Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Cảm Nhận Bài Thơ Đôi Dép Trường Sơn Của Tác Giả Kim Thoa Hà Nội



Tôi tìm hiểu và được biết đôi dép cao su (dép lốp). được Đại Tá Hà Văn Lâu lấy ý tưởng làm dép từ những người phu kéo xe cắt từ mo cau, từ lốp (vỏ) và xăm (ruột) xe hỏng .

Năm 1947 ông đã đặt làm đại trà cho những người lính tham gia chiến tranh chín năm kháng chiến!

Có lẽ vì nó vừa tiện, vừa lợi lại dễ làm nên ngay lập tức nó trở thành đôi dép gắn liền với người lính. Và ngay cả thơ ca và âm nhạc cũng ghi dấu ấn “đôi dép đơn sơ” ấy!

nó chính là người bạn thân thiết giữa người lính những năm đất nước đang trong cảnh Bom rơi đạn nổ khắp các nơi từ tiền tuyến cho đến hậu phương! Và ngày nay nó vẫn được bán rất nhiều để phục vụ du lịch và một số người dân vẫn thích dùng nó vì sự tiện lợi nó đem lại.

Trong không khí hoài niệm về người lính này. Kỷ vật đặc biệt có một vị trí trang trọng trong bảo tàng quân đội và trong lòng mỗi người lính đã tham gia ba cuộc kháng chiến suốt từ năm 1947 đến năm 1986.

Tôi đã gặp một bài thơ trong dòng thơ hoài niệm về người lính viết về đôi dép này của chị Kim Thoa có tựa đề

Đôi Dép Trường Sơn

Dép cũ bền tình với nước non
Dãi nắng,dầm mưa lội suối băng ngàn
Tình đồng đội một thời máu lửa
Hai quai ôm chặt:Ngăn gót chân anh máu tứa
Nơi chiến hào bão lửa:Ngạt hơi cay
Đã bao lần dôi dép vượt vòng vây
Cùng chung thủy không tách người khỏi dép
Đêm hành quân:
Anh,súng sáng lưỡi lê cùng đôi dép
Những người bạn thủy chung
Không thể tách rời

Hôm nay đây:Đôi dép cũ của một thời
Trầm mặc tĩnh lòng!...
Nơi viện bảo tàng nhớ!...đồng đội...đầy vơi!

Người còn sống:
Lại quân phục màu xanh cỏ úa
Không thể thiếu đôi dép của một thời máu lửa
Với bốn quoai ôm chặt bàn chân
Khắp chiến trường xưa:Họ chẳng ngại ngần
Tìm đồng đội còn ẩn mình trong lớp cỏ
Đôi dép Trường Sơn thủy chung là vậy đó
.........
Hôm nay đất nước này thắm đỏ sắc ngàn hoa (Kim Thoa- Hà Nội)

Bài thơ ngắn đơn giản như chính đôi dép cao su. Mà chị một người đã tham gia vào chiến tranh chống mỹ gọi là Đôi Dép trường Sơn.

Mở đầu chị viết:

Dép cũ bền tình với nước non / Dãi nắng,dầm mưa lội suối băng ngàn / Tình đồng đội một thời máu lửa / Hai quai ôm chặt:Ngăn gót chân anh máu tứa / Nơi chiến hào bão lửa:Ngạt hơi cay / Đã bao lần dôi dép vượt vòng vây /Cùng chung thủy không tách người khỏi dép

Khổ thơ được chị dùng rất nhiều từ kép như “dãi nắng” , “ôm chặt” , “dầm mưa” , “lội suối” , “băng ngàn” “máu túa” rồi thì nào là “ngạt hơi cay” rồi “vượt vòng vây” “tách người khỏi dép”. để diễn dạt sự tiện lợi của đôi dép cao su và những hiệu quả mà nó mang lại cho người lính thì nhiều vô cùng. Nó chống chọi với mảnh bom, mảnh đạn kể cả lửa than, và gai góc, vách đá. Có đôi dép đơn sơ dưới chân, giúp bảo vệ đôi chân người lính tự tin bước tới phía trước. dẫu là phải vượt vòng vây khẩn cấp cỡ nào dép và chân vẫn là người tình “chung thủy”…Thật diệu kỳ! và không chỉ có vậy! dép cao su còn theo bước chân người lính những:

Đêm hành quân: / Anh,súng sáng lưỡi lê cùng đôi dép / Những người bạn thủy chung
Không thể tách rời!

Thêm một lần chị khẳng định “người bạn thủy chung không thể tách rời”. chính là đôi dép, người lính, và cây sung. Những vật bất ly than của người lính những năm kháng chiến chống Mỹ.

Và đây là nỗi niềm với hôm nay của dép và của chị

Hôm nay đây:Đôi dép cũ của một thời
Trầm mặc tĩnh lòng!...
Nơi viện bảo tàng nhớ!...đồng đội...đầy vơi!

Chị ơi! Lời thơ của chị nghẹn ngào chị ạ. Dép nằm trong bảo tàng thì có thể nhớ đôi chân người lính, nhớ những con đường mà chị và đồng đội đã đi qua cùng người bạn dép ấy! nhưng dép chỉ là dép chị ạ!

Chị mượn dép kia để nói dùm lòng mình phải không ? ai một thời ngang dọc…ai trầm mặc? ai “nhớ đồng đội” với nỗi nhớ “đầy vơi” ấy? phải chăng là những người lính đã chia tay người bạn thủy chung trong chiến tranh về với cuộc sống đời thường. trong đó có chị.

Bài thơ được chị viết tiếp: / Người còn sống: / Lại quân phục màu xanh cỏ úa / Không thể thiếu đôi dép của một thời máu lửa / Với bốn quoai ôm chặt bàn chân / Khắp chiến trường xưa:Họ chẳng ngại ngần / Tìm đồng đội còn ẩn mình trong lớp cỏ / Đôi dép Trường Sơn thủy chung là vậy đó

Có lẽ từ những phút suy tư trầm mặc ấy, cộng thêm nỗi nhớ đầy vơi, đã là nguồn động lực, để chị và đồng đội lại tiếp tục đồng hành, cùng đôi dép trường sơn và màu áo lính, về lại chiến trường xưa để tìm lại đồng đội. Những người đã ngã xuống năm xưa còn nằm đâu đó nơi chiến trường năm ấy!

Đôi dép lại tiếp tục lên đường rong ruổi khắp nơi với bước chân người lính để cho

Hôm nay đất nước này thắm đỏ sắc ngàn hoa.

Vâng chị ơi ,! Tôi cũng rất đồng tình với chị để cho ngày hôm nay, hoa đua nở rực rỡ nhiều sắc màu trên khắp đât nước. Có phần đóng góp không nhỏ từ người bạn thủy chung một thời của chị và đồng đội. Đôi Dép Trường Sơn. Lịch sử sẽ không bao giờ thiếu nó!

Nó vẫn và sẽ được viết tiếp cùng những chiến công thầm lặng của người lính hôm nay trong thời bình, cùng những người cựu chiến binh đang ngày đêm, đi tìm đồng đội còn nằm rải rác đâu đó trên khắp đât nước này chị ạ!

Sài Gòn 21/12/2013



Huỳnh Xuân Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét