Cảm Nhận Bài Thơ Cuối Ngày Của Tác Giả Dương Đoàn Trọng
Nắng chiều buông xuống chậm, tạo một cảnh sắc tuyệt diệu. Hôm nay là một trong những buổi chiều hiếm hoi của mùa mưa phương nam có nắng vàng khoe sắc. Những đám mây như muốn xô đẩy vầng dương xuống chân trời thật nhanh,còn những tia nắng thì lại cố ngoi lên như một mâu thuẫn? Nhưng rồi thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất. Màn đêm cũng thay thế ánh sáng ban ngày bằng khoảng đệm hoàng hôn .
Từ ban công tổ ấm của mình, tôi có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn buổi hoàng hôn từ khi những tia nắng mặt trời tỏa ánh hào quang bằng những vạt lớn vàng rực, hắt lên tầng không cao vời vợi, cho đến khi chìm dần, chìm dần rồi tắt hẳn, tôi mới quay vô phòng.Một cảm giác yên bình thanh thản nhẹ nhàng dâng trong tôi. Buổi hoàng hôn tuyệt đẹp đã đưa tôi tới với những tâm tư tình cảm cùng những trăn trở trong cuộc sống, của tác giả Dương Đoàn Trọng trong bài thơ:
Cuối Ngày
Cuối ngày níu sợi nắng chiều
Se dây buộc tiếng sáo diều vào mây
Tôi đang rót tỉnh vào say
Bới đêm chật chội tìm ngày thênh thang
Người ta đào đất tìm vàng
Còn tôi chôn những lỡ làng để quên
Ân một bên – oán một bên
Tôi không nhớ oán – mong đền nghĩa ân
Cuối ngày - trời tưởng thấp dần
Tiếng bầu tiếng trúc được gần trăng sao
Qua ngày lận đận lao đao
Đêm về tôi muốn tan vào bình yên (Dương Đoàn Trọng)
Một bài thơ ngắn viết theo thể Lục Bát,khi mới đọc qua tôi thấy sao đẹp thế, nhẹ nhàng thế, ngọt ngào và quyến rũ người đọc thế. Nhưng rồi từng câu từng chữ nó đã cuốn tôi đi theo ý thơ. Một câu "phá niêm giữ luật" làm điểm nhấn của bài thơ.Và, tới câu kết thì tôi thực sự muốn khám phá cái sự “Muốn tan vào bình yên” của tác giả.
Mở đầu ông viết “Cuối ngày níu sợi nắng chiều”.Tôi thắc mắc sao cuối ngày ông không làm gì mà lại muốn níu mấy tia nắng cuối cùng làm gì nhỉ? Một việc làm không tưởng, được ông ví von để làm gì đây? Mới mở thôi mà đã quá nhiều ẩn ý khiến người đọc phải tò mò.Chưa hết, câu sau ông viết “Se dây buộc tiếng sáo diều vào mây”.Thì ra ông muốn níu mấy sợi nắng kia để làm điều ông muốn là “Se dây”…mà dùng sợi dây này để : “Buộc tiếng Sáo Diều”….Mà nghiệt ở chỗ ông muốn buộc tiếng Sáo này “Vào Mây” ...
Một buổi hoàng hôn có Nắng ,có mây có tiếng sáo diều trong không trung,cho tôi cảm nhận một cảnh đẹp, trong lành của thiên nhiên, ở một miền quê yên ả nào đó trên khắp đất nước ta đều có thể bắt gặp. Sự thanh thản, cùng với những suy tư trong cuộc sống, mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm, của mình và có lẽ là cho cả thế hệ của ông. Những người cũng đang dạo bước đi về buổi hoàng hôn của đời người...
Cũng giống như những tia nắng của buổi hoàng hôn kia thôi.Rực rỡ lung linh đến đâu và có cố níu kéo thì cũng chỉ giống như “Rót tỉnh vào say”thôi…Say rồi thì hãy chờ... từ từ sẽ Tỉnh chứ có làm cái việc” Rót tỉnh”kia bao nhiêu thì cũng vô nghĩa mà thôi.
Ở câu kế tiếp ông lại thể hiện ngay cho tôi thấy sự lạc quan của mình, ông đã làm một việc khiến tôi đặt nhiều dấu hỏi đó là BỚI mà lại “Bới đêm chật chội",để mà " tìm ngày thênh thang” .Một tâm hồn bay bổng, một tứ thơ khoáng đạt xuất hiện, dù màn đêm đen tối mênh mông vô định thế. ông vẫn cảm thấy "chật chội". Nhưng cuối cùng ông cũng đã tìm thấy “Ngày thênh thang” ở trong đêm.
Ở đây có sự mâu thuẫn nữa xuất hiện, tại sao không chờ hết đêm thì tới ngày, cớ sao ông lại phải bới tìm? việc này thể hiện sự bức bối ! vậy nên gợi cho tôi có ý rằng "ngày thênh thang" ở đây phải chăng là những khát vọng mà ông ao ước thực hiện trong đời chưa trọn vẹn. Để rồi ngay sau khi ông bới tìm, thì nó xuất hiện trong những giấc mơ và chắp cánh cho ông bay bổng trong không gian vô định , trong cõi thênh thang của tâm hồn hướng thiện
Khi đã thoát khỏi chốn Chật trội đến với cõi Thênh thang.Thì có lẽ ông đã mở được lòng mình mở được cánh cửa bước vô thế giới bình yên thanh thản, giữa một xã hội mà người ta bon chen để tìm kiếm vật chất, danh vọng luồn lỏi đến từng ngõ ngách nhỏ nhất,để giành giật. Còn ông thì đã viết
“Người ta đào đất tìm vàng
Còn tôi chôn những lỡ làng để quên”.Mọi sự hơn thua, phân định gianh giới giữa các mảng sáng tối của đời sống. Giữa cái thiện và cái ác của cá nhân con người đều được hóa giải trong thơ ông. Khi ông viết:
“Ân một bên – oán một bên
Tôi không nhớ oán – mong đền nghĩa ân”
Bản tính hướng thiện của con người được thể hiện rất rõ trong thơ ông. Càng về cuối bài ông càng thể hiện rõ nét khi khắc họa được nội tâm của mình, cũng như của những người tuổi đời đã đang trôi về cuối cuộc đời .Tuy còn mang chút ngậm ngùi của một con người bình dị,khi ông đã dùng những hình ảnh gần gũi thân thương là cây đàn bầu và cây sáo trúc mang so sánh với trăng sao cao vời vợi. Nhưng vì “Cuối ngày …” nên “Trời tưởng thấp dần” và vì tưởng nên cứ nghĩ nó đã được gần nhau
Tôi ngầm hiểu tiếng bầu và tiếng trúc của ông tương tự như một tầng lớp người lao động nghèo chân chất…quanh năm đầu tắt mặt tối về già cũng chưa chắc được nghỉ ngơi và thăm viếng họ hàng bạn bè…nhưng khi tuổi về chiều sẽ có một tầng lớp người xuất thân từ nghèo khó thành đạt sau nhiều năm thành danh nơi đô hội nay nghỉ hưu hoặc một tầng lớp tha hương nay quá giàu có …cuối đời họ cũng tìm về quê hương bản quán nên có lẽ với suy nghĩ này ông đã viết
““Cuối ngày - trời tưởng thấp dần
Tiếng bầu tiếng trúc được gần trăng sao”….”
Khi tâm hồn hướng thiện và rũ bỏ được những ham muốn tầm thường .Thì con người ta đã thực sự cập được bến bình yên cho cuộc đời mình.Ở trong lòng tác giả có lẽ cũng vậy.Khi ông đã "Không nhớ oán" và chỉ muốn "đền nghĩa ân" thì thành quả mà ông sẽ gặt hái được chắc chắn sẽ là "Qua ngày lận đận lao đao".Bây giờ thì ông ước muốn "Tan vào bình yên".Chắc chắn rằng điều ông ước này sẽ thành sự thực cho ông và cho những người tâm bình hướng thiện như ông..
Qua ngày lận đận lao đao
Đêm về tôi muốn tan vào bình yên
Một câu kết mở,nhưng vẫn cho tôi thấy nó đã đóng sau khi khám phá bài thơ Cuối Ngày.
Cám ơn Tác giả Dương Đoàn Trọng với bài Thơ Cuối Ngày, đã cho tôi có cơ hội khám phá, đồng hành và chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người về xã hội qua những bức bối, những trở trăn và cuối cùng tìm đến bản tính thiện của mỗi con người.
Bài thơ đã được ông nhân cách hóa thể hiện bằng những câu lục bát mượt mà, trau chuốt mà không cầu kỳ, sâu sắc mà không khó hiểu, tình sâu ý rộng.
Tôi không phải nhà phê bình thơ.Và cũng không phải nhà văn. Nhưng với tình yêu thơ, thích đọc và cảm nhận thơ.Khi bắt gặp bài thơ này tôi đã viết với những suy nghĩ một chiều của riêng cá nhân tôi.Có thể tôi chưa hiểu hết ý,tình và cả tâm hồn của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.Rất mong tác giả và bạn đọc hãy coi đây là tình cảm của tôi giành cho những nét đẹp tinh túy nhất của bài thơ Cuối Ngày mà tôi -một bạn đọc- đã cảm nhận được.
Sài Gòn 11/ 10/2013
Huỳnh Xuân Sơn
Nắng chiều buông xuống chậm, tạo một cảnh sắc tuyệt diệu. Hôm nay là một trong những buổi chiều hiếm hoi của mùa mưa phương nam có nắng vàng khoe sắc. Những đám mây như muốn xô đẩy vầng dương xuống chân trời thật nhanh,còn những tia nắng thì lại cố ngoi lên như một mâu thuẫn? Nhưng rồi thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất. Màn đêm cũng thay thế ánh sáng ban ngày bằng khoảng đệm hoàng hôn .
Từ ban công tổ ấm của mình, tôi có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn buổi hoàng hôn từ khi những tia nắng mặt trời tỏa ánh hào quang bằng những vạt lớn vàng rực, hắt lên tầng không cao vời vợi, cho đến khi chìm dần, chìm dần rồi tắt hẳn, tôi mới quay vô phòng.Một cảm giác yên bình thanh thản nhẹ nhàng dâng trong tôi. Buổi hoàng hôn tuyệt đẹp đã đưa tôi tới với những tâm tư tình cảm cùng những trăn trở trong cuộc sống, của tác giả Dương Đoàn Trọng trong bài thơ:
Cuối Ngày
Cuối ngày níu sợi nắng chiều
Se dây buộc tiếng sáo diều vào mây
Tôi đang rót tỉnh vào say
Bới đêm chật chội tìm ngày thênh thang
Người ta đào đất tìm vàng
Còn tôi chôn những lỡ làng để quên
Ân một bên – oán một bên
Tôi không nhớ oán – mong đền nghĩa ân
Cuối ngày - trời tưởng thấp dần
Tiếng bầu tiếng trúc được gần trăng sao
Qua ngày lận đận lao đao
Đêm về tôi muốn tan vào bình yên (Dương Đoàn Trọng)
Một bài thơ ngắn viết theo thể Lục Bát,khi mới đọc qua tôi thấy sao đẹp thế, nhẹ nhàng thế, ngọt ngào và quyến rũ người đọc thế. Nhưng rồi từng câu từng chữ nó đã cuốn tôi đi theo ý thơ. Một câu "phá niêm giữ luật" làm điểm nhấn của bài thơ.Và, tới câu kết thì tôi thực sự muốn khám phá cái sự “Muốn tan vào bình yên” của tác giả.
Mở đầu ông viết “Cuối ngày níu sợi nắng chiều”.Tôi thắc mắc sao cuối ngày ông không làm gì mà lại muốn níu mấy tia nắng cuối cùng làm gì nhỉ? Một việc làm không tưởng, được ông ví von để làm gì đây? Mới mở thôi mà đã quá nhiều ẩn ý khiến người đọc phải tò mò.Chưa hết, câu sau ông viết “Se dây buộc tiếng sáo diều vào mây”.Thì ra ông muốn níu mấy sợi nắng kia để làm điều ông muốn là “Se dây”…mà dùng sợi dây này để : “Buộc tiếng Sáo Diều”….Mà nghiệt ở chỗ ông muốn buộc tiếng Sáo này “Vào Mây” ...
Một buổi hoàng hôn có Nắng ,có mây có tiếng sáo diều trong không trung,cho tôi cảm nhận một cảnh đẹp, trong lành của thiên nhiên, ở một miền quê yên ả nào đó trên khắp đất nước ta đều có thể bắt gặp. Sự thanh thản, cùng với những suy tư trong cuộc sống, mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm, của mình và có lẽ là cho cả thế hệ của ông. Những người cũng đang dạo bước đi về buổi hoàng hôn của đời người...
Cũng giống như những tia nắng của buổi hoàng hôn kia thôi.Rực rỡ lung linh đến đâu và có cố níu kéo thì cũng chỉ giống như “Rót tỉnh vào say”thôi…Say rồi thì hãy chờ... từ từ sẽ Tỉnh chứ có làm cái việc” Rót tỉnh”kia bao nhiêu thì cũng vô nghĩa mà thôi.
Ở câu kế tiếp ông lại thể hiện ngay cho tôi thấy sự lạc quan của mình, ông đã làm một việc khiến tôi đặt nhiều dấu hỏi đó là BỚI mà lại “Bới đêm chật chội",để mà " tìm ngày thênh thang” .Một tâm hồn bay bổng, một tứ thơ khoáng đạt xuất hiện, dù màn đêm đen tối mênh mông vô định thế. ông vẫn cảm thấy "chật chội". Nhưng cuối cùng ông cũng đã tìm thấy “Ngày thênh thang” ở trong đêm.
Ở đây có sự mâu thuẫn nữa xuất hiện, tại sao không chờ hết đêm thì tới ngày, cớ sao ông lại phải bới tìm? việc này thể hiện sự bức bối ! vậy nên gợi cho tôi có ý rằng "ngày thênh thang" ở đây phải chăng là những khát vọng mà ông ao ước thực hiện trong đời chưa trọn vẹn. Để rồi ngay sau khi ông bới tìm, thì nó xuất hiện trong những giấc mơ và chắp cánh cho ông bay bổng trong không gian vô định , trong cõi thênh thang của tâm hồn hướng thiện
Khi đã thoát khỏi chốn Chật trội đến với cõi Thênh thang.Thì có lẽ ông đã mở được lòng mình mở được cánh cửa bước vô thế giới bình yên thanh thản, giữa một xã hội mà người ta bon chen để tìm kiếm vật chất, danh vọng luồn lỏi đến từng ngõ ngách nhỏ nhất,để giành giật. Còn ông thì đã viết
“Người ta đào đất tìm vàng
Còn tôi chôn những lỡ làng để quên”.Mọi sự hơn thua, phân định gianh giới giữa các mảng sáng tối của đời sống. Giữa cái thiện và cái ác của cá nhân con người đều được hóa giải trong thơ ông. Khi ông viết:
“Ân một bên – oán một bên
Tôi không nhớ oán – mong đền nghĩa ân”
Bản tính hướng thiện của con người được thể hiện rất rõ trong thơ ông. Càng về cuối bài ông càng thể hiện rõ nét khi khắc họa được nội tâm của mình, cũng như của những người tuổi đời đã đang trôi về cuối cuộc đời .Tuy còn mang chút ngậm ngùi của một con người bình dị,khi ông đã dùng những hình ảnh gần gũi thân thương là cây đàn bầu và cây sáo trúc mang so sánh với trăng sao cao vời vợi. Nhưng vì “Cuối ngày …” nên “Trời tưởng thấp dần” và vì tưởng nên cứ nghĩ nó đã được gần nhau
Tôi ngầm hiểu tiếng bầu và tiếng trúc của ông tương tự như một tầng lớp người lao động nghèo chân chất…quanh năm đầu tắt mặt tối về già cũng chưa chắc được nghỉ ngơi và thăm viếng họ hàng bạn bè…nhưng khi tuổi về chiều sẽ có một tầng lớp người xuất thân từ nghèo khó thành đạt sau nhiều năm thành danh nơi đô hội nay nghỉ hưu hoặc một tầng lớp tha hương nay quá giàu có …cuối đời họ cũng tìm về quê hương bản quán nên có lẽ với suy nghĩ này ông đã viết
““Cuối ngày - trời tưởng thấp dần
Tiếng bầu tiếng trúc được gần trăng sao”….”
Khi tâm hồn hướng thiện và rũ bỏ được những ham muốn tầm thường .Thì con người ta đã thực sự cập được bến bình yên cho cuộc đời mình.Ở trong lòng tác giả có lẽ cũng vậy.Khi ông đã "Không nhớ oán" và chỉ muốn "đền nghĩa ân" thì thành quả mà ông sẽ gặt hái được chắc chắn sẽ là "Qua ngày lận đận lao đao".Bây giờ thì ông ước muốn "Tan vào bình yên".Chắc chắn rằng điều ông ước này sẽ thành sự thực cho ông và cho những người tâm bình hướng thiện như ông..
Qua ngày lận đận lao đao
Đêm về tôi muốn tan vào bình yên
Một câu kết mở,nhưng vẫn cho tôi thấy nó đã đóng sau khi khám phá bài thơ Cuối Ngày.
Cám ơn Tác giả Dương Đoàn Trọng với bài Thơ Cuối Ngày, đã cho tôi có cơ hội khám phá, đồng hành và chiêm nghiệm về cuộc sống, về con người về xã hội qua những bức bối, những trở trăn và cuối cùng tìm đến bản tính thiện của mỗi con người.
Bài thơ đã được ông nhân cách hóa thể hiện bằng những câu lục bát mượt mà, trau chuốt mà không cầu kỳ, sâu sắc mà không khó hiểu, tình sâu ý rộng.
Tôi không phải nhà phê bình thơ.Và cũng không phải nhà văn. Nhưng với tình yêu thơ, thích đọc và cảm nhận thơ.Khi bắt gặp bài thơ này tôi đã viết với những suy nghĩ một chiều của riêng cá nhân tôi.Có thể tôi chưa hiểu hết ý,tình và cả tâm hồn của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.Rất mong tác giả và bạn đọc hãy coi đây là tình cảm của tôi giành cho những nét đẹp tinh túy nhất của bài thơ Cuối Ngày mà tôi -một bạn đọc- đã cảm nhận được.
Sài Gòn 11/ 10/2013
Huỳnh Xuân Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét