
Tự nguyện hiến tấc lòng
Mài tim thành công cụ
Cày đến nát mảnh tâm hồn - Người đàn bà cặm cụi
Đôi khi đất sắc như dao khiến chảy máu tim mình
Vâng lại vẫn làm nhức nhối lòng người đọc với những từ như "hiến, mài, cày,cặm cụi..Cùng với "tấc lòng,nát, mảnh...Tác giả khéo léo lựa chọn sắp xếp chúng lại để chuyên chở ý thơ khắc hoạ nên tính cách của Người Đàn Bà Làm Thơ tận hiến tất cả những gì mình có được cho thơ, tác giả mượn hình tượng đắt giá, gần gũi và thật đến nao lòng người! Đó là Tự mài tim mình thành công cụ lao động để mà cày xới mảnh tâm hồn của chính mình gieo hạt chờ nảy mầm cây thơ..Hình ảnh Người Đàn Bà Cặm Cụi lam lũ trên mảnh vườn tự tạo của chính mình mới xót xa làm sao khi mà tự họ cảm thấy "Đôi khi đất sắc như dao khiến chảy máu tim mình"! Sự liên tưởng so sánh và cảm nhận thật đắt giá, nhưng với người viết thì đắt nhất là hai từ cặm cụi. Vâng có lẽ chỉ những Người Đàn Bà Làm Thơ mới có đủ can đảm mài tim mình làm công cụ mà cặm cụi chăm bón ngay cả những hạt lép...Và, rồi một mai đây khi Hạt mẩy không còn nữa...có lẽ nào vì thế mà tác giả kết thúc rằng:
Người đàn bà làm thơ thật đáng thương
Khi một ngày nhận ra không còn gì để gieo rồi gặt hái
Mảnh tâm hồn cô đơn mọc lên toàn cỏ dại.
Tác giả Lan Phương kết luận như thế! rõ ràng rồi không cần phải giấu diếm, Người làm thơ nói chung không có gì phải đáng thương cả! Nhưng Người Đàn Bà Làm Thơ mà đặc biệt là người đàn bà trong bài thơ này sau những gì mà tác giả Lan Phương đã viết ra...Không chỉ đáng thương mà còn đáng yêu bởi tình yêu thơ mà bất chấp tất cả tận hiến cho thơ ...
Người viết muốn nhờ tác giả nhắn với Người Đàn Bà Làm thơ một lời chia sẻ thế này.
Chị cứ yên tâm nhé! Nếu một ngày mảnh vườn ấy không còn gì để gieo trồng nữa thì có nghĩa lúc ấy, cả vườn cây chị gieo hạt, chăm sóc nâng niu suốt dặm dài, đã trưởng thành và cho trái ngọt, chị chỉ việc chiêm ngưỡng thôi! Mảnh tâm hồn sẽ có một chút cô đơn nhưng cây thành quả chị tạo dựng đủ sức để khuất lấp một vài khóm cỏ dại cơ hội mọc lên đây đó trong vườn!
Bài Thơ Người Đàn Bà Làm Thơ của tác giả Lan Phương KTV vừa dừng lại cùng người viết!
Rất may mắn người viết có bên mình một bờ vai vững chãi cảm thông và thấu hiểu tình yêu của người viết dành cho thơ. Vì vậy những nhận định diễn giải trong bài viết này mang tính chất liên tưởng trong xã hội và phần nào "Đồng bệnh tương lân, đồng khí tương cầu",giữa người viết và tác giả..
Rất mong nhận được sự lượng thứ từ tác giả cũng như bạn đọc nếu như có sự sai sót.
Sài Gòn 5/5/2015
Huỳnh Xuân Sơn

1 nhận xét:

  1. Như chúng ta đã biết dịch vụ in bang ron hiện nay rất thính hành và được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào hình thức quảng cáo kinh doanh cho riêng công ty mình.bởi tính thiết thực và hiệu quả mà nó mang lại. Các dịch vụ treo bang ron cũng được thành lập nên dễ đáp ứng tạo thuận lợi giảm chi phí cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ in bang ron tại các xưởng in.
    Tuy nhiên để chọn được một đơn vị in ấn để tạo ra được băng rôn có chất lượng tốt như thế không phải là điều dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một địa chỉ tin cậy in bang ron gia re là công ty Song Đỉnh.
    Khi sử dụng dịch vụ in ấn tại Công ty in Song Đỉnh thì băng rôn của bạn sẽ có những ưu điểm nổi bật sau:
    Băng rôn có độ bền cao, có thể sử dụng được nhiều lần trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt: băng rôn không bị bạc màu do trời nắng và cũng không bị xé rách do gió to.
    Hệ thống máy in bang ron hiện đại và có tốc độ cao nên chất lượng màu sắc và hình ảnh của băng rôn của được đảm bảo. Đồng thời, khách hàng có thể in băng rôn lấy nhanh nếu có nhu cầu.
    Sử dụng băng rôn thì việc bảo quản và sử dụng cũng khá dễ dàng. Bạn có thể gấp băng rôn lại và mang đi mọi nơi (vì khối lượng cũng không quá nặng) mà không sợ bị nhàu hay ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
    Ngoài ra, Công ty In Song Đỉnh cũng cam kết sẽ cung cấp dịch vụ in bang ron gia re với giá cả cạnh tranh so với mặt bằng chung trên thị trường.Dịch vụ in hiflex gia re, Đặc biệt, nếu bạn đặt in với số lượng lớn thì mức giá sẽ được thỏa thuận sao cho có lợi cho bạn nhất

    Trả lờiXóa