Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Duyên Nghèo Của Tác Giả Đặng Đình Niêm (Niem1949)



Trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ đã được giải phóng rất nhiều rồi.Nhưng hai chữ nhân duyên thì quả thật không dễ dàng cho một số người, Bây giờ thì cái nhìn của xã hội về việc “cọc đi tìm trâu” đã rất thông thoáng. Xong vẫn còn rất nhiều người phụ nữ phải than thở bằng những lời ca dao từ thời rất xa xưa như thế này:

Duyên sao cắc cớ bớ duyên

Khi không đem chuyện ưu phiền đến ta?

Duyên sao duyên ngỡ duyên ngàng

Cầm gương gương lợt cầm vàng vàng phai-(ca dao cổ).

Khi hai chữ duyên số đã không được đẹp thì người ta lại hay nghĩ tới chữ duyên phận. Đổ thừa tại số mệnh cũng là một cách an ủi họ

Nhưng tác giả Đặng Đình Niêm thì ông lại có cái nhìn thông cảm và an ủi cho họ bằng hai chữ:

Duyên Nghèo

Người ơi nhắc chuyện làm chi
Thu gầy tuyết trắng còn gì là xuân
Khóc đời lễ đỏ mận quân
Tình đong đã cạn tuổi xuân cuổi mùa

Bây giờ giông bão gió lùa
Đắng cay cũng ngọt chát chua cũng bùi
Lênh đênh phận liễu dập vùi
Duyên tình tan nát ngậm ngùi đơn côi

Người ta chồng vợ có đôi

Em đôi ba chỗ buông trôi gãy chèo

Trách sao phận nỡ bọt bèo

Bắc cầu giải yếm duyên nghèo buộc thơ! -( Đặng Đình Niêm -Niem1949)



Bài thơ được tác giả viết để nói lên tâm trạng của người phụ nữ đã lỡ duyên vì thời xuân sắc không còn:




Người ơi nhắc chuyện làm chi?
Thu gầy tuyết trắng còn gì là xuân
Khóc đời lễ đỏ mận quân
Tình đong đã cạn tuổi xuân cuổi mùa




Thời đẹp nhất của người thiếu nữ thường được ví như mùa xuân vậy. Mùa của tuổi trẻ của thời thanh xuân. Vậy mà ở đây tác giả viết “người ơi! Nhắc chuyện làm chi”. “Thu gầy” thu là đã sang nửa sau của năm và cũng là sang nửa dốc của cuộc đời rồi. mà lại còn “gầy” nữa .chưa hết tác giả còn viết “tuyết trắng” hình ảnh đại diện cho cái lạnh lẽo, đi sau một “Thu gầy” và một câu cảm thán “còn gì là xuân”.

Khổ thơ đầu đâu chỉ có vậy. Là người con gái ai chẳng có thời “lễ đà đủ lễ đôi đà xứng đôi”. Nhưng có lẽ gặp “phải người tối mận sớm đào”. Và đã trải qua “Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay”.Nên giờ đây mới phải ngậm ngùi “khóc đời lễ đỏ mận quân” bởi “tình đong đã cạn…” mà tuổi xuân thì rất ngắn thoáng chốc thôi đã tới “Tuổi xuân cuối mùa” rồi.




Bây giờ giông bão gió lùa
Đắng cay cũng ngọt chát chua cũng bùi
Lênh đênh phận liễu dập vùi
Duyên tình tan nát ngậm ngùi đơn côi




Và khi tuổi xuân trôi qua rồi thật cám cảnh như :

Còn duyên kẻ đón người đưa

Hết duyên đi sớm về trưa một mình-(ca dao)




Người phụ nữ rơi vào cảnh này buồn bã lắm chứ, chẳng ai muốn số mình hẩm hiu cả. Đôi khi từ những cô đơn buồn tủi ấy, họ có những cái nhìn không đúng với thực tế kiểu như: “đắng cay cũng ngọt” và “chát chua cũng bùi”.

Cũng từ những suy nghĩ như vậy họ đã vội vàng chọn lựa và lao vào vòng xoáy của những con sóng tình lệch lạc. Cuối cùng thì hậu quả là thiệt thòi về phía người phụ nữ . Cô đơn vẫn hoàn cô đơn và lại thêm những vết cắt đớn đau bởi “phận liễu” vừa trải qua “lênh đênh….dập vùi”.

Nhìn xung quanh thì tủi phận khi thấy:




Người ta chồng vợ có đôi

Em đôi ba chỗ buông trôi gãy chèo

Trách sao phận nỡ bọt bèo

Bắc cầu giải yếm duyên nghèo buộc thơ!



“Em đôi ba chỗ buông trôi gãy chèo”. Không phải tại em đâu.

Hãy cứ nghĩ tại số trời đã định đoạt phải như vậy. mà đã là số phận thì không thể tránh!

Ông cha ta từ rất nhiều đời trước cũng đã an ủi nhau rằng:

Có duyên ngàn dặm cũng gần

Vô duyên dầu gặp mấy lần cũng xa-(ca dao).

Và hãy cứ hy vọng ở ngày mai biết đâu đấy:

Chốn ước mơ lắc lơ mà hỏng

Nơi tình cờ lại đóng nhân duyên – (ca dao)

“Người ta chồng vợ có đôi” cũng bởi duyên số ông trời sắp đặt cho họ đượcnhư vậy. Còn lỡ không may mình cô đơn lẻ bóng thì cũng cam lòng và cũng đành tự an ủi bằng cách như tác giả viết :

Trách sao phận nỡ bọt bèo

Bắc cầu giải yếm duyên nghèo buộc thơ.

Bài thơ tác giả viết bằng nỗi lòng của người phụ nữ có số phận long đong về đường nhân duyên. Nó như muốn nhắc nhở mỗi chúng ta, những người có chút may mắn, được cập bến nhân duyên, bình yên và hạnh phúc. Hãy có cái nhìn thông cảm và sẻ chia cho những người phụ nữ như vậy.Họ không bao giờ muốn mình trở thành người mà “đắng cay cũng ngọt, chát chua cũng bùi” cả.




Sài Gòn 26/11/2013

Huỳnh Xuân Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét