Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Chữ Tình Với Bộ Vần Au



Tình Xuân

Xuân đến hoa khoe vạn sắc màu
Thời gian không đợi với ai đâu
Nắng xuân hôn nhẹ bao làn tóc
Mưa bụi bám đầy vạn áo ngâu

Thôn nữ ấp e lòng rộn rã
Dã nam hăm hở đón duyên đầu
Một thoáng xuân tình trao đến bạn
Nghìn năm mộng mị với xưa sau

Xuân Quý Tỵ 2013(Bài viết đầu tiên)




Xuân Tình




Xuân đến hoa khoe vạn sắc màu
Thời gian không đợi với ai đâu
Nắng tươi hôn nhẹ êm làn tóc
Mưa bụi bám đầy trắng áo Ngâu
Thôn nữ ấp e chờ bạn mới
Dã nam hăm hở đón tình đầu
Ai người còn nhớ ngày xưa ấy
Hãy gắng quay về ta có nhau




Xuân nào có nhau

Cành mai phố cũ đã khoe màu
Én dạt phương trời chẳng thấy đâu
Để hạt mưa đêm sầu ngõ Thúy
Cho từng ngấn lệ chạnh vườn Ngâu
Mơ ngày hội ngộ choàng vai ấm
Gặp cảnh chia li úa nụ đầu
Mỗi độ xuân về da diết thuở
Cung đàn tiếng hát quyện tình nhau (Viên Mãn)




Chờ Mong

Chiếc áo phong sương đã bạc màu
Quay về cố quận biết tìm đâu
Trăng khuya một bóng sầu Ngưu Chức
Mưa sớm đôi giòng xót lệ Ngâu
Hẹn ước tơ duyên ngày tháng cũ
Chờ mong tình thắm giấc mơ đầu
Mỗi lần xuân đến trông mùa cưới
Hát khúc tương phùng... Ta có nhau




Tình Thơ




Thế thái,nhân sinh vẫn bội giầu
Tình em,tình chị mãi bền lâu
Trăng khuya soi tỏ trời Nam Bắc
Ngưu,Chức:Nhịp cầu thơ bên nhau
Thơ chị-Tình em-Lời thề ước
Trái tim hồng thắm ở hai đầu
Xuân tới,hè về trao hạt ấm
"Hát khúc tương phùng... Ta có nhau" (Kim Thoa)




ƯỚC MƠ

Nghèo bởi vì không có số giàu
Ảo thôi Tâm thật mới bền lâu
Trời cao thấu hiểu lòng nam bắc
Đất rộng tỏ bày dạ trước sau
Thơ chị gửi đi muôn ý đẹp
Văn em tìm tới những lời sâu
Xuân nay cũng giống nhiều năm trước
Tương ngộ ta hàn huyên với nhau




Suy Tư




Thế thái nhân sinh lắm sắc màu
Suy đi nghĩ lại rối lòng nhau
Thôi thì ta mượn vài con chữ
Để trải tình sầu mấy giọt ngâu
Đã biết sống đời pha nốt lặng
Nên dành tình ấm lấp tim đau
Nụ cười trong trẻo ươm hoa nắng
Gọi buổi xuân sang thắm nghĩa đầu (Hoàng Ngọc Lan)




Suy Tư




Thế thái ngày nay đã bạc màu
Suy tư tính kế triệt tài nhau
Thôi đành vay lấy vài câu chữ
Để phải mượn hờ mấy giọt ngâu
Đã biết thói đời không tĩnh lặng
Nên quên tình nghĩa khỏi sầu đau
Nụ hoa vừa hé cười trong nắng
Gọi kẻ tri âm bạc mái đầu




Ngẫm




Bởi thế tình ta vẫn thắm màu.
Không chung hội ngộ nhói lòng đau.
Gió đưa cơn lạnh buồn se thắt.
Mây đón đợt sầu mưa rớt lâu.
Chữ hẹn trăm năm nào biết được.
Câu thề vạn kiếp cất vào đâu.
Phong trần hai chữ chức quyền thiếu.
Nên chẳng thể nào trông thấy nhau.(Lãng Tử Sầu)




Suy Tư

Nhân thế giờ sao lắm sắc màu
Đa sầu cạn nghĩ khiến lòng đau
Người gieo gió độc mong dài mãi
Kẻ rắc mưa sầu muốn thật lâu
Chữ Nhẫn dặn mình luôn giữ lấy
Chữ Tâm tự nhủ… biết tìm đâu?
Tha nhân đức độ luôn thừa thiếu
Đẹp- xấu bao giờ chung với nhau?




NGẠO ĐỜI.

NHÂN nghĩa cũng tùy những sắc màu.
TÌNH yêu bạc bẽo mãi nên đau.
THƠ còn vắt vẻo ôm buồn mãi.
PHÚ vẫn đong đưa sầu ủ lâu
THẤY kẻ ngang tàng gom vận lấy.
CHÁN người ba trợn vứt vần đâu.
GÌ mà phải ngẫm lòng dư thiếu.
ĐÂU chỉ riêng ta chung bước nhau.(Lãng Tử Sầu)




NGẪM ĐỜI
Nhân thế đảo điên rộn sắc màu
Tình đời đen bạc lắm buồn đau
Thơ say mấy đoạn buồn vương mãi
Phú tỉnh đôi dòng tủi bấy lâu
Thấy bạn tương giao rằng giữ lấy
Chán bè tráo trở chẳng cần đâu
Gì vui mà phải lo thừa thiếu
Đâu chỉ mình ta mong có nhau




TÌNH ĐỜI

NHÂN gian mấy kẻ thích làm màu.
TÌNH ảo khoái đùa thế mới đau.
THƠ thẩn ngăn dòng nên nhớ mãi.
PHÚ gàn chặn lối lại thương lâu.
THẤY anh nhiều của hòng ôm lấy.
CHÁN lắm em nghèo chẳng ấp đâu.
GÌ thế lòng đau ân ái thiếu.
ĐÂU cần cứ phải ở bên nhau.(Lãng Tử Sầu)




Tình Vui
Nhân gian luyến ái đẹp muôn màu
Tình mộng bao giờ biết đớn đau
Thơ chuốt đôi dòng lưu luyến mãi
Phú trau vài khúc mộng mơ lâu
Thấy hoa dưới nắng ong vây lấy
Chán liễu ven bờ ,mây trốn đâu?
Gì cũng bên người, sao phải thiếu?
Đâu vui ắt hẳn sánh vai nhau




Ngẫm Suy

Cô đơn sải bước giữa đường xuân
Nói nói năng năng phải biết chừng
Thật giả trần ai nào đếm được
Lòng người chuyển biến tựa xa luân
Không không, có có, điên điên đảo
Phải phải, ừ ừ ,khổ khổ thân
Nhún nhảy cùng nhau vài điệu nhạc
Nhường ba chén rượu kẽo tàn xuân! (Chung Thị Hạnh)




Nhún Nhường
Cô đơn nhẹ trách chút tình xuân
Nói đúng cũng nên phải có chừng
Thật nọ giả kia nào biết được
Lòng đây ý đó tựa trầm luân
Không màng danh lợi… thôi điên dảo
Phải biết nghĩa nhân… đỡ khổ thân
Nhún một lần nghe nghìn khúc nhạc
Nhường đôi bận hưởng vạn mùa xuân




Vàng Thau




Công lý cán cân biến đổi màu
Nhân tình thế thái lắm buồn đau
Vàng thau chung giỏ xưa nay thế
Đen trắng lộn sòng biết đã lâu
Đức hạnh tổ tiên truyền giữ lấy
Nhẫn tâm con cháu biết chôn đâu
Tài cao học rộng thừa lại thiếu
Hèn dốt muôn đời níu kéo nhau.(Nguyễn Đăng Tuyên)




Vàng Thau Lẫn Lộn




Công lý ngày nay đã nhạt màu
Nhân tình tráo trở ngẫm mà đau
Vàng thau lẫn lộn vì sao thế?
Đen trắng quyện hòa tự bấy lâu?
Đức bạc tổ tông giành giật lấy
Nhẫn sơ hậu duệ giấu vào đâu?
Tài cao nghe nói bao người thiếu
Hèn kém một bầy tung hứng nhau




Muôn Màu




Nhân tình thế thái lộng muôn màu.
Bội nghĩa nên đời nhuốm khổ đau.
Rắc vạn mưa sầu cay nghiệt mãi
Gieo ngàn gió độc đắng dài lâu.
Còn chi trọng nghĩa gìn danh dự
Đã chẳng tôn thờ giữ đức đâu.
Đẹp xấu vàng thau thường lẫn lộn.
Khuyên người cảnh giác sống gần nhau ! (Vũ Hồng Quân)




Ngẫm Suy




Thế thái tình nhân vạn sắc màu.
Bao người bội nghĩa xót lòng đâu.
Gây thù vạn kiếp quay lòng mãi
Dưỡng hận muôn đời tận đáy lâu.(Vũ Hồng Quân)
….Thiết nghĩ thời gian điều phải trái
….Suy nhiều sáng tối rõ mưu đầu
….Dòng sông mấy khúc đo lường được
….Bản dạ thì tâm cũng chịu sầu !
15.02.2014 Bích Hà Bùi




Ngẫm Suy




Công lý nơi đâu, bảo nhạt màu?
Ô dù lắm cánh biết làm sao?
Chân bương, trí dũng không người ngó
Cánh sải, dù che lắm kẻ chào!
Lễ nghĩa gì đâu đồ đá bát
Nhân văn chẳng chớ đám ruồi trâu
Vàng, thau có lẫn tình đi xuống
Giỏi, dở phân minh chí hứng cao (Chung Thị Hạnh)




Vàng Thau Lẫn Lộn*




Nhân gian tình nghĩa thật muôn màu
Bội bạc,thay lòng bao xót đau
Rắc oán cho người vui sướng mãi?
Gieo hờn đến bạn khoái khoan lâu
Còn xem trọng nghĩa vì danh dự?
Đã biết khinh tài bởi đức đâu?
Đẹp xấu ,tỉnh say đừng lẫn lộn
Khuyên ai hướng thiện ,sống cùng nhau




Không Đề




Trên đời nhiều chuyện chẳng cùng nhau
Thế giới luôn luôn biến chuyển màu
Người thì sống gấp cho sung sướng
Người lại kiêng chừng để sống lâu
Mỗi người mỗi ý làm sao được ?
Mình chỉ riêng mình cho đỡ đau !
Thế gian muôn vẻ càng phong phú
Chữ nhẫn đặt lên ở hàng đầu...(Nguyễn Quang Huệ)




Luận Chuyện Đời




Trần thế đảo điên cố sát nhau
Bon chen chi lắm tóc phai màu
Người may một bước lên xe pháo
Kẻ rủi đôi lần hết sống lâu
Vẫn tưởng mấy đời tiêu chẳng hết
Nào ngờ vài bận chết còn đau
Hỡi ai chưa tỉnh… dừng chân bước
Kẻo hối không chờ dịp nữa đâu!!!




Ngẫm Suy




Quẳng hết niềm đau gạt bỏ sầu
Đời người ngắn lắm có dài đâu
Ngày chưa tàn nắng thì đêm đến
Một thoáng vô tình như bóng câu
Danh lợi phù vân đem thả hết
Xuôi theo ngàn nước dưới chân cầu
Bên nhau xin giữ tình bè bạn
Để mãi muôn đời luôn nhớ nhau ....(Nguyễn Hoàng)




Tình Lỡ




Câu yêu chữ ái lắm gam màu
Mới thỏa mà giờ lại nhuốm đau
Hẹn biển thề non vừa chớm đó
Sâu tình nặng nghĩa đã trôi đâu
Dinh điền thiếu chủ thành hoang địa
Biệt thự không người hóa tịch lâu
Viễn cảnh huy hoàng cùng sách bước
Tan tành ước mộng bởi xa nhau (Anh xuân Lê)




TÌNH BUỒN
Câu thương chữ nhớ đã phai màu
Mới phải xa người ,dẫu xót đau
Hẹn biển bao lần… say đắm đó
Sâu tình mấy bận…mộng mơ đâu?
Dinh cơ giây phút như hoang địa
Biệt điện một thời giống tịch lâu
Viễn tượng cùng ai vui sánh bước
Tan rồi hy vọng sống gần nhau




TÌNH ĐỢI

NHÂN gian bát ngát hoa khoe màu.
TÌNH nghĩa không cùng tim nhói đau.
THƠ bổng trải dài thương mãi đợi.
PHÚ trầm gieo rộng nhớ càng lâu.
THẤY vần bay nhảy vui trong dạ.
CHÁN chữ nô đùa sầu giữa câu.
GÌ đấy mắt buồn hoen ngấn lệ.
ĐÂU còn xa nữa mình bên nhau. (Lãng Tử Sầu)




Tình Lỡ
Nhân duyên ai khéo vẽ muôn màu
Tình ái không tròn nên xót đau
Thơ viết chưa thành dòng,mãi đợi
Phú gieo còn lỡ vận,chờ lâu
Thấy lời hoa mỹ… vui bao dạ
Chán ý cộc cằn… buồn mấy câu
Gì phải tìm người ngăn ngấn lệ
Đâu còn mơ mộng được bên nhau




Tình Lỡ




Nhân thế đảo điên lắm sắc màu
Tình hờ bạc bẽo để lòng đau
Thơ còn lỡ vận thôi đành đợi
Phú chẵng thành câu sẽ rất lâu
Thấy bạn tâm đầu vui thích thú
Chán người giả dối buồn âu sầu
Gì mà sợ thiếu rồi vơ đại
Đâu của riêng mình vẫn mất nhau (Nguyễn Hoàng)




Tình Sầu
Nhân ái, tơ duyên lắm sắc màu
Tình yêu, hạnh phúc loạn sầu đau
Thơ mang nỗi nhớ từ muôn kiếp
Phú tải ưu phiền tự rất lâu
Thấy kẻ lỡ làng… thương phận bạc
Chán người lơ đãng…tiếc cơn sầu
Gì rồi cũng có khi dừng bước
Đâu biết bao giờ mới hiểu nhau




NHÂN thế trắng đen cũng lắm màu
TÌNH vờ giả nghĩa quả làm đau
THƠ nào có tội sao đành trách
PHÚ chẳng thay lòng nỡ giận sao?
THẤY bạn tâm đầu thì thủ thỉ
CHÁN người bạc bẽo chớ thì thào
GÌ gì cũng vẫn còn hoa đẹp
ĐÂU phải quanh ta chỉ có sâu? (Chung Thị Hạnh)




TÌNH NGỠ
Nhân dịp xuân sang vẽ mấy màu
Tình ai nghiêng ngả để vương đau
Thơ buồn đem gửi dòng sông cạn
Phú tủi mang trao đáy suối sâu
Thấy kẻ tương tư đừng trách vội
Chán phường phụ bạc chẳng buồn lâu
Gì vui mà phải cầu duyên số
Đâu hẳn chung đường mới có nhau




Tình Buồn




Tóc nhuốm hơi sương đã bạc màu
Xa người chuốc lấy những sầu đau
Từng chiều nỗi nhớ còn đâu đó
Mỗi tối niềm thương có nhạt đâu
Phút chốc tình buồn qua rất vội
Vài giờ mộng vỡ những dài lâu
Đường đời rẽ lối không cùng bước
Biết đến bao giờ gặp lại nhau...(Nguyễn Hoàng)




Tình Phai




Tóc nhuộm gió sương hẳn bạc màu
Xa rời thực tế mới vương đau
Từng ngày chiêm nghiệm ôm nhung nhớ
Mỗi tối ngẫm suy giấu hận đâu?
Một phút lỡ duyên đành thất hứa
Đôi lần lạc nhịp chịu buồn lâu
Đường tình hai ngả không lần gặp
Lặng lẽ bên đời mơ có nhau




Tình Buồn




Thương thương nhớ nhớ chỉ làm màu
Có phải yêu người lắm đớn đau
Cách biệt thôi đành lau ngấn lệ
Chia ly vẫn cố xóa cơn sầu
Tiền tài gió thoảng chìm trong mộng
Địa vị mây tan lắng chốn nào
Trọn kiếp đừng mơ hoài sánh bước
Lai sinh hẹn lại sẽ chờ nhau (Chung Thị Hạnh)




TÌNH HẸN




Nhớ thương sâu lắng ngẫm muôn màu
Yêu chẳng thật lòng mới đớn đau
Ly biệt một đời đầy ngấn lệ
Cách xa mấy bận cạn cơn sầu
Tiền tài cần đấy… gom chưa đủ
Địa vị mong đây… gắng đã lâu
Trọn kiếp ước mơ đời sống đẹp
Mai sau hy vọng được bên nhau




Tình nhớ
Giở cánh thư xưa đã úa màu
Khung tầng kỷ niệm luống về đâu
Từng hàng chữ mộng khơi niềm nhớ
Mỗi nét tim chờ động nỗi đau
Gió rét len phòng ùa thổi mạnh
Chân buồn bó gối gục chờ lâu
Đông về vỡ ước bao nhiêu bận
Vẫn hỏi khi nào gặp lại nhau (Lê Anh Xuân)




TÌNH MONG
Tình thắm khi xưa đã nhạt màu
Khung trời mơ ước dạt về đâu?
Phong thư vẫn giữ khơi niềm nhớ
Nét chữ còn lưu dậy nỗi đau
Gió bấc ngoài song đừng thổi lại
Mưa phùn trước ngõ chớ rơi lâu
Đông qua giá lạnh bao mơ ước
Xuân đến mong rằng sẽ có nhau




Tình Sầu

Nhân ái, tơ duyên lắm sắc màu
Tình yêu, hạnh phúc loạn sầu đau
Thơ mang nỗi nhớ từ muôn kiếp
Phú trải ưu phiền tự rất lâu
Thấy kẻ lỡ làng… thương phận bạc
Chán người lơ đãng…tiếc cơn sầu
Gì rồi cũng có khi dừng bước
Đâu biết bao giờ mới hiểu nhau




Tình Bạn Thơ

Ta muốn thơ ca thắm sắc màu
Tâm giao chia sẻ để quên đau
Huỳnh luôn mong mỏi trau vần mãi
Lãng vẫn hằng mơ chuốt ý lâu
Ta đến che mưa tô thắm chữ
Người về ươm nắng điểm tròn câu
Bút Nghiên dẫn lối tình thi hữu
Xướng họa đôi bài vui với nhau




Tình Phai

Tóc nhuộm gió sương hẳn bạc màu
Xa rời thực tế mới vương đau
Từng ngày chiêm nghiệm ôm niềm nhớ
Mỗi tối ngẫm suy giấu hận đâu?
Một phút lỡ duyên đành thất hứa
Đôi lần lạc nhịp chịu buồn lâu
Đường tình hai ngả không lần gặp
Lặng lẽ bên đời mơ có nhau







Tình Ngờ

Nhân gian chưa chắc đẹp muôn màu
Tình ái bao đời biết đậm sâu?
Thơ vụng thảo bằng lời chấp bút
Phú hay viết bởi ý từ lâu
Thấy ong bướm lượn… tàn phai hết?
Chán nhụy hoa rơi… đã nhạt đâu?
Gì chứ nữ nhân đừng đến trước
Đâu hay duyên nợ phải vì nhau




Tình Bạn
.
Thi Phú đổi trao đậm sắc màu
Thả hồn phiêu lãng khỏi niềm đau
Huỳnh luôn gọt giũa từng con chữ
Lãng mãi chuốt trau mỗi dấu câu
Ta vẫn là tên thua bởi thiệt
Người luôn bị kẻ ghét vì đâu?
Bữa nay được gặp trên bàn phím
Trao đổi câu vần đẹp với nhau




Tình Thơ

Ánh nắng xuân sang rạng rỡ màu
Hừng đông sáng rọi bạt Sương đau
Huỳnh Sơn tung ý đi muôn hướng
Lãng Tử gom vần tặng bấy lâu
Ta vén mây hồng thêu dệt chữ
Người ôm sóng bạc viết nên câu
Gió dìu từ ý về trao tặng
Gặp bạn nơi này hẳn có nhau




TÌNH NHỠ

NHÂN gian biến hóa thật nhiều màu.
TÌNH thế không cùng tim lạnh đau.
THƠ khóc muôn chiều âm vọng mãi.
PHÚ than vạn hướng điệu ngân lâu.
THẤY cô gái trẻ chồng chư lấy.
CHÁN cậu trai tân vợ cưới đâu.
GÌ cứ nhập nhằng thân kẻ sĩ.
ĐÂU thời gian đợi để còn nhau.(LTS)




TÌNH NHỚ

NHÂN trung rõ nét sắc hay màu.
TÌNH gởi theo dòng êm ái đau.
THƠ bổng vang lời trong núi mãi.
PHÚ trầm vọng ngữ giữa rừng lâu.
THẤY anh gom vận không buồn lấy.
CHÁN chị nhặt vần có vứt đâu.
GÌ chứ đã là thân kẻ sĩ.
ĐÂU vì thiên hạ mà quên nhau (Lãng Tử Sầu)




TÌNH ĐAU

NHÂN thế mua vui khoái sắc màu.
TÌNH đời đen bạc hỏi sao đau.
THƠ buông vài nét còn vương mãi.
PHÚ thả đôi dòng vẫn dính lâu.
THẤY kẻ ngang tàng nên chẳng lấy.
CHÁN người hống hách vậy không đâu.
GÌ còn chút nghĩa mà lo thiếu.
ĐÂU thể bên đời chẳng thấy nhau...(LTS)




TÌNH NGHĨA

NHÂN gian rộng lớn lắm gam màu.
TÌNH nghĩa mãi hoài gắn chặt sâu.
THƠ đó chẳng qua vời tí chút.
PHÚ đây nào phải với dài lâu.
THẤY mây nghã bóng đời mong lấy.
CHÁN nắng nghiêng hình kiếp đợi đâu
GÌ cũng là người trong tứ hải.
ĐÂU vì chuyện nhỏ phận lòng nhau. (LTS)




Ngẫm Đời

NHÂN thế đảo điên rộn sắc màu
TÌNH đời đen bạc lắm buồn đau
THƠ say mấy đoạn buồn vương mãi
PHÚ tỉnh đôi dòng tủi bấy lâu
THẤY bạn tương giao rằng giữ lấy
CHÁN bè tráo trở chẳng cần đâu
GÌ vui mà phải lo thừa thiếu
ĐÂU chỉ mình ta mong có nhau (HXS)




VỌNG TÌNH

NHÂN gian nắng nhạt bớt khoe màu.
TÌNH nghĩa mãi hoài chớ để đau.
THƠ nghịch mấy vần mong gió mãi.
PHÚ vầy vài chữ đợi trăng lâu.
THẤY người tươi tỉnh ta còn lấy.
CHÁN kẻ héo sầu hỗng thích đâu.
GÌ hả lẽ nào mình cứ thiếu.
ĐÂU rồi dáng ngọc mộng bên nhau.(LTS)




NHÂN tình thế thái dẫu nhiều màu
TÌNH nghĩa tri âm vẫn đậm sâu
THƠ cũng tùy tay người vẫy bút
PHÚ do ý nghĩ kẻ quơ cào
THẤY sâu chẳng lẽ hoa tàn hết
CHÁN bướm đành lòng nhụy rửa sao
GÌ chứ, bạn là duyên kiếp trước
ĐÂU vì cao thấp biệt ly nhau (CTH)




NHÂN tướng khó nhìn mắt nhiễm màu.
TÌNH đời đen bạc tạo hầm sâu.
THƠ vì nét nhỏ nên không biết
PHÚ bởi đường mờ mới chẳng cao.
THẤY kẻ yếu hèn gom vận chốt.
CHÁN người nhu nhược hốt câu vào
GÌ còn hứng thú mà chơi chứ.
ĐÂU phải trách hời bạn với nhau. LTS




NHÂN thế trắng đen cũng lắm màu
TÌNH vờ giả nghĩa quả làm đau
THƠ nào có tội sao đành trách
PHÚ chẳng thay lòng nỡ giận sao?
THẤY bạn tâm đầu thì thủ thỉ
CHÁN người bạc bẽo chớ thì thào
GÌ gì cũng vẫn còn hoa đẹp
ĐÂU phải quanh ta chỉ có sâu?(CHUNG THỊ HẠNH)




NHÂN gian chữ nghĩa thật nhiều màu.
TÌNH tự khó bày thế mới đau.
THƠ chẳng có hồn nên để vậy.
PHÚ không còn sắc biết làm sao.
THẤY anh luồn lách ngồi vênh mặt.
CHÁN chị lọc lừa đứng vểnh mào.
GÌ chứ đã kêu là bạn hữu.
ĐÂU cần cao thấp với nông sâu.( LTS)




BẠN HIỀN TÚ THƠ

Thi họa đổi trao quện sắc màu.
Chẳng cần đong đếm để không đau.
HUỲNH XUÂN SƠN ghé mời đư chữ
LÃNG TỬ SẦU ngồi đợi đã lâu.
Ta kẻ tang bồng tìm chẳng thấy.
Người tên phiêu bạt trốn nơi đâu.
Bữa nay tương ngộ nhậu cho đã.
Cởi mở ân tình thương mến nhau.(LTS(




Bạn Thơ




Thi Phú đổi trao đậm sắc màu
Thả hồn phiêu lãng khỏi niềm đau
Huỳnh luôn rạng rỡ tô từng chữ
Lãng mãi suy tư vẽ thật lâu
Ta kẻ mơ màng đi tìm ý
Người tên sâu lắng gọi tên đâu?
Bữa nay đã gặp trên bàn phím
Trao đổi câu vần đẹp với nhau




Bạn Thơ




Ánh sáng ban mai rạng rỡ màu.
Bình minh nắng ấm chẳng buồn đau.
HUỲNH XUÂN SƠN đến hòa đôi chữ.
LÃNG TỬ SẦU về họa ít lâu.
Ta vẽ mây vàng bay mải miết.
Người tô sương trắng đọng nơi đâu
Gió mơn man thổi hồn thơ rớt.
Gặp bạn ta người vui với nhau.(LTS)




Bạn Thơ




Ánh nắng mùa xuân sáng tươi màu
Hừng đông lấp lánh liệu Sương đau
Huỳnh Sơn ấm áp gửi muôn hướng
Lãng Tử ngọt ngào tặng bấy lâu
Ta với mây hồng thêu dệt chữ
Người ôm sóng biển viết nên câu
Gió dìu từ ý về trao tặng
Gặp bạn nơi này hẳn có nhau (LTS)







Bạn Thơ

Bạn ghé thơ hoa dệt đủ màu.
Vui tình thi hữu ngọt quên đau.
HUỲNH XUÂN SƠN chữ còn chờ đợi.
LÃNG TỬ SẦU câu vẫn ngóng lâu.
Ta kẻ tung hoành vung tứ vận.
Bạn người ngang dọc vẫy tam câu.
Dang tay đón ánh bình minh đẹp.
Thỏa mộng tương phùng khi có nhau.(LTS)




Tình Thơ

Ta muốn thơ ca thắm sắc màu
Vui buồn chia sẻ để quên đau
Huỳnh luôn mong muốn trau vần mãi
Lãng vẫn ước ao chuốt vận lâu
Ta đến che mưa tô thắm chữ
Người về ươm nắng điểm tròn câu
Bút nghiên tô thắm tình thi hữu
Xướng họa đối vần, điệu với nhau




TÌNH XA

khoái bút tương giao tô vẽ màu.
thăng trầm viễn cảnh vẫn không đau.
HUỲNH XUÂN SƠN họa mơ tìm mãi.
LÃNG TỬ SẦU hòa mộng kiếm lâu.
ta có ngông cuồng trong tứ hải.
người còn ngạo mạn giữa năm châu.
hỏi rằng chia cách bao năm nữa.
biết đến khi nào mới gặp nhau.?(LTS)




Bạn Thơ




Chẳng phải Tâm Giao vẫn đượm màu
Ân tình trao gửi vợi thương đau
Huỳnh hoài lặng lẽ mơ từ trước
Lãng mãi âm thầm mộng đã lâu
Ta gánh cô đơn tìm bốn biển
Người mang nỗi nhớ kiếm năm châu
Hỏi đâu ngày tháng tình sum họp
Chờ đến bao giờ để có nhau




Bạn Thơ




Cõi tạm nắng lên rọi sáng màu.
Tâm tình vui vẻ mới không đau.
HUỲNH XUÂN SƠN nếu từng trông ngóng
LÃNG TỬ SẦU thì đợi bấy lâu.
Phóng bút gom câu ngoài tứ hải.
Gieo vần nhặt vận giữa năm châu.
Chắc còn độ khoảng vài niên nữa.
Có thể tương phung ta thấy nhau.(LTS)




Bạn Thơ




Thi đàn tươi sáng bởi muôn màu
Trao gửi tâm tình dẫu khổ đau
Huỳnh vẫn buồn vui chia sẻ mãi
Lãng hoài ghi nhớ nỗi niềm lâu
Góp gom ý nhỏ ngoài thềm vắng
Chắt gạn câu từ trong nỗi sầu
Mong dệt tơ lòng theo ý nguyện
Một ngày xum họp được bên nhau




Bạn Thơ




Sân chơi thi phú ánh nhiều màu.
Ta bạn vui cười tâm chẳng đau.
LÃNG TỬ ngạo đời vung chữ mãi.
XUÂN SƠN khích thế vẩy vần lâu.
Tình trong thiên hạ không cần thiết.
Nghĩa giữa nhân gian chẳng vướng sầu.
Đêm lạnh gió reo vùng ảo tưởng.
Tương phùng mơ khúc được gần nhau.(LTS)




(Rất tiếc đến đây XS dừng lại vì nhận được một email. "Chị dđừng hoạ thơ với LTS nữa cả thidan này căm chị lắm rồi, họ nói chị chửi người ta...)




Ngẫm Đời




TÌNH tan bị rũ ố đen màu.
NGHĨA cạn nên đời lắm khổ đau.
BỎ những vàng tươi tìm bạc mãi
RƠI nhiều ngọc sáng kiếm đồng lâu
THƠ chìm lộng ngữ không còn sáng.
PHÚ ẩn vơi từ lại giấu đâu
RÃ phận hư đời xin tự thú.
RỜI thân khỏi xác lạc hồn nhau !(Vũ Hồng Quân)




TÌNH ái trần gian chẳng đẹp màu.
NGHĨA còn đong đếm thế nên đau.
BỎ vào dĩ vãng lời cay mãi.
RƠI giữa tương lai ngữ đắng lâu.
THƠ thả vật vờ hình nhạn lạc.
PHÚ buông vất vưởng bóng chim đâu
RÃ tan trong gió làn sương mỏng.
RỜI bước tang bồng ta vắng nhau.(LTS)




NHÂN thế trắng đen cũng lắm màu
TÌNH vờ giả nghĩa quả làm đau
THƠ nào có tội sao đành trách
PHÚ chẳng thay lòng nỡ giận sao?
THẤY bạn tâm đầu thì thủ thỉ
CHÁN người bạc bẽo chớ thì thào
GÌ gì cũng vẫn còn hoa đẹp
ĐÂU phải quanh ta chỉ có sâu?(Chung Thị Hạnh)




NHÂN gian chữ nghĩa thật nhiều màu.
TÌNH tự khó bày thế mới đau.
THƠ chẳng có hồn nên để vậy.
PHÚ không còn sắc biết làm sao.
THẤY anh luồn lách ngồi vênh mặt.
CHÁN chị lọc lừa đứng vểnh mào.
GÌ chứ đã kêu là bạn hữu.
ĐÂU cần cao thấp với nông sâu (LTS)




NHÂN tình thế thái dẫu nhiều màu
TÌNH nghĩa tri âm vẫn đậm sâu
THƠ cũng tùy tay người vẫy bút
PHÚ do ý nghĩ kẻ quơ cào
THẤY sâu chẳng lẽ hoa tàn hết
CHÁN bướm đành lòng nhụy rửa sao
GÌ chứ, bạn là duyên kiếp trước
ĐÂU vì cao thấp biệt ly nhau (Chung Thị Hạnh)




NHÂN tướng khó nhìn mắt nhiễm màu.
TÌNH đời đen bạc tạo hầm sâu.
THƠ vì nét nhỏ nên không biết
PHÚ bởi đường mờ mới chẳng cao.
THẤY kẻ yếu hèn gom vận chốt.
CHÁN người nhu nhược hốt câu vào
GÌ còn hứng thú mà chơi chứ.
ĐÂU phải trách hời bạn với nhau.(LTS)




Ngẫm Đời

NHÂN thế đảo điên rộn sắc màu
TÌNH đời đen bạc lắm buồn đau
THƠ say mấy đoạn buồn vương mãi
PHÚ tỉnh đôi dòng tủi bấy lâu
THẤY bạn tương giao rằng giữ lấy
CHÁN bè tráo trở chẳng cần đâu
GÌ vui mà phải lo thừa thiếu
ĐÂU chỉ mình ta mộng có nhau (HXS)




VỌNG TÌNH

NHÂN gian nắng nhạt bớt khoe màu.
TÌNH nghĩa mãi hoài chớ để đau.
THƠ nghịch mấy vần mong gió mãi.
PHÚ vầy vài chữ đợi trăng lâu.
THẤY người tươi tỉnh ta còn lấy.
CHÁN kẻ héo sầu hỗng thích đâu.
GÌ hả lẽ nào mình cứ thiếu.
ĐÂU rồi dáng ngọc mộng bên nhau (LTS)




TÌNH như cháy bỏng bỗng hoen màu.
NGHĨA bạc bây giờ nhuốm khổ đau.
BỎ bạn vì danh hòng biệt xứ,
RƠI bè bởi lợi trốn càng lâu.
THƠ dìm một thúng cho vào sọt.
PHÚ ẩn bao thùng ném rớt đâu.
RÃ cảnh rưng sầu văng cảm nghĩ.
RỜI xa chiến hữu hận lòng nhau ! (Vũ Hồng Quân)




ÌNH đã phai đi những sắc màu.
NGHĨA không còn nữa nhói tim đau.
BỎ quên ngày trước vùi chôn mãi.
RƠI mất khi xưa đợi quá lâu.
THƠ chết từng giờ không nhặt lấy.
PHÚ vong theo phút có cần đâu.
RÃ thân phân mảnh hồn còn thiếu
RỜI rạc sắc thần bởi mất nhau. (LTS)




TÌNH cảm đang tươi bỗng phai màu
NGHĨA tình sao lại đổi đớn đau
BỎ bạn vì ham danh lợi quá
RƠI vãi ân tình chẳng trước sau.
THƠ đẹp thơ hay sao lại chán
PHÚ vẩn vần vơ,có cần đâu
RÃ xuân hạ đến buồn chi nhỉ
RỜI rạc câu vần..lạc mất nhau.!!!(Ngọc Toàn)




TÌNH bạn muôn đời vẫn thắm màu.
NGHĨA nhân tri kỷ chẳng buồn đau.
BỎ đi những chữ không cần thiết.
RƠI lại vài dòng đẹp mãi sau.
THƠ dở tâm buồn nên mới chán.
PHÚ hay hồn mở thích gì đâu.
RÃ rời thu vắng không huynh đệ.
RỜI bước tung hoành khuất dạng nhau.(LTS)




TÌNH bạn cảm thông,mới hiểu nhau
NGHĨA nhân tâm đức chẳng phai màu
BỎ bỏ hết những điều còn khiếm khuyết
RƠI rụng mấy vần chẳng trước sau
THƠ đẹp lời vàng tình trong sáng
PHÚ hay bình giỏi tiếng vang mau
RÃ bạn đêm về mơ mây gió
RỜI bước..du hành..hẹn xuân sau..!!!(Ngọc Toàn)




TÌNH thân vẫn thế bước cùng nhau.
NGHĨA khí luôn cao chẳng bị nhàu.
BỎ tất ngôn từ không để lại.
RƠI đều ngữ vựng có cho sau.
THƠ hay bạn thả nhiều âm sắc.
PHÚ dở ta buông ít điệu màu
RÃ cảnh hoang tàn trong gió lạnh
RỜI đi huynh đệ biết tìm đâu. (LTS)





















Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Đàn Ông ! Của Tác Giả Đăng An



Ngày còn nhỏ trong tâm hồn một cô bé con, thì đàn ông bao gồm cả bố tôi, thầy tôi và những người lớn xung quanh. Với tôi khi ở nhà họ là những người bảo vệ, đến trường thì họ là thần tượng là ông vua và là người bao bọc học trò….
Lớn lên nữa tới lúc trái tim biết rung rinh nhịp đập khác lạ, tôi trong tâm hồn thiếu nữ lại thấy các chàng trai luôn luôn là cây tùng cây bách, và là các chàng hiệp sĩ bảo vệ đám con gái chúng tôi.
Khi lập gia đình thì một thiếu phụ như tôi. Lại coi đàn ông là chỗ dựa tinh thần, là điểm tựa vững chắc cho mình và các con. Là một bờ vai cho tôi khi cần có thể dựa bất cứ lúc nào….
Nói chung là lúc nào phụ nữ chúng tôi cũng coi đàn ông là “phái mạnh”. Đàn ông với chúng tôi còn có thể là những người khô như ngói.
Đôi khi họ còn là người quên đi sự lãng mạn, mà khi yêu thì sự ga lăng và lãng mạn như không có bờ bến đậu. (tuy nhiên vẫn có những người cá biệt không như vậy. Nhưng chỉ là một phần nhỏ trong số đàn ông Việt Nam)
Cho tới lúc này khi đọc bài thơ Đàn Ông của tác giả Đăng An tôi bỗng thấy có lẽ mình cần phải suy nghĩ lại chăng. Tôi nghĩ vậy và tôi muốn viết về Đàn Ông.

Đàn ông!
Đâu phải là gỗ đá
Cũng buồn vui đau khổ yêu thương
Cũng khát khao ham muốn đời thường
Cháy bỏng cuồng điên gấp ngàn lần họ tưởng

Đàn ông!
Là kẻ đa tình
Kẻ đa tình không biết đường nói dối
Vấp bao lần nhưng lần nào cũng vội
Cuồng vọng si mê và loạn nhịp rung rinh

Đàn ông!
Người vô cùng yếu đuối
Mong tựa vào em âu yếm vỗ về
Đòi một vòng tay ôm ấp đam mê
Đón nhận nồng nàn những nụ hôn nóng bỏng
của tình yêu dào dạt đắm say

Đàn ông!
Hoa hồng và nước mắt
Luôn lặn giấu vào trong
Chỉ con tim bồi hồi trong nhịp đập bao dung
Mới hiểu được đàn ông họ là như thế! (26/12/2013- Đăng An)

Bài thơ được tác giả viết theo thể tự do phóng khoáng, với những câu thơ gần gụi đơn giản .Không dùng nhiều thủ pháp ẩn dụ làm cho bài thơ dễ hiểu dễ cảm nhận.
Tác giả vốn là một nhà giáo, là người đàn ông đã leo lên đỉnh dốc của cuộc đời. Nên anh mô tả người đàn ông ở góc nhìn từ trái tim anh nhìn ra bên ngoài. Hay nói cách khác là anh diễn tả nỗi lòng của Đàn Ông từ trong nội tâm của họ. Khiến tôi rất tò mò muốn khám phá.

Đàn ông!
Đâu phải là gỗ đá
Cũng buồn vui đau khổ yêu thương
Cũng khát khao ham muốn đời thường
Cháy bỏng cuồng điên gấp ngàn lần họ tưởng

Chưa cần biết ai nói gì? Ai nghĩ gì? Tác giả chặn đầu ngay rằng “đàn ông” (với một sự khẳng định chắc nịch là) “đâu phải là gỗ đá”. Chẳng để ai kịp thanh minh là có ai nói các anh là gỗ đá gì đâu? Anh tự nhận đấy thôi!
Tác giả đưa ra một loạt những điều để chứng minh.Đàn ông “cũng” nào là “buồn vui đau khổ yêu thương” . Nào là “khát khao ham muốn đời thường”…Có vẻ cũng chưa an tâm lắm với những dẫn chứng trên. Anh bồi tiếp “cháy bỏng điên cuồng” mà đi theo sau là “ngàn lần họ tưởng”. Ai tưởng gì đâu? mà anh nói bâng quơ như vậy nhỉ!
Anh sợ đàn ông các anh không có đam mê “cháy bỏng”, nên anh mới nói quá lên tới “ngàn lần”vậy. Chứ phụ nữ chúng tôi chưa bao giờ nói đàn ông các anh không có “cháy bỏng cuồng điên” khi yêu cả. Có chăng là khi đàn ông các anh có vợ rồi. Chắc sẽ có nhiều người gán tất cả những điều anh nói ở trên cho đàn ông đấy.
Thật khó để tranh luận ai đúng? Ai sai? ở khổ thơ đầu bởi anh không nói rõ “đàn ông” ấy ở giai đoạn nào? Có gia đình hay còn độc thân. Ta tạm gác chuyện tranh luận ở đây để vào khổ thơ kế tiếp.

Đàn ông!
Là kẻ đa tình
Kẻ đa tình không biết đường nói dối
Vấp bao lần nhưng lần nào cũng vội
Cuồng vọng si mê và loạn nhịp rung rinh

Thật ngạc nhiên sau khi anh đưa ra quan điểm rất đẹp về đàn ông . Thì ở khổ thơ này anh lại quay ngoắt ra nhận “là kẻ đa tình”. Anh ơi! Anh có biết rằng phụ nữ chúng tôi ghét nhất là đàn ông đa tình trăng hoa hay không?
Anh biết hay không. Có lẽ phải chờ câu trả lời của chính anh! Còn bây giờ ta xem xem anh nhận đàn ông đa tình vì đâu đã:Thứ nhất anh nói “đa tình không biết đường nói dối” thật tội nghiệp đàn ông. vì không biết đường nói dối, thì luôn luôn phải nói thật, chứ biết làm sao được!
Chưa hết “vấp bao lần” vẫn chưa biết rút kinh nghiệm, để cho “lần nào cũng vội” . Chữ “vấp” anh dùng chỉ những cuộc “đa tình” không thành, khiến tội “đa tình” nhẹ bẫng đi. Có lẽ vì các anh cứ nghĩ thật thà khai là hết tội hay sao ấy. Nên anh lấy lý do “Cuồng vọng si mê và loạn nhịp rung rinh” để biện minh cho thói “đa tình”.
Và chữ” Vấp” này khiến tôi nghĩ đến bước chân các anh mải nhìn đâu đó mà vấp gì đấy. Phải chăng còn một ẩn ý khác sâu hơn. Nhưng vẫn phảng phất ở khổ thơ này. Đó là anh muốn nói đàn ông các anh dù có gia đình hay chưa thì vẫn cứ “loạn nhịp rung rinh” khi gặp một bóng hồng xinh đẹp đi ngang liếc mắt đưa tình.
Tới đây tôi nhớ tới hai câu thơ của tác giả Nguyễn Tuấn Anh đăng trên Lộc Phát Qúy tỵ rằng: “Sao em lại hóa Thị Mầu./ Để anh ấp úng nói câu…dối lòng”.trong hoàn cảnh hai người gặp nhau khi “trầu đã thẫm khi cau đã vàng” mới chết chứ…

Nếu mà đúng như vậy, thì chưa hẳn đàn ông “đa tình”, đã là ‘trăng hoa” .Bởi vì các anh cũng chỉ mới “loạn nhịp rung rinh” vì “cuồng vọng si mê” thôi mà.
Tác giả đưa ta vào khổ thơ tiếp;

Đàn ông!
Người vô cùng yếu đuối
Mong tựa vào em âu yếm vỗ về
Đòi một vòng tay ôm ấp đam mê
Đón nhận nồng nàn những nụ hôn nóng bỏng
của tình yêu dào dạt đắm say

Ồ! Bây giờ thì lời thơ, mang tình thơ mềm mại,mượt mà để diễn tả người đàn ông mà tôi và có lẽ rất nhiều người phụ nữ khác nữa, chưa bao giờ nghĩ tới. Chúng tôi luôn nghĩ đàn ông các anh là cây tùng cây bách, là bờ vai mạnh mẽ cho chúng tôi dựa vô mà tha hồ thổn thức chứ.
Thật bất ngờ khi anh nói đàn ông là “vô cùng yếu đuối” chưa hết còn “mong tựa vào em” . Bấy nhiêu đã đủ khác người rồi anh ạ. Còn “âu yếm vỗ về” hãy để giành cho phụ nữ chúng tôi muốn anh nhé. Chưa hết các anh còn đòi “một vòng tay ôm ấp đam mê” rồi còn muốn được “đón nhận nồng nàn những nụ hôn nóng bỏng” .
Tham lam quá anh ạ! Các anh càng muốn mong và đón nhận như vậy càng khiến chúng tôi tưởng các anh yếu đuối lắm đấy nhé! Nhất là khi đã có một “tình yêu dào dạt đắm say” mà vẫn tham thế .
Sau tất cả những điều anh viết về đàn ông bây giờ anh đưa ta vào khổ kết:
Đàn ông!
Hoa hồng và nước mắt
Luôn lặn giấu vào trong
Chỉ con tim bồi hồi trong nhịp đập bao dung
Mới hiểu được đàn ông họ là như thế!

Anh đưa ra một khổ kết làm mủi lòng người phụ nữ ít nhất là có tôi trong số ấy!
Hoa hồng vốn là biểu tượng của tình yêu vậy mà anh nói họ “giấu vào trong”. Vậy thì ai biết các anh yêu cỡ nào mà đáp trả tình yêu được.
Nước mắt thể hiện cho niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống vậy mà cũng “giấu vào trong”. Ngộ nhỡ khi các anh đang buồn, mà người phụ nữ bên cạnh cần an ủi thì sao đây? Chỉ một câu hỏi ấy tôi muốn hỏi anh thôi!
Bởi anh đã nhắn nhủ rằng chỉ những trái tim “bồi hồi trong nhịp đập bao dung”. Chắc là của cả Đàn ông và phụ nữ lẫn nam thanh, nữ tú . “Mới hiểu được đàn ông họ như thế”.
Qua đây anh muốn gửi một thông điệp tới Phụ Nữ chúng tôi. Đàn ông cũng có khi rất mềm yếu, Họ có tình yêu sậu nặng nhưng ít khi thể hiện ra ngoài cho mọi người thấy,Quan trọng họ cũng cần lắm sự quan tâm chia sẻ của Phụ nữ, cũng như của bạn bè...
Cùng anh đi qua hết bốn khổ thơ chỉ với sự tò mò. Tôi chắc chắn sẽ không đồng cảm với tác giả được nhiều! Bởi theo anh để cảm nhận được hết về “Đàn Ông” thì cần phải có “con tim bồi hồi” mà tôi thì mới chỉ có “nhịp đập bao dung” khi nhìn về các anh là “kẻ đa tình” mà thôi. Ngoài ra thì nhịp đập tim tôi rất bình thường, mong anh và bạn đọc thông cảm mà bỏ qua cho nếu có gì thiếu sót.

Sài Gòn 26/12/2013
Huỳnh Xuân Sơn

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Bình Long Sương Trắng ! Của Tác Giả Chung Thị Hạnh



Chiến tranh đã lùi xa gần bốn mươi năm. Tiếng súng, bom, đạn đã ngừng ầm ì trên đất Bình Long, một thời là trận địa An lộc ác liệt nhất chiến trường miền nam. Bao nhiêu câu thơ, lời hát ra đời từ mảnh đất này. Phần lớn trong số đó viết về chiến tranh hoặc ít nhiều liên quan đến chiến tranh.

Hôm nay tôi muốn cảm nhận một bài thơ viết về Bình Long , nhưng không phải Bình Long ,An lộc liên quan đến chiến tranh. Mà là một Bình Long Sương Trắng .



Bình Long Sương Trắng




Mùa đông đã về chưa hỡi em?
Trên thân em đó có mây chìm,
Miền quê anh đến trời đủ lạnh
Khói thuốc đủ vàng môi mỗi đêm.

Mỗi sáng nắng vàng treo sương giăng
Đường anh đi đó giữa dương trần
Chỉ nghe tiếng gót giầy âm vọng
Bụi đỏ lạnh lùng ôm kín thân

Em còn nói yêu với mùa đông
Với sương chỉ đủ má môi hồng
Anh còn lên lớp từng đêm một
Dưới ánh đèn dầu soi đêm đông.

Thà cứ vậy đi cứ vắng xa
Mỗi mùa đông tới mùa đông qua
Anh đếm tang bồng trên mái tóc
Em ngồi so lại phím cung ngà.

Anh có mùa đông ở xứ này
Trên đỉnh yên bình bấm đốt tay
Bụi đường đã phủ bao nhiêu lớp
Mà cứ như sương gió dạn dày

Anh cho em đó cả mùa đông
Để vạn ngày sau má vẫn hồng
Để vạn đời sau anh vẫn nhớ
Mùa đông sương trắng đất Bình Long! (Chung Thị Hạnh)

Bài thơ được tác giả trau chuốt câu từ, xây dựng ý trên nền tảng thơ mới! viết về một mối tình nhà giáo, những ngày đầu sau khi im tiếng súng. Thầy cô giáo trẻ dạy học và tham gia công tác “xóa mù” ở những vùng sâu vùng xa thuộc Bình Long Bình Phước ngày nay.

Mở đầu bài thơ tác giả- một cô giáo già hôm nay, nhưng ngày đó trẻ- đã viết:

Mùa đông đã về chưa hỡi em?
Trên thân em đó có mây chìm,
Miền quê anh đến trời đủ lạnh
Khói thuốc đủ vàng môi mỗi đêm.

Vậy là Anh của chị đã nói với chị về một “mùa đông” ở xứ chỉ có hai mùa mưa và nắng. Không thấy “mây chìm” trên miền quê hoang vu anh đến, là mây hồng, mây tím hoặc giả là mây xám giăng “trên thân em”? chỉ thấy nỗi buồn nơi anh “mỗi đêm”. Cũng có thể là cả ngày đêm anh thả hồn theo “khói thuốc”? để mà “đủ vàng môi” . có lẽ là anh đã hút rất nhiều, đồng nghĩa với việc buồn rất nhiều!

Câu anh hỏi “mùa đông về chưa?” Chưa thấy em trả lời, chỉ thấy một mùa đông cô quạnh nơi heo hút đã về trong lòng anh rồi thầy giáo trẻ ạ!

Nỗi buồn từ đâu tới! và mùa đông ở đâu trên đất Bình Long này? Ta phải cùng tác giả đến khổ tiếp theo của bài thơ thôi!

Mỗi sáng nắng vàng treo sương giăng
Đường anh đi đó giữa dương trần
Chỉ nghe tiếng gót giầy âm vọng
Bụi đỏ lạnh lùng ôm kín thân

Nếu ai đã từng một lần đến đất Bình Long dù là hôm nay! Và ban đêm đi một mình qua những cánh rừng cao su bạt ngàn. Bạn sẽ thấy khổ thơ này, tác giả miêu tả kỳ công, về những bước chân độc hành trong đêm nó như thế nào? Bạn hình dung nhé:

Sáng ra bình minh réo gọi nắng vàng thức dậy tràn ngập, phá tan đi những giọt sương đêm còn sót lại. Đúng ra là một khung cảnh rất nên thơ cho bước chân “anh đi” . Mà là đi giữa cuộc sống của mình nơi trần thế này. Chứ không hề là trong giấc mộng đâu nha! Vậy mà ở đây chỉ có “tiếng gót giầy” âm u vang vọng theo tiếng gió trong rừng! chẳng hề có tiếng chim ca, hay bất kỳ âm thanh vui tai nào!

Tiếng bước chân dội ngược va đập vào nhau não nề ấy, chưa đủ để diễn tả vẻ hoang vu lạnh lẽo. tác giả còn dội thêm một thùng nước lạnh, vào tảng băng tuyết cô đơn, đang trôi giữa sông đời trồi sụt. Đó chính là hình ảnh: “bụi đỏ” mà những hạt bụi đỏ này lại làm một việc là “ôm kín thân”. Ôm kín thân ai anh? hay em? Tác giả không cho biết chỉ biết nó cứ “lạnh lùng” ôm thôi!

Tác giả đưa ta vào khổ thơ tiếp với bao nhiêu nỗi niềm như thế mang theo!

Em còn nói yêu với mùa đông
Với sương chỉ đủ má môi hồng
Anh còn lên lớp từng đêm một
Dưới ánh đèn dầu soi đêm đông.

Sức mạnh của tình yêu đôi lứa, hay sức mạnh của tình yêu nghề, yêu trẻ đã khiến hai người bám trụ lại nơi này. Nơi mà chỉ mới thấy cảnh “gót giầy âm vọng” vang xa vào những cánh rừng, dội ngược lại đập vào đôi tai người bước đã đủ ngán ngẩm rồi? điều này có lẽ chỉ có người trong cuộc mới hiểu thôi!

Còn trong bài thơ này khi ấy, em vẫn mơ mộng thả hồn mình theo sương gió heo hút mà nói “yêu với mùa đông”. Tình yêu ấy chị chỉ mong sao cho nó “đủ má môi hồng”. để cho anh mỗi đêm “còn lên lớp”. Dạy học xóa mù thì học trò ban ngày còn phải lo kiếm sống lên tối mới có thời gian đi học. Thời bao cấp khó khăn ấy, ở đâu ra điện chỉ có mỗi “đèn dầu soi” .

Tình yêu hai người gắn bó ở đất Bình Long hoang vu ngày ấy đi tới đâu? Và vì sao cô quạnh, hoang vu đến vậy mà chị vẫn nói “yêu mùa đông” vì có “sương”. Phải chăng chị đang an ủi động viên anh, và an ủi động viên cho cả chính mình nữa ?

Thà cứ vậy đi cứ vắng xa
Mỗi mùa đông tới mùa đông qua
Anh đếm tang bồng trên mái tóc
Em ngồi so lại phím cung ngà.

Anh có mùa đông ở xứ này
Trên đỉnh yên bình bấm đốt tay
Bụi đường đã phủ bao nhiêu lớp
Mà cứ như sương gió dạn dày

Khó khăn khi hòa nhập mảnh đất Bình Long rồi cũng trôi qua, theo sự đổi thay chung của xã hội. Anh và chị đã có những ngày gian khổ ấy nhưng rồi đã đến lúc “anh đếm tang bồng trên mái tóc” để cho chị “so phím lại cung đàn”. Chẳng hiểu anh đong đếm làm sao và chị so lại thế nào để cho “anh có mùa đông” mà chị yêu ấy! nhẩm qua tính lại. Cũng chẳng đếm nổi đã qua rồi bao nhiêu lớp bụi đỏ, một thời lạnh lùng phủ kín thân kia. Chỉ cảm nhận được mình đã “sương gió dạn dày”.

Và rồi khổ thơ kết cũng tới sau tất cả những thăng trầm mà dòng đời gieo rắc. Họ đã nói với nhau rằng

Anh cho em đó cả mùa đông
Để vạn ngày sau má vẫn hồng
Để vạn đời sau anh vẫn nhớ
Mùa đông sương trắng đất Bình Long!

Cuối cùng thì điều mà cả hai luôn canh cánh trong lòng, không phải là khung cảnh lạnh lẽo, hoang vu, nơi những con đường qua những cánh rừng, mà khi bước chân của họ tạo ra những âm thanh não nề, chị gọi là “gót giầy âm vọng”. Cũng chẳng phải màu đất đỏ dẻo quánh khi mưa và bụi mịt mù khi nắng .

Mà lại là hình ảnh những giọt sương đêm. Mong manh, yếu đuối , dễ tan biến, nhưng đẹp và đáng yêu vô cùng. Sương giăng làm cho mùa đông về, làm cho má chị hồng.Thật lãng mạn để mà ghi nhớ.

Anh đã tặng hết cho chị. Để cuộc đời chị sẽ có “vạn ngày sau má hồng”. Anh nói anh nhớ,mà là nhớ và mang theo tới “vạn đời sau”. nhưng có lẽ người nhớ nhiều hơn và lưu giữ “Mùa Đông Sương Trắng Bình Long” là chị chứ không phải là anh.

Sài gòn 22/12/2013



Huỳnh Xuân Sơn

Huỳnh Xuân Sơn Với Cảm Nhận Bài Thơ Nhớ Đồng Đội Của Tác Giả Đỗ Mạnh



Chiều nay tôi thay đổi thói quen nghe nhạc của mình! Có lẽ bởi cả mặt tiền trang Tho.com.vn Mục thơ mới đăng là những bài thơ viết về người lính.Tôi không còn nghe những bản nhạc tiền chiến hoặc nhạc tình nữa. Tôi hết nghe Mùa Hoa Cải Ven Sông lại đến Cùng Anh Tiến Quân Trên Đường Dài, rồi cả Hát Mãi Khúc Quân Hành và bây giờ thì dừng lại ở Đồng Đội Ơi của Nguyễn Giang.

Đồng đội ơi! Tôi nhớ…

Chiến tranh qua lâu rồi

Lòng vẫn thầm thì gọi

Đồng đội đồng đội ơi!

Là những ca từ mà có lẽ rất hợp với tâm trạng của tác giả Đỗ Mạnh khi anh viết bài thơ mà tôi đang đọc có tựa đề

Nhớ Đồng Đội

Ngày vào lính bọn mình từ tứ xứ
Chẳng quen nhau, chẳng hiểu biết về nhau
Nhưng khi cùng mặc bộ đồ xanh của lính
Bỗng thành anh em gắn bó khó chia lìa
---
Chúng mày Huynh, Hợi quê ở Mía
Tao Quốc Oai đây chẳng xa mấy chúng mày ơi
Cuối ngày hành quân xa chân đã mỏi lắm rồi
Ba lô mày nặng không? san để tao mang bớt

Đêm ngủ nhớ che tăng Hợi nhé
Phòng đêm mưa, sương lạnh bủa vây
Nằm trên võng nhớ giờ thay gác nhé bay
Để phòng khi kẻ thù đột nhập

Thằng Huynh nhớ người yêu giờ này sao còn thức
Chẳng có đèn nhưng tao nhìn thấy lá rung
Ngủ đi mày gói giữ những nhớ nhung
Ngày toàn thắng tha hồ mày thỏa nhớ

Đường hành quân mỗi cuối ngày mệt lử
Mơ mộng chút đầu giờ rồi cả lũ ngủ quên
Đến giờ gác gọi sao mày chẳng ngửng lên
Tao nghe rõ mày gọi tên ai trong giấc mộng

Lính là thế mấy năm trong rừng rậm
Cơm với rau rừng thẫm đẫm nước mưa rơi
Chẳng thấy buồn mà ngược lại thấy vui
Vì đêm nào cũng mơ thấy con đường phía trước

Lính là thế chẳng tính gì thua được
Chỉ một giấc mơ là giải phóng quê hương
Đồng đội hôm nay tất cả là anh em
Chẳng gì có thể chia lìa ngoài cái chết
----
Năm nay gặp nhau kẻ còn người mất
Bỗng thấy nôn nao nhớ những vạt rừng xanh
Vết thương của thằng Hợi còn tái phát không Huynh?
Tao không gặp mày chuyển lời thăm nhé

Đồng đội chúng tôi xưa và nay là thế
Sống chết có nhau gian khó chẳng hề chi
Thời gian trôi lịch sử chẳng mất đi
Đơn giản thôi chúng tôi là người lính.(Đỗ Mạnh)

Bài thơ dài được tác giả viết theo thể thơ tự do.Nói lên tình cảm đồng đội những năm chiến tranh biên giới Tây Nam với quân Khme Đỏ. Tác giả không nói cuộc chiến nào nhưng vì anh ở độ tuổi 57 thì chỉ có cuộc chiến ấy! bởi khi đất nước thống nhất tác giả chưa tới 18 tuổi. Xin phép tác giả cho tôi làm phép suy luận này. Bởi mỗi cuộc chiến có một sự khốc liệt và mất mát riêng.

Cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam chỉ kéo dài khoảng 10 năm nhưng đau thương và mất mát không hề nhỏ với dân tộc ta.

Ngày ấy tất cả sức lực và tinh thần của cả dân tộc vừa dồn cho cuộc tổng tấn công giành độc lập song. Ngay lập tức lại phải lao vào cuộc chiến với Khơme Đỏ Giành chủ quyền biên giới. Những người thanh niên trai tráng trên khắp cả nước lại bắt đầu nhận nhiệm vụ lao vào trận chiến đấu mới.

Đó là dấu mốc bắt đầu của tình đồng đội đã đi theo tác giả mấy chục năm cho tới hôm nay. Mở đầu bài thơ với những từ ngữ đơn giản nhưng gần gũi như chính những người lính đã được anh viết:

Ngày vào lính bọn mình từ tứ xứ /Chẳng quen nhau, chẳng hiểu biết về nhau /Nhưng khi cùng mặc bộ đồ xanh của lính / Bỗng thành anh em gắn bó khó chia lìa

Bốn câu thơ thể hiện đầy đủ tinh thần và tình cảm của những người lính mới xa nhà để nhận nhiệm vụ.Họ từ khắp mọi miền quê, chưa một lần gặp mặt nhưng khi họ khoác lên mình “bộ đồ xanh của lính” lập tức họ “thành anh em gắn bó khó chia lìa” bởi màu áo ấy đã gắn kết tinh thần yêu tổ quốc giữa họ và đặc biệt họ mặc nó vì họ cùng một chí hướng với nhau.

Bài thơ được viết tiếp
---
Chúng mày Huynh, Hợi quê ở Mía / Tao Quốc Oai đây chẳng xa mấy chúng mày ơi
Cuối ngày hành quân xa chân đã mỏi lắm rồi / Ba lô mày nặng không? san để tao mang bớt

Đêm ngủ nhớ che tăng Hợi nhé / Phòng đêm mưa, sương lạnh bủa vây
Nằm trên võng nhớ giờ thay gác nhé bay / Để phòng khi kẻ thù đột nhập

Sau phút ban đầu gặp nhau bỡ ngỡ vì “chẳng quen nhau” và đã chưa quen thì làm sao mà “hiểu biết nhau” được. Họ đã làm quen và gọi nhau rất thân mật như những người bạn thân thiết.

Họ đã biết tên nhau, nào là Huynh, Hợi cùng quê ở Mía.(Một làng thuộc xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây ngày nay). Vậy là có hai anh lính cùng làng và tác giả cũng khẳng khái ngay rằng”Tao Quốc Oai đây”. Họ lập tức thành những người bạn ngoài nhiệm vụ người lính được giao, giữa họ có thêm tình đồng hương nữa, sợi dây gắn kết thêm gần gụi. Họ sẵn sàng san sẻ cho nhau trên đường hành quân thì “ba lô mày nặng không? Để tao mang bớt”. Có lẽ trong số họ có người sức khỏe không bằng bạn bè chăng?

Và khi đêm xuống thì nhắc nhau “che tăng”( một dạng như tấm bạt ngày nay dùng để che chắn sương lạnh).

Họ không chỉ quan tâm nhắc nhở giúp đỡ nhau để làm tốt nhiệm vụ, “canh gác” “phòng kẻ thù đột nhập”. Mà họ còn quan tâm đến tâm tư tình cảm riêng tư của bạn bè đồng đội nữa

Thằng Huynh nhớ người yêu giờ này sao còn thức / Chẳng có đèn nhưng tao nhìn thấy lá rung / Ngủ đi mày gói giữ những nhớ nhung / Ngày toàn thắng tha hồ mày thỏa nhớ

Với tôi đây là khổ thơ hay nhất làm điểm nhấn cho cả bài thơ.Bạn thức thôi mà tác giả biết “thằng Huynh nhớ người yêu”. Chưa để bạn mình kịp phản ứng( mấy anh lính trẻ thế nào chả cãi) lập tức anh chứng minh rằng “Chẳng có đèn nhưng tao nhìn thấy” mà lạ và hay ở chỗ nhìn thấy “lá rung”.Nếu là tôi là tôi sẽ cãi cố rằng lá rung sao biết người ta đang nhớ người yêu? Nhưng với anh Huynh thì có lẽ bị bạn đoán trúng tim đen lên nằm im.

Đươc thể tác giả động viên luôn “ngủ đi mày” và không quên dặn dò như vẻ ta đây là người từng trải tình trường lắm ấy “Gói giữ những nhớ nhung” mà gói lại để đợi “ngày toàn thắng” mới được “tha hồ mày thỏa nhớ”.

Tác giả thân mến ơi! Anh khuyên người ta như vậy anh có nghĩ tới người ta cũng như anh mà, cùng niềm tin chiến thắng đấy nhưng biết bao giờ? và biết đến lúc nào? Có lẽ nào như những cuộc kháng chiến trước đây mấy chục năm trường thì sao? anh khuyên họ gói nhớ lại đừng nhớ nữa thì quả thật là khó vô cùng cho anh Huynh chứ! Hãy cứ để anh ấy nhớ khi nào nhớ đi!

Và thực tế thì :

Đường hành quân mỗi cuối ngày mệt lử / Mơ mộng chút đầu giờ rồi cả lũ ngủ quên
Đến giờ gác gọi sao mày chẳng ngửng lên /Tao nghe rõ mày gọi tên ai trong giấc mộng

Lính là thế mấy năm trong rừng rậm / Cơm với rau rừng thẫm đẫm nước mưa rơi
Chẳng thấy buồn mà ngược lại thấy vui /Vì đêm nào cũng mơ thấy con đường phía trước

Lính là thế chẳng tính gì thua được /Chỉ một giấc mơ là giải phóng quê hương
Đồng đội hôm nay tất cả là anh em/ Chẳng gì có thể chia lìa ngoài cái chết

Tác giả có lẽ là người đồng đội lớn hơn các bạn của mình một chút về tuổi tác hoặc ít nhất là trong suy nghĩ. Anh quan tâm tới tất thảy những tâm tư tình cảm của bạn thậm chí còn “nghe rõ mày gọi tên ai trong giấc mộng” và anh cũng đã nói ra được một thực tế rất thật là “đường hành quân cuối ngày mệt lử” làm sao mà không mệt cho được khi vai mang vác quân dụng khí tài rồi tư trang mà đi ròng rã “mấy năm trong rừng”.

Thức ăn lại kham khổ chỉ có “cơm với rau rừng” nhưng tinh thần đồng đội tinh thần ý chí kiên cường của người lính thì “chẳng thấy buồn mà ngược lại thấy vui” vui vì “đêm nào cũng mơ thấy con đường phía trước” và giấc mơ ấy không gì khác là “giải phóng quê hương”

Giờ đây anh mới khẳng định thêm một chân lý của những người lính là “lính là thế” họ không so đo tính toán được mất, hơn thua tất cả họ đã cùng chung một bầu nhiệt huyết họ đã là “anh em” và quan trọng nhất là “chẳng có gì chia lìa ngoài cái chết”. Vâng chiến tranh mà! Kẻ còn người mất, chết choc là điều không tránh khỏi và đây cũng là lần đầu tiên anh nhắc đến cái chết trong bài. Sau tất cả những sự vô tư lạc quan của người lính những người coi nhau là “anh em” và là đồng đội với nhau

Bài thơ tới đây có một lằn ranh giữa quá khứ và hiện tại. tất cả từ đầu tới đây là thời chiến tranh “ở trong rừng”

Sau lằn ranh này là hiện tại giờ này. Những người lính năm ấy “mày tao” bỡ ngỡ làm quen để thành những người đồng đội sống chiến đấu và hy sinh bên nhau có nhau và vì nhau nay đã thành những ông ngoại ông nội sắp bước vào tuổi mùa đông của đời người rồi

Năm nay gặp nhau kẻ còn người mất / Bỗng thấy nôn nao nhớ những vạt rừng xanh
Vết thương của thằng Hợi còn tái phát không Huynh? /Tao không gặp mày chuyển lời thăm nhé!

Một khổ thơ thật nhiều tình cảm nó nặng trĩu tình đồng đội của những người lính già hỏi thăm nhau, không còn nhắc nhở nhau “gói nỗi nhớ” năm xưa nữa mà là “vết thương của thằng Hợi còn tái phát không Huynh”. Vậy là họ may mắn đã trở về để “thỏa nỗi nhớ” nhưng có người đã gửi lại một phần máu xương nơi mặt trận. Họ vẫn bên nhau nhắc nhau rất thân tình.

Cuối cùng tác giả cũng đưa ta tới khổ kết của Nhớ Đồng Đội !

Đồng đội chúng tôi xưa và nay là thế
Sống chết có nhau gian khó chẳng hề chi
Thời gian trôi lịch sử chẳng mất đi
Đơn giản thôi chúng tôi là người lính.

Tác giả đã thêm một lần khẳng định “chúng tôi là người lính” và “Chúng tôi xưa nay vẫn thế”. Vì họ là Đồng Đội với nhau. Là bạn bè hôm nay giữa đời thường, hay ngày trước nơi chiến trường thì trong họ mãi mãi là “Sống chết có nhau gian khó chẳng hề chi”.

Vâng tôi cũng đồng ý với anh và tin chắc rằng bạn đọc cũng thế! Tất cả đều hiểu, đều biết, và tin “thời gian trôi” thời gian không trở lại có nghĩa ta mất nó mãi mãi. Nhưng “lịch sử chẳng mất đi”bao giờ !

Lịch sử chói lọi của dân tộc ta mãi mãi khắc ghi những cuộc chiến trường kỳ gian khổ mà các anh những người lính là một phần của lịch sử ấy!

Một bài thơ dài, viết về người lính, với rất nhiều những ý, từ, diễn tả tình đồng đội, trong những năm tác giả tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam. Tôi là một người sinh ra trong chiến tranh, nhưng chưa kịp lớn thì chiến tranh kết thúc. Những điều tôi biết về chiến tranh về người lính các anh chỉ thông qua sách báo và kiến thức học trong nhà trường. có thể tôi chưa cảm nhận hết và đúng với những gì tác giả viết và thời cuộc lúc bấy giờ. Xin tác giả và bạn đọc bỏ qua cho nếu có thiếu sót .

Sài Gòn 21/12/2013



Huỳnh Xuân Sơn

Cảm Nhận Bài Thơ Đôi Dép Trường Sơn Của Tác Giả Kim Thoa Hà Nội



Tôi tìm hiểu và được biết đôi dép cao su (dép lốp). được Đại Tá Hà Văn Lâu lấy ý tưởng làm dép từ những người phu kéo xe cắt từ mo cau, từ lốp (vỏ) và xăm (ruột) xe hỏng .

Năm 1947 ông đã đặt làm đại trà cho những người lính tham gia chiến tranh chín năm kháng chiến!

Có lẽ vì nó vừa tiện, vừa lợi lại dễ làm nên ngay lập tức nó trở thành đôi dép gắn liền với người lính. Và ngay cả thơ ca và âm nhạc cũng ghi dấu ấn “đôi dép đơn sơ” ấy!

nó chính là người bạn thân thiết giữa người lính những năm đất nước đang trong cảnh Bom rơi đạn nổ khắp các nơi từ tiền tuyến cho đến hậu phương! Và ngày nay nó vẫn được bán rất nhiều để phục vụ du lịch và một số người dân vẫn thích dùng nó vì sự tiện lợi nó đem lại.

Trong không khí hoài niệm về người lính này. Kỷ vật đặc biệt có một vị trí trang trọng trong bảo tàng quân đội và trong lòng mỗi người lính đã tham gia ba cuộc kháng chiến suốt từ năm 1947 đến năm 1986.

Tôi đã gặp một bài thơ trong dòng thơ hoài niệm về người lính viết về đôi dép này của chị Kim Thoa có tựa đề

Đôi Dép Trường Sơn

Dép cũ bền tình với nước non
Dãi nắng,dầm mưa lội suối băng ngàn
Tình đồng đội một thời máu lửa
Hai quai ôm chặt:Ngăn gót chân anh máu tứa
Nơi chiến hào bão lửa:Ngạt hơi cay
Đã bao lần dôi dép vượt vòng vây
Cùng chung thủy không tách người khỏi dép
Đêm hành quân:
Anh,súng sáng lưỡi lê cùng đôi dép
Những người bạn thủy chung
Không thể tách rời

Hôm nay đây:Đôi dép cũ của một thời
Trầm mặc tĩnh lòng!...
Nơi viện bảo tàng nhớ!...đồng đội...đầy vơi!

Người còn sống:
Lại quân phục màu xanh cỏ úa
Không thể thiếu đôi dép của một thời máu lửa
Với bốn quoai ôm chặt bàn chân
Khắp chiến trường xưa:Họ chẳng ngại ngần
Tìm đồng đội còn ẩn mình trong lớp cỏ
Đôi dép Trường Sơn thủy chung là vậy đó
.........
Hôm nay đất nước này thắm đỏ sắc ngàn hoa (Kim Thoa- Hà Nội)

Bài thơ ngắn đơn giản như chính đôi dép cao su. Mà chị một người đã tham gia vào chiến tranh chống mỹ gọi là Đôi Dép trường Sơn.

Mở đầu chị viết:

Dép cũ bền tình với nước non / Dãi nắng,dầm mưa lội suối băng ngàn / Tình đồng đội một thời máu lửa / Hai quai ôm chặt:Ngăn gót chân anh máu tứa / Nơi chiến hào bão lửa:Ngạt hơi cay / Đã bao lần dôi dép vượt vòng vây /Cùng chung thủy không tách người khỏi dép

Khổ thơ được chị dùng rất nhiều từ kép như “dãi nắng” , “ôm chặt” , “dầm mưa” , “lội suối” , “băng ngàn” “máu túa” rồi thì nào là “ngạt hơi cay” rồi “vượt vòng vây” “tách người khỏi dép”. để diễn dạt sự tiện lợi của đôi dép cao su và những hiệu quả mà nó mang lại cho người lính thì nhiều vô cùng. Nó chống chọi với mảnh bom, mảnh đạn kể cả lửa than, và gai góc, vách đá. Có đôi dép đơn sơ dưới chân, giúp bảo vệ đôi chân người lính tự tin bước tới phía trước. dẫu là phải vượt vòng vây khẩn cấp cỡ nào dép và chân vẫn là người tình “chung thủy”…Thật diệu kỳ! và không chỉ có vậy! dép cao su còn theo bước chân người lính những:

Đêm hành quân: / Anh,súng sáng lưỡi lê cùng đôi dép / Những người bạn thủy chung
Không thể tách rời!

Thêm một lần chị khẳng định “người bạn thủy chung không thể tách rời”. chính là đôi dép, người lính, và cây sung. Những vật bất ly than của người lính những năm kháng chiến chống Mỹ.

Và đây là nỗi niềm với hôm nay của dép và của chị

Hôm nay đây:Đôi dép cũ của một thời
Trầm mặc tĩnh lòng!...
Nơi viện bảo tàng nhớ!...đồng đội...đầy vơi!

Chị ơi! Lời thơ của chị nghẹn ngào chị ạ. Dép nằm trong bảo tàng thì có thể nhớ đôi chân người lính, nhớ những con đường mà chị và đồng đội đã đi qua cùng người bạn dép ấy! nhưng dép chỉ là dép chị ạ!

Chị mượn dép kia để nói dùm lòng mình phải không ? ai một thời ngang dọc…ai trầm mặc? ai “nhớ đồng đội” với nỗi nhớ “đầy vơi” ấy? phải chăng là những người lính đã chia tay người bạn thủy chung trong chiến tranh về với cuộc sống đời thường. trong đó có chị.

Bài thơ được chị viết tiếp: / Người còn sống: / Lại quân phục màu xanh cỏ úa / Không thể thiếu đôi dép của một thời máu lửa / Với bốn quoai ôm chặt bàn chân / Khắp chiến trường xưa:Họ chẳng ngại ngần / Tìm đồng đội còn ẩn mình trong lớp cỏ / Đôi dép Trường Sơn thủy chung là vậy đó

Có lẽ từ những phút suy tư trầm mặc ấy, cộng thêm nỗi nhớ đầy vơi, đã là nguồn động lực, để chị và đồng đội lại tiếp tục đồng hành, cùng đôi dép trường sơn và màu áo lính, về lại chiến trường xưa để tìm lại đồng đội. Những người đã ngã xuống năm xưa còn nằm đâu đó nơi chiến trường năm ấy!

Đôi dép lại tiếp tục lên đường rong ruổi khắp nơi với bước chân người lính để cho

Hôm nay đất nước này thắm đỏ sắc ngàn hoa.

Vâng chị ơi ,! Tôi cũng rất đồng tình với chị để cho ngày hôm nay, hoa đua nở rực rỡ nhiều sắc màu trên khắp đât nước. Có phần đóng góp không nhỏ từ người bạn thủy chung một thời của chị và đồng đội. Đôi Dép Trường Sơn. Lịch sử sẽ không bao giờ thiếu nó!

Nó vẫn và sẽ được viết tiếp cùng những chiến công thầm lặng của người lính hôm nay trong thời bình, cùng những người cựu chiến binh đang ngày đêm, đi tìm đồng đội còn nằm rải rác đâu đó trên khắp đât nước này chị ạ!

Sài Gòn 21/12/2013



Huỳnh Xuân Sơn

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Bài Thơ Mới ! Của Tác Giả Dương Đoàn Trọng



Bên tai tôi giờ đây là giai điệu hào hùng, ra đời từ thời cha anh tôi vượt trường sơn hùng vĩ bằng đôi chân, mà qua hết được những gian khổ, chết chóc, hiểm nguy làm nên một chiến thắng đi vào lịch sử dân tộc và vang danh khắp thế giới. Cũng có một phần từ những lời ca như dưới đây nâng bước quân hành ngày ấy:

Núi vút thành vách đứng, nắng hè khét đá, rừng khuya mất lối

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình.

Ta là con của núi non Trường Sơn

Nối mạch rừng quê giữa hương ngàn

Ôi ! núi rừng che ta, núi rừng bao vây quân thù bốn phía

Con đường nam bắc thiêng liêng tình nghĩa

Nơi chân trời đang dâng sắc hồng đang lan, lòng ta như nắng

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình. (Bước Chân Trên Dãy Trường Sơn _Vũ Trọng Hối)

Giai điệu bài ca lúc như ánh lửa bập bùng, lúc như nhịp bước quân hành ấy cuốn hút tôi. Nhưng tôi phải dừng lại, vì ngay lúc này, trước mắt tôi, là bài thơ của một người lính già .Người mà cách đây trên bốn mươi năm đã hăng hái lên đường "đi theo ánh lửa của trái tim mình".

Nhưng lời thơ hôm nay như có gì đó khiến tôi phải trăn trở phải tìm tòi để khám phá nội tâm của bài thơ được người lính già Dương Đoàn Trọng gửi gắm với tên gọi

Bài Thơ Mới

Len lỏi trong những nếp nhăn
mấy chục năm về trước
gặp lại bao đồng đội Trường Sơn
Dây võng treo những trái tim lơ lửng
Chong chao tiếng hát thì thầm
lẫn cả vào nước mắt
Chiếc gậy vội vàng ta chặt
chúng mình chống mòn đoạn tuổi đang xanh

Hy vọng ngày về sao quá mỏng manh
Nên chẳng dám điều gì nói trước
Môi em thâm đen mấp máy trong cơn sốt
Viên thuốc vội vàng đắng cả tứ thơ anh
Tuổi chúng mình qua đi thật nhanh
Muốn lấp nỗi đau lại là quá chậm
Người bạn tôi chỉ còn là cái nấm
đánh dấu mảnh sắt tây đã gỉ hết rồi
Chữ khắc thân cây nay không còn cây nữa
Con suối ngày nào cũng đã đổi hướng trôi

Đồng đội
đồng đội ơi
Mây trắng Trường Sơn nay bám đầy mái tóc
Chiếc gậy bây giờ chặt lại rặng tre quê
chống cái tuổi già xiêu vẹo bờ đê
Bài thơ mới viết về đồng đội cũ . (Dương Đoàn Trọng)

Bài thơ ngắn gọn với những câu từ chắt lọc viết về những trăn trở suy tư của người lính năm xưa hừng hực khí thế ra trận. để hôm nay vẫn con đường vô nam ấy, vẫn những địa danh xưa và vẫn là "Đi theo ánh lửa từ trái tim mình".Nhưng không còn đi chiến đấu giữa bom rơi đạn nổ nữa mà là đi tìm lại nơi chôn cất đồng đội.

Với tâm tư nặng trĩu của người lính già ông viết

Len lỏi trong những nếp nhăn / mấy chục năm về trước / gặp lại bao đồng đội Trường Sơn. / Dây võng treo những trái tim lơ lửng / Chong chao tiếng hát thì thầm / lẫn cả vào nước mắt / Chiếc gậy vội vàng ta chặt / chúng mình chống mòn đoạn tuổi đang xanh

Giờ đây chiến tranh đã lùi xa gần bốn mươi năm ông phải ngồi lục lại trí nhớ về những người đồng đội đã không may nằm lại chiến trường "mấy chục năm về trước" Câu thơ ông viết thật xót xa khi mà muốn lục lại ký ức ông đã dùng từ "len lỏi" nào phải len lỏi trong rừng thiêng nước độc muỗi vắt bâu bíu đâu. Mà là len lỏi trong "Những nếp nhăn" Khiến người đọc không thể không bùi ngùi theo những câu thơ, mà ông phải " len lỏi trong nếp nhăn" kia mới tìm được .Nào là "dây võng treo lơ lửng" sao không đong đưa ru ông vào giấc ngủ , mà lại là "treo lơ lửng trái tim" khi cánh võng trong mớ hỗn độn ông tìm được có cả tiếng hát "chong chao" theo ! Dẫu chỉ là " tiếng hát thầm thì" chưa hết nó lẫn vào nước mắt. Còn đây chiếc gậy trường sơn huyền thoại ngày nào làm nên lịch sử sao nay lại là chiếc gậy đã "chống mòn đoạn tuổi đang xanh" của "chúng mình"

Ông có lẽ nào đã thể hiện sự mệt mỏi, già nua của trái tim thổn thức. đau thắt nơi ngực trái, mỗi khi nghĩ về đồng đội. Những người còn nằm đâu đó giữa đại ngàn trường sơn kia chăng ? Hay còn một lý do nào khác khi ông len lỏi tìm kiếm ký ức của chính ông. ?

Mang theo câu hỏi này ta vào khổ thơ tiếp.

Hy vọng ngày về sao quá mỏng manh / Nên chẳng dám điều gì nói trước / Môi em thâm đen mấp máy trong cơn sốt / Viên thuốc vội vàng đắng cả tứ thơ anh

Ngày ấy đi theo "ánh lửa từ trái tim mình" ông và đồng đội đâu có thời gian để nghĩ cho an nguy của mình, chứ nói chi nghĩ đến ngày về. chắc chắn rằng như thế ! nhưng sao bây giờ ông lại nhớ rằng " ngày về sao quá mỏng manh" và vì vậy cho nên sẽ "chẳng dám điều gì nói trước" cả.

Cảm động nhất với hình ảnh hiện về trong ông có lẽ thật nhất lúc này là "môi em thâm đen" thâm bởi sốt rét và ngày ấy để trị bệnh sốt rét chỉ có mấy viên kí ninh đắng nghét. Không biết em uống thuốc khi ấy đắng thế nào " trong cơn sốt" đã "mấp máy" điều gì ? chỉ biết bây giờ trong ký ức của ông vị đắng ấy nó "đắng cả tứ thơ anh".

Tôi muốn hỏi nhỏ ? Thơ ông đắng hay nỗi lòng ông đắng ? hoặc giả là cổ họng ông ngay lúc này khi ông viết bài thơ mới này ông vẫn thấy nó Đắng chăng ?

Trong khi chờ anh trả lời tôi đi tiếp vô khổ thơ sau :

Tuổi chúng mình qua đi thật nhanh / Muốn lấp nỗi đau lại là quá chậm / Người bạn tôi chỉ còn là cái nấm / đánh dấu mảnh sắt tây đã gỉ hết rồi / Chữ khắc thân cây nay không còn cây nữa / Con suối ngày nào cũng đã đổi hướng trôi

Một khổ thơ rất "đắng" và ngậm ngùi của tác giả ! có lẽ bao tâm tư tình cảm giành cho đồng đội ông gửi vào những câu thơ này ! vẫn biết thời gian là vô cảm. nó trôi đi lặng lẽ vốn bình thường vẫn vậy. chỉ tại ông "muốn lấp nỗi đau" hay hàn gắn vết thương chiến tranh nên ông đã đổ thừa tại tuổi của ông và bạn bè ông nó trôi đi quá nhanh . Còn việc ông muốn làm là "lấp nỗi đau" thì "lại là quá chậm". Qủa thật mâu thuẫn trong anh không dễ gì giải quyết trong một sớm một chiều được. Vẫn cần phải có thời gian nữa, dẫu anh đã len lỏi trong những nếp nhăn mà tìm ra được "người bạn tôi chỉ là cái nấm".Một cái nấm rừng vô tri vô giác ? hay còn lại một mảnh xương người đồng đội chỉ bằng cái nấm ? cái nào là bạn anh đều đau lòng cả.

Ngày ấy anh và đồng đội đã cẩn thận để mà "đánh dấu mảnh sắt tây " có lẽ với suy nghĩ cứng như sắt thì khi quay lại tìm bạn mảnh sắt tây ấy nó sẽ chỉ nơi bạn nằm. Vậy mà khi quay lại thì thời gian quá lâu nó đã gỉ hết rồi ! vậy là mất dấu ư ? không các anh còn cẩn thận "khắc lên cây" Nhưng đâu phải là "mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ lên cây" và "mong mùa sau có còn gặp lại" thì may ra …

Ở đây là chiến trường ! khắc lên cây , cây có thể bị bom rơi trúng cắt phăng.Cây có thể bị thuốc khai hoang rắc trúng và khi quay lại nó đã mục từ lâu. Một manh mối nữa cũng mất. Ông lại lục trong mớ hỗn độn thì ra vẫn nhớ được ngày ấy chôn cất bạn cạnh con suối. Nhưng nay tìm đến thì suối cũng đã đổi dòng, thay hướng.

Nỗi đau chồng thêm nỗi đau, người hy sinh thì đã rồi. Người sống hôm nay đi theo tiếng gọi của trái tim. Lặn lội về lại chiến trường xưa tìm kiếm hài cốt đồng đội thì lại mất phương hướng để tìm, bao nhiêu thứ dùng để đánh dấu nay không còn nữa. may mắn tìm được người nào thì lại chỉ còn là cái nấm. Trong vô vọng ông đã nghĩ ra cây nấm ấy là hiện thân của bạn mình chăng ? quả thật không dễ gì mà "lấp được nỗi đau" này . khi mà ông đã cố hết sức cũng chỉ tìm ra con suối đổi dòng đổi hướng. Ông đã mất phương hướng hay ông đã mất niềm tin vào sự lục lọi trong mỗi nếp nhăn của chính mình.

Dù có thế nào đi nữa thì khổ kết đã tới !

Đồng đội
Đồng đội ơi
Mây trắng Trường Sơn nay bám đầy mái tóc
Chiếc gậy bây giờ chặt lại rặng tre quê
Chống cái tuổi già xiêu vẹo bờ đê
Bài thơ mới viết về đồng đội cũ .

Có lẽ nào trái tim rực lửa nhiệt huyết ngày ấy nay đã thực sự già nua.

Ông gọi đồng đội –Đồng đội ơi! Họ còn nằm đâu đó nơi rừng sâu núi cao hay bên bờ suối, nhưng chắc chắn họ có nghe thấy !

Còn bản thân ông và bạn bè ông có may mắn trở về thì cũng mang những vết thương thân thể cộng thêm vết thương lòng nữa. Mấy ai hiểu nỗi lòng ông và những người lính già như ông vào những lúc như thế này!

Hình ảnh ông miêu tả thật nao lòng khi “mây trắng trường sơn nay bám đầy mái tóc”. Chiếc gậy trường sơn huyền thoại nay giúp ích cho ông “chống cái tuổi già xiêu vẹo”.lại là chiếc gậy được chặt ở “rặng tre quê”…

Ôi ! Bài Thơ Mới của ông viết về những người “đồng đội cũ”. Là nỗi niềm là hồi ức một thời hào hùng trong ông còn lại bây giờ đó ư?

Sài Gòn 21/12/2013



Huỳnh Xuân Sơn

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Lại Một Mùa Hoa Cải Đi Qua Của Tác Giả Hạnh Nguyên



Mỗi năm cứ vào dịp cuối thu đầu đông là những cánh đồng hoa cải rực rỡ khoe sắc vàng . trên khắp các cánh đồng làng ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng có lẽ nhiều nhất là ở vùng ven đê Sông Đuống hoặc vùng Trâu Quỳ Gia Lâm Hà Nội.

Hoa cải vàng nhắc mỗi người nhớ về một kỷ niệm riêng.Trong lòng tôi thì đang nao nao khi nhớ tới bộ phim Mùa Hoa Cải ven Sông và đặc biệt là ca khúc làm nền cho bộ phim có cùng tên. Lời bài hát da diết viết về tình yêu của một người lính “chia tay bởi chiến tranh/ Em đã chờ đợi anh./ Sao anh mãi không về”*. họ đã hò hẹn cũng vào mùa Hoa Cải và từ đó người con gái đo đếm những năm tháng chờ đợi người yêu từ mặt trận trở về cũng được tính bằng “Mùa Hoa Cải”.

Đó là tôi khi bắt gặp Mùa hoa Cải, còn bạn đọc thì sao? Tôi chưa biết. Nhưng chắc chắn tôi biết có một người cũng đang thao thiết suy tư với nỗi niềm sâu lắng nhưng tâm hồn thì rộng lớn với tình yêu dân tộc chứ không bó hẹp một bộ phim tình cảm như tôi!

Chị là Hạnh nguyên và nỗi niềm mà chị muốn gửi gắm cho những người lính là bài thơ:

Lại Một Mùa Hoa Cải Đi Qua

Em không kể với anh về mùa hoa cải
Về những người vợ trông chồng ngoài nơi biên ải
Em không kể với anh về nỗi buồn tê tái
Khi tiền người ra đi mắt ướt lệ nhoà

Bao mùa hoa cải đã trôi qua
Bao mùa xuân đã trở lại
Những con đường của các chàng trai ra trận
Ngày xưa giờ đã trải nhựa rộng dài

Trước ngôi nhà của em khi còn bé dại
Từng đoàn xe đưa bộ đội qua làng
Áo màu xanh quấn lá ngụỵ trang
Rung rinh sau lưng với bài ca người Lính

Tuổi trẻ ngày xưa đẹp gì bằng con đường ra trận
Lung linh dưới nắng chiều bàn chân bước hiên ngang
Em chưa kể với anh về người mẹ Việt Nam
“Ba lần tiễn con đi hai lần khóc thầm lặng lẽ”

Mùa hoa cải trên sông vẫn nở vàng như thế
Có bao chàng trai đã lỡ hẹn trở về
Hoa vẫn nở vàng bến bãi triền đê
Cuộc sống mới vang tiếng cười giòn giã

Vẫn còn đây những mối tình cao cả
Dâng trọn tuổi thanh xuân cho người Lính năm nào
Em chỉ kể với anh về lòng tự hào
Của thế hệ cháu con trước tân hồn người Lính

Hiên ngang trước quân thù chẳng một giây bịn rịn

Gìn giữ muôn đời từng tấc đất cha ông.
Không màng vinh quang ngày trở lại chỉ mong
Dưới gốc đa làng là cô gái ngày xưa đón đợi .(Nguyên Hạnh

Bài thơ dài được chị viết theo thể thơ Tự Do với tâm trạng xúc động về những hy sinh mất mát không chỉ là người lính ngoài chiến trường, mà còn cả người ở hậu phương nữa. Mở đầu chị viết

Em không kể với anh về mùa hoa cải. /Về những người vợ trông chồng nơi biên ải / Em không kể với anh về nỗi buồn tê tái ./Khi tiền người ra đi mắt ướt lệ nhoà

Như bao người khác chị cũng bắt đầu bằng câu chuyên tình yêu người lính.Được đong đếm thời gian chờ đợi bằng “mùa hoa cải” mà còn cả “những người vợ chờ chồng …” thì cũng chờ đợi chồng mình không chỉ tính bằng “mùa Hoa Cải” mà thực ra chẳng hẹn được ngày về. bởi “chiến tranh không ước hẹn”.

Lòng người đi kẻ ở đều “ buồn tê tái”, khi chia tay ai mà chẳng “nước mắt lệ nhòa’ dù thời nay hòa bình nhưng đứng trước sự chia ly không hề có bóng đen của mất mát theo sau mà còn rưng rưng nữa là.

Tình yêu đôi lứa, tình yêu chồng vợ! chị nhắc lại nhưng là “em không kể với anh” (người lính’) đâu! Đây là chị chỉ nhắc với thế hệ hôm nay thôi! Phải không chị?

Thế hệ người lính ấy hôm nay tóc đã pha sương trên mái đầu người may mắn trở về, dù trên mình còn bao thương tật hay lành lặn. Thì với họ” Kể với anh” về bất cứ sự hy sinh nào đều cũng là thừa cả.

Và đây là hậu phương ngày nay sau khi chiến tranh đã đi qua gần bốn mươi năm

Bao mùa hoa cải đã trôi qua / Bao mùa xuân đã trở lại / Những con đường của các chàng trai ra trận / Ngày xưa giờ đã trải nhựa rộng dài

Con đường trường sơn “một thời đạn bom một thời khói lửa”.hay còn có tên gọi “Đường mòn Hồ Chí Minh” ngày ấy. và một con đường mà bất kỳ người lính nào hay thân nhân của họ tới hôm nay không thể quên khi nhắc đến cuộc chiến tranh chống Mỹ đó là “Đường Chín Nam lào”. Bây giờ thì không còn là đường mòn vượt đèo lội suối nữa. Con đường đã được mở rộng bằng phẳng tráng dầu dọc từ bắc vào nam.

Dẫu bao mùa hoa cải đã trôi qua. Có nghĩa mùa đông sẽ đến rồi sẽ đi, để nhường chỗ cho “mùa xuân trở lại”. Con đường ngày ấy hôm nay cây cối xanh tươi núi non trùng điệp, màu xanh hòa quyện với những dòng sông suối nên thơ, hai bên đường những bản làng thị trấn nhộn nhịp đông vui. Chiến tranh đã lùi xa khỏi nơi này rồi.

Bài thơ được chị viết tiếp với dòng hồi ức của chị

Trước ngôi nhà của em khi còn bé dại / Từng đoàn xe đưa bộ đội qua làng
Áo màu xanh quấn lá ngụỵ trang / Rung rinh sau lưng với bài ca người Lính

Với chị thì hình ảnh người lính trên những đoàn xe ra trận ngày chị còn thơ bé đứng nhìn ấy mãi mãi là hình ảnh chị mang theo suốt những năm tháng sau này và cho tới tận bây giờ.

Và cũng từ những hình ảnh ấy đã cho chị hiểu nhiệt huyết của thế hệ cha anh ngày trước, không có niềm vui niềm tự hào nào bằng việc mình được ra trận. Biết bao người trai trẻ thủa ấy đã trích máu viết đơn xung phong lên đường. Họ có thể là sinh viên, học sinh, là kỹ sư bác sĩ hay là một anh nông dân, tất cả họ đều có chung một niềm tin chiến thắng và dám hy sinh tất cả cho tổ quốc.

Và còn một điều nữa chị muốn nhắc lại cho thế hệ hôm nay rằng . Hy sinh vì cuộc chiến không chỉ có người lính nơi chiến tuyến. Mà còn những người thân ở nhà mà đặc biệt là những bà mẹ Việt Nam.

Chắc chắn rằng không đâu như nước mình “đât nước tôi thong thả giọt đàn bầu” mà phải “nghe dịu nỗi đau của mẹ, ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ, các anh không về mình mẹ lặng im….đất nước tôi” (Đất nước tôi- Phạm Minh Tuấn). Mẹ khóc thầm lặng lẽ vì con mẹ nằm đâu đó nơi chiến trường bom đạn cày xới. nếu sau nỗi đau mất con mà còn thấy hài cốt hoặc là chút niềm vui gặp xác con thì lại là hình ảnh “mẹ vỗ tay reo mừng xác con”( hát trên những xác người- Trịnh Công Sơn)…

Mùa hoa cải trên sông vẫn nở vàng như thế / Có bao chàng trai đã lỡ hẹn trở về /Hoa vẫn nở vàng bến bãi triền đê /Cuộc sống mới vang tiếng cười giòn giã

Vẫn còn đây những mối tình cao cả /Dâng trọn tuổi thanh xuân cho người Lính năm nào / Em chỉ kể với anh về lòng tự hào /Của thế hệ cháu con trước tâm hồn người Lính

Hiên ngang trước quân thù chẳng một giây bịn rịn / Gìn giữ muôn đời từng tấc đất cha ông. / Không màng vinh quang ngày trở lại chỉ mong /Dưới gốc đa làng là cô gái ngày xưa đón đợi .

Bài thơ này vẫn còn nữa ở đây những điều “Em không kể với anh” mà chỉ muốn nhắc lại cho “thế hệ cháu con” rằng: Ngoài người vợ , người mẹ có danh phận với người lính. Vẫn còn nhiều rất nhiều người phụ nữ Việt Nam chỉ với một lời hẹn ước với người mình yêu ngày anh lên đường ra trận và từ đó biền biệt “thư đi không trả lời”*. và người thì cũng “Sao anh mãi không về”* đến bây giờ vẫn mòn mỏi sống trong chờ đợi và hy vọng dù chỉ gặp lại “nắm xương” cũng là niềm an ủi lớn với nỗi chờ đợi suốt mấy chục “Mùa Hoa Cải”.

Các chị hiểu ngày ấy các anh đi không quản ngại đường hành quân vất vả, không sợ bom rơi đạn lạc họ chỉ mong sao ngày chiến thắng trở về có “cô gái ngày xưa đón đợi”. Các anh có người trở về không còn người xưa đón đợi vì ở nhà cũng có người “Ai cũng bảo phải quên. Em đành bước sang ngang. Gửi mùa xuân ở lại*.”

Nhưng rất, rất nhiều người đã không trở về để cho người ở nhà phải “. Đợi anh mặc hoa trôi. Đợi anh trong khắc khoải. Em đã chờ đợi anh .Sao anh mãi không về”!*

Và cuối cùng chỉ có một điều chị "muốn nói với các anh" đó là "lòng tự hào của thế hệ cháu con về tâm hồn người lính các anh"

Chiến tranh mất mát là điều không thể tránh khỏi, nhưng hậu quả của nó thì kéo dài sau mấy chục năm vẫn còn rất nhiều người họ không hề tham gia trực tiếp vào chiến tranh mà họ vẫn đang gánh chịu hậu quả từng ngày.

Họ là những người mẹ, người vợ, người yêu của những người lính năm xưa đã ra đi và vĩnh viễn không trở về!



* lời ca khúc Mùa Hoa Cải của nhạc sĩ Lê Vinh

Sài Gòn 21/12/2013

Huỳnh Xuân Sơn

Cảm Nhận Bài Thơ Tiễn Mùa Của Tác Giả Như Mai



Tôi đã bước vô tuổi “gió heo may đã về” nhưng mới chỉ là “chiều vàng”, chứ chưa tới mức “chiều tím loang vỉa hè”.Vậy mà hôm nay trước gương bắt gặp mấy sợi tóc đổi màu, tôi cứ nao nao tự hỏi, mình đã già chưa nhỉ? dù bấy lâu nay tôi là người chẳng lo xa hay chuẩn bị tâm lý cho những lúc như thế này.

Giờ đây lang thang trên mạng lại gặp nỗi niềm của chị Như Mai (chị hơn tôi vài tuổi).Bài thơ Tiễn Mùa của chị làm tôi cứ suy tư mãi trước khi vào khám phá thế giới nội tâm của Nó

Tiễn Mùa

Chẳng thể níu bước chân
Khi mùa thu quay gót
Dù bâng khuâng thảng thốt
Đông vẫn về đấy thôi
Đành như gió buông xuôi
Đẩy con thuyền rời bến
Như tàn đêm ngày đến
Bằng lòng tiễn mùa đi! (Như Mai)

Tiễn Mùa được chị viết theo lối thơ ngũ ngôn bát cú, bỏ đi niêm luật khắt khe chỉ lấy bố cục và chắt lọc câu từ. Với 40 từ trong bài, mà diễn đạt một buổi giao mùa, với rất nhiều cảm xúc đan xen lồng vô qua phép ẩn dụ tài tình chị viết;

Chẳng thể níu bước chân
Khi mùa thu quay gót

Thu là một trong bốn mùa của một năm, nhưng thu luôn luôn là mùa quyến rũ người ta nhiều nhất, so với ba mùa còn lại. Thu đi là thuận theo vòng quay của bánh xe thời gian, sao chị lại muốn “níu”mà lại là “níu bước chân”, khi mà nó đã “ quay gót”. Hai từ “chẳng thể” chị đặt ngay đầu bài thơ và đầu câu thơ có lẽ chị muốn nói chị đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể.

Và khi đã cố “níu” rồi và vẫn “chẳng thể” thì có nghĩa chị cũng đã chủ động về thái độ lạnh lùng “quay gót”.Chủ động và biết trước nhưng có lẽ vì yêu quá mùa thu, nên vẫn còn chút nỗi niềm là điều không thể tránh khỏi.

Hai câu thơ đầu thôi chị đã dùng phép ẩn dụ bằng những động từ “níu ” rồi “quay gót”. Ta đâu thể dửng dưng mà chiêm ngưỡng tiết chuyển giao giữa hai mùa của trời đất nữa!
ở đây còn là một cuộc chuyển giao gì nữa chăng? Ta vào hai câu tiếp

Dù bâng khuâng thảng thốt
Đông vẫn về đấy thôi

Chị muốn nói gì đây? Thu đi thì đông sẽ đến. Qui luật của bánh xe thời gian mà, sao lại là “bâng khuâng” rồi “thảng thốt” . Lại còn “ vẫn về ” nữa.

Chị đã nói về một mùa thu với nắng vàng, lá vàng, gió heo may cũng vàng và chị thì yêu “màu Thu” lắm lắm.nên thu đi qua rồi, đông về mang theo chút hơi sương lạnh đầu mùa, báo rằng cái giá lạnh đang về theo sau. Chị không muốn đón nhận nó chăng?

Có phải còn một mùa thu nữa chị muốn “níu” muốn giữ ở lại, nhưng nó vẫn “lạnh lùng” mà “quay gót”, phải chăng chính là Thu của chị. Chị đã biết rồi cũng có ngày trước gương đôi sợi tóc phai màu, hai khóe mắt xuất hiện vài nếp nhăn nhỏ! biết thế! nhưng khi bắt gặp nó xuất hiện ai mà chẳng “bâng khuâng” ai mà chẳng “thảng thốt”. Chị nhỉ!

Dù thế nào thì thời gian cứ lặng lẽ trôi, mỗi một ngày qua đi ta đón nhận theo nhiều cách khác nhau. Ở đây chị đã:

Đành như gió buông xuôi
Đẩy con thuyền rời bến
Như tàn đêm ngày đến
Bằng lòng tiễn mùa đi!

Có một chút hờn giận gì ở đây với qui luật hỗn mang bất di bất dịch của Ngũ hành hay sao?Chị đã cố “níu” mà “chẳng thể” có nghĩa chị đã cố hết sức rồi. Chị cũng đã chủ động để biết là buổi giao mùa sẽ đến mà. Bây giờ thì lại “như gió buông xuôi” và “đành” để nó “đẩy con thuyền rời bến”.

Và cuối cùng dẫu chẳng muốn cũng phải “đành” thôi. Con thuyền đời chị cứ vậy trôi theo dòng mà tạo hóa đã sắp đặt trước cả rồi. Chị cũng thấu hiểu khi mà “tàn đêm ngày đến”.chẳng thể nào khác được ! chữ ”như” chị đã một lần nữa khẳng định rằng tuổi xuân sẽ trôi qua tuổi chớm già, tuổi heo may sẽ đến. và cuối cùng muốn hay không thì tuổi già cũng đến thôi. Nó “như tàn đêm ngày đến” thôi mà. Chị gửi một thông điệp rất lạc quan rằng “bằng lòng tiễn mùa đi”

Chị đã Tiễn Mùa thì cũng có nghĩa chị sẽ đón mùa mới. Qui luật tất yếu của cuộc sống mà! Chị đã “bằng lòng” thì sẽ chẳng có chuyện chị “buông xuôi” để gió đẩy “thuyền trôi”tự do!

Tôi tin như vậy , tôi sẽ học ở chị sự lạc quan này! Và ngay bây giờ tôi cũng sẽ sẵn sàng Tiễn …Và một ngày gần tôi sẽ đón mùa đông của tôi về.

Sài Gòn 16/12/2013
Huỳnh Xuân Sơn

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Không Mơ Của Tác Giả Lý Đức Quỳnh



Lời bài hát Đố ai của nhạc sĩ Phạm Duy đang được nữ ca sĩ Thái Thanh cất lên trong vắt bên tai tôi. Tôi ngồi nghe mà như uống từng lời khi tới đoạn điệp khúc :

Đố ai nằm ngủ không mơ !

Nửa đêm trăng xuống đứng chờ ngoài hiên

Đố ai nhặt được tim tôi

Để tôi ca hát cho đời nên thơ

Để tôi âu yếm dáng người trong mơ-(Đố Ai)

Tôi dừng lại vì lời ca tình tứ bay bổng ấy như có gì đó liên quan tới bài thơ Không Mơ mà tôi đang đọc :

Không Mơ !

Sớm mai dậy- thức an lành

Ngời hồng ánh- thêm biếc cành xanh non

Duyên vành vạnh đất trời tròn

Áo trần rũ sạch bụi-hồn trắng trong !



Vô biên phối ngẫu thủy chung

Nhụy trinh rực- giục muôn trùng sinh hương

Sau mưa ngọn tỏ mạch nguồn

Thanh lương nhuận-thấm mầm ươm lộc chồi !



Bao la nâng- vỗ cánh đời

Nghe đồng vọng tiếng tinh khôi réo lòng

Sông về biển làm mênh mông

Dư ba miên viễn chảy dòng vô ngôn !



Ngày reo khánh đêm ngân chuông

Thanh xuân nhịp điệu nghê thường hòa ca

Trên ngàn tươi nụ dâng hoa

Trong sâu thẳm tình đậm đà không mơ !

Ai ngủ mà không mơ ! giấc mơ của mỗi chúng ta khác nhau. Người có giấc mơ vui khi tỉnh dậy cảm thấy khoan khoái. Người mơ giấc mơ hãi hùng khi tỉnh dậy toát mồ hôi hột, thường được gọi là ác mộng.

Còn ở đây ta xem tác giả sau một đêm ngủ không mơ anh tỉnh dậy với tâm trạng như thế nào nhé :

Sớm mai dậy- thức an lành / Ngời hồng ánh- thêm biếc cành xanh non / Duyên vành vạnh đất trời tròn / Áo trần rũ sạch bụi-hồn trắng trong !

Ồ đêm ngủ không có giấc mơ của tác giả, được anh đón một ngày mới tràn đầy hy vọng và niềm vui đây thôi !

Còn gì hơn sau một đêm nằm và thức dậy thấy cảm giác "an lành" rồi nhìn ra thấy ánh bình minh chào đón bằng sắc "ngời hồng" và cây cỏ thêm chồi xanh non.

Đón anh thức giấc còn có ‘vòng từ sinh’ là cái duyên của tạo hóa .Anh đã đi vào khúc quanh cuối của vòng tròn từ sinh và đã cảm nhận được ‘hồn trắng trong’ vì anh đã ‘rũ sạch’ được ‘bụi hồng trần’ quả thật rất hiếm người có được những đêm không mơ thanh thản như anh. Có lẽ cũng chính bởi anh đã ‘Áo trần rũ sạch bụi hồn trắng trong’

Và một ngày mới đón anh đâu chỉ có những điều ấy nó còn :

Vô biên phối ngẫu thủy chung / Nhụy trinh rực- giục muôn trùng sinh hương /Sau mưa ngọn tỏ mạch nguồn / Thanh lương nhuận-thấm mầm ươm lộc chồi !

Bao la nâng- vỗ cánh đời /Nghe đồng vọng tiếng tinh khôi réo lòng /Sông về biển làm mênh mông /Dư ba miên viễn chảy dòng vô ngôn !

Trong cuộc sống con người những khoảnh khắc sống thực nhất là lúc họ có được những giây phút tiếp xúc với lòng mình,với thế giới bên ngoài,với tha nhân và với bối cảnh nơi mình đang hiện diện.Những giây phút sống thực này làm cho cảm xúc thăng hoa,dòng suy tưởng cũng gắn liền với thực tiễn,không suy diễn viển vông.

Nhưng tâm thức con người thường hay lăng xăng,không có mặt để đón nhận tất cả những gì cuộc đời ban tặng.

Không loanh quanh đâu đó nơi ngày xưa buồn vui lưu dấu;thì nó cũng lan man bay bổng với ảo giác giữa vùng trời mơ tưởng,dự phóng về một tương lai bất định.Tất yếu phải có những trù tính,hoạch định,nhưng lang thang trôi suông với thời gian lãng phí là vô nghĩa.

Tâm hồn sẽ cằn cỗi,khi nguồn sinh khí từ hiện thực không được cung cấp nuôi dưỡng.Với cách thức đó,thức dậy là tỉnh thức mở cửa lòng mình ra để giao hòa tận hưởng thỏa thích giữa bao la vô cùng vô tận của không gian và thời gian(chỉ có giây phút hiện tại mới nội hàm mọi chiều kích của không gian lẫn thời gian).

Ở đây dùng từ"phối ngẫu" để mượn hình ảnh hôn phối của đôi lứa yêu nhau,để diễn đạt hết cái tâm cảm nồng nàn,quấn quýt,sống trọn lòng và dâng hiến,không toan tính vị kỷ.

Trong lòng vạn vật muôn trùng cái tinh chất,tinh túy,nhựa xuân,sức sống luôn ngấm ngầm chuyển động rạo rực,như máu đang tuần hoàn trong huyết quản,thúc giục phát tiết ra thần sắc bên ngoài,thế giới muôn loài cũng có hương sắc riêng đang biểu tỏ mời gọi lòng người đón nhận.

Mọi nguồn chảy nội tại hình thành sinh mệnh cho cá thể,khi dòng sông con suối đã cạn khô,cơn mưa sẽ mang về sự sống tươi mới,nước chảy ra xa khơi biển rộng,dòng nước hiển thị sức sống,cũng là vạch nối gốc ngọn,nguồn cội của sinh linh.Và khi sức sống đã tròn đầy sẽ cộng hưởng tồn sinh,thấm nhuần tươi mát với cộng đồng,cuộc sống lại hài hòa tươi mới trong hoan khúc đời ca.

Vâng tâm anh đã tĩnh, hồn anh đã trắng trong thì có gì đâu mà cuộc đời không nâng cánh cho anh vùng vẫy trong bao la đất trời ‘giục sinh hương’ kia.

Chưa hết tiếng lòng anh ‘tinh khôi’ bắt nguồn ở anh đã có một tâm ‘hồn trắng trong’.Mọi dòng sông đều tụ về biển và hòa vào lòng biển mênh mông làm một. Chẳng có một tiếng lòng nào lúc ấy lại không réo gọi những lời ‘đồng vọng’ào về và chắc cũng chẳng cần một lời nào cất lên nữa. Bởi nó sẽ khuấy động dòng đời bình yên mà có lẽ mất rất lâu anh mới ‘rũ sạch bụi trần’ được để bây giờ :

Ngày reo khánh đêm ngân chuông / Thanh xuân nhịp điệu nghê thường hòa ca /Trên ngàn tươi nụ dâng hoa / Trong sâu thẳm tình đậm đà không mơ !

Tới đây tôi mỡi vỡ ra cái tựa Không Mơ của anh ! bây giờ vào nửa cuối cuộc đời rồi và anh đã có được "‘nhịp điệu nghê thường hòa ca" và "ngày reo khánh"’ còn đêm thì nghe tiếng "chuông ngân". Tâm tịnh thì mọi hỷ nộ ái ố sẽ trôi qua êm ái. Bất giác tôi nhớ tới câu : ‘Tâm bình thế giới bình- Tâm an vạn sự an’. Tất cả mọi sự vui buồn đều từ trạng thái trong tâm mình mà ra

Ở đây tác giả tìm được bến mơ cho mình và chẳng có ai ngạc nhiên khi câu kết của anh nói ra những suy nghĩ từ tận sâu thẳm lòng mình rằng :

Trong sâu thẳm tình đậm đà không mơ !

Liệu đây có phải là câu mà anh muốn giải câu đố của cố nhạc sĩ Phạm Duy là :

Đố ai nằm ngủ không mơ !( Phạm Duy)



Và anh đã trả lời bằng Không Mơ của mình!

Sài Gòn 14/12/2013

Huỳnh Xuân Sơn

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Tựa Của Tác Giả Trần Cự



Tôi chưa biết tác giả Trần Cự, mới chỉ được đọc chùm thơ tiêu biểu của ông trên Tho.com.vn. Trong đó có bài thơ với chỉ một chữ Tựa làm tiêu đề cho bài thơ ! Nhưng khi đọc xong thì đối nghịch với tựa đề ngắn là một ý thơ tình thơ mênh mông và trĩu nặng. Dù chưa biết nhiều về thơ ông song tôi vẫn muốn đồng hành cùng với:

Tựa

Giàu sang tựa mạn thuyền rồng

Khổ nghèo tựa lấy dòng sông kéo chài

Tiếng gà tựa ráng hồng mai

Đêm sâu tựa lấy hương nhài thoảng bay

Rét đông tựa gió heo may

Nỗi buồn tựa chén rượu cay lạnh lùng!

Riêng em biết tựa đâu cùng

Lẻ loi, đơn chiếc xuân hồng phôi pha.

Chênh vênh một buổi chiều tà

Giữa cô đơn bỗng nhận ra chính mình

Vấn vương bởi một chữ tình

Quyết không dứt bỏ tựa mình vươn lên.(Trần Cự)




Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với mười hai câu thơ nhưng có tới tám từ Tựa đã nói lên rất nhiều điều trong mỗi con người và trong xã hội hôm nay.

Giàu sang tựa mạn thuyền rồng / Khổ nghèo tựa lấy dòng sông kéo chài

Đọc hai câu đầu thôi tôi nghĩ ngay đến câu

Con vua thì lại làm vua

Con sãi ở chùa ra quét lá đa.(ca dao)

Người giàu (bao gồm cả giàu của cải và giàu tình cảm) trong xã hội hiện tại họ có điểm tựa vững vàng cho cuộc sống, hình ảnh “thuyền rồng” làm điểm tựa cho họ vươn lên, vươn cao và vững chắc.

Còn tầng lớp đối lập với họ là những người “nghèo khổ” thì “tựa lấy dòng sông kéo chài”. Câu thơ này ngụ ý đại diện cho một tầng lớp người lao động nghèo. Chăm chỉ làm lụng đêm ngày may mắn cũng chỉ đủ ăn từng bữa, con cái họ nhiều khi thất học vì cha mẹ lo miếng ăn chưa đủ làm sao nghĩ tới chuyện học hành cho con.

ở đây còn có thêm ý nghĩa gần hơn,là răn dạy con cháu phải biết tùy theo hoàn cảnh gia đình mà sống sao cho phù hợp. Tránh cảnh cha mẹ làm thuê làm mướn chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học, con thì lêu lổng đầu tóc nhuộm xanh, nhuộm đỏ, chơi game và đua đòi theo chúng bạn con nhà giàu có.

Và với bốn câu kế tiếp:

Tiếng gà tựa ráng hồng mai / Đêm sâu tựa lấy hương nhài thoảng bay / Rét đông tựa gió heo may /Nỗi buồn tựa chén rượu cay lạnh lùng!

Mỗi một sự việc hay sự vật đều có điểm tựa của mình, tuy không là tất cả, bởi gà nhiều khi cũng gáy ban trưa, điểm “tựa ráng hồng ban mai” sẽ không còn và trở nên lạc lõng.”Đêm sâu” cũng vậy đâu chỉ có thể tựa vào “hương nhài thoảng bay” và “rét đông”lại càng không thể chỉ lấy “gió heo may” làm điểm tựa cho cả mùa. Còn “nỗi buồn” mà mang tựa hoài vào “chén rượu cay lạnh lùng” thì cũng chỉ là điểm tựa trong lúc say mà thôi! Tỉnh rượu thì sao đây?

Bốn câu thơ này, tác giả đưa ra bốn điểm tựa mang tính tượng trưng cho từng chỗ đứng cụ thể để mà tựa những lúc nhất định nào đó, chứ không thể là điểm tựa chắc chắn được. Ẩn ý sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm qua những: “Tiếng gà”, “Đêm sâu”, “Rét đông”, “nỗi buồn” mà lại cần “Tựa” là sao nhỉ, và các điểm Tựa này không phải là cần thiết và duy nhất. Nó là những điểm tựa mông lung. Xin mang theo câu hỏi này vào những câu thơ tiếp:

Riêng em biết tựa đâu cùng / Lẻ loi, đơn chiếc xuân hồng phôi pha.

Hé mở giải đáp cho câu hỏi thắc mắc một chút, bắt đầu bằng những điểm tựa chắc chắn và duy nhất, nếu tựa vô sẽ vững vàng mà tiến tới, rồi những điểm tựa mông lung và bây giờ là “Riêng em” thì đang “lẻ loi, đơn chiếc” và “xuân hồng” thì đã “phôi pha” rồi nhưng vẫn không “biết tựa đâu cùng” dù là điểm tựa mông lung như “đêm sâu tựa lấy hương nhài thoảng bay” cũng không! Để giờ đây xuân sắc tàn phai mới thấy:

Chênh vênh một buổi chiều tà / Giữa cô đơn bỗng nhận ra chính mình / Vấn vương bởi một chữ tình /Quyết không dứt bỏ tựa mình vươn lên.

Em đã không có một chỗ tựa giữa lúc cô đơn ở buổi “chiều tà”. Bây giờ mới nhận ra sự “chênh vênh”bởi em đã “vấn vương bởi một chữ tình”.

Câu kết thể hiện một sự dứt khoát “quyết không dứt bỏ” tại sao lại phải dứt bỏ “chữ tình” mà mình “vấn vương” thì tác giả không giải thích. Chỉ biết là nếu đã “quyết” vậy thì chỉ có “tựa mình” để mà “vươn lên” thôi!

Có lẽ giờ đây Em trong bài thơ Tựa của tác giả chỉ còn cách duy nhất là tựa vô chính mình để mà vươn lên thoát khỏi “chênh vênh” thoát khỏi “cô đơn” và không còn phải “vấn vương” tìm những điểm tựa mà vốn nó không thuộc về em, mà em đã mất công tìm kiếm bao năm qua để bây giờ khi mà “xuân hồng phôi pha”, mới chợt nhận ra nó không tồn tại cho em!

"Mình" ở đây cho em Tựa có thể là “thuyền rồng” sang trọng quyền quý, là “dòng sông” với nghề “kéo chài” làm kế sinh nhai Và mình ở đây sẽ có đủ cả “đêm sâu…” , “Rét đông…” “nỗi buồn…” và rất nhiều những điểm tựa vô hình thuộc về em sẽ đến!

Bài thơ Tựa đã cho ta một thông điệp rất rõ ràng: không có điểm tựa nào là lý tưởng cho từng con người cụ thể vào những công việc và thời gian cụ thể, mà người muốn tựa được thành công cả. Chỉ có ta Tựa vào chính ta, với thực lực mà ta có dẫu sang giầu hay nghèo khó, nếu biết tự lực cánh sinh thì ta sẽ có điểm tựa vững chắc cho chính ta vươn lên.



Dù là công danh sự nghiệp hay là tình cảm cũng cần thông điệp mà tác giả Trần Cự gửi gắm qua bài thơ Tựa.

Sài Gòn 4/12/2013

Huỳnh Xuân Sơn

Huỳnh Xuân Sơn Cảm Nhận Bài Thơ Còn Một Chút Mưa bay Của Tác Giả Nguyễn An Bình



Ai cũng có một thời tuổi hồng, thời của những rung động đầu đời. chẳng ai quên những kỷ niệm mến yêu ấy bao giờ cả! , nhưng nhớ bao lâu nhớ tới bao giờ thì mỗi người lại khác!

Bài thơ Còn Lại Chút Mưa Bay của tác giả Nguyễn An Bình cũng viết về đề tài ấy với những câu thơ da diết và nỗi nhớ về thời “yêu mà không dám ngỏ” :

Còn Lại Chút Mưa Bay

Mưa trốn nắng trong hiên đời cũ kỹ
Nắng trốn mưa sao cứ mãi đi tìm?
Tôi thơ dại trong cơn mơ mộng mị
Thấy đường gần đi mãi bỗng xa thêm.

Tôi tần ngần trước cây me đầu ngỏ
Vị chát chua của chùm quả đầu mùa
Em nhăn mặt rồi bỗng cười khúc khích
Tôi giật mình xao động tiếng gà trưa.

Gói ô mai dấu hoài trong chiếc cặp
Ai thèm ăn mà tôi vội để dành?
Mưa nặng hạt sợ người ta ướt áo
Sợ bùn vương làm bẩn gót chân son.

Hạ đỏ qua rồi thu vàng lại tới
Mưa vô tình xóa mất dấu chân ai
Chùm phượng vĩ lẻ loi trong nuối tiếc
Nở muộn màng trong nắng nhớ chiều phai.

Em mất hút bên bờ xa bến lạ
Mưa quê người có ướt áo em tôi?
Gói ô mai
vẫn còn
chưa kịp gởi
Lòng dặn lòng
… còn lại chút mưa bay.- (Nguyễn An Bình)




Bài thơ viết theo thể thơ mới (tám chữ) với những ngôn từ chắt lọc, mỗi câu thơ đều mang một sứ mệnh, một vai trò riêng lẻ để cuối cùng nhập lại thành dòng cảm xúc chuyên chở những kỷ niệm từ tuổi học trò:





Mưa trốn nắng trong hiên đời cũ kỹ / Nắng trốn mưa sao cứ mãi đi tìm? /Tôi thơ dại trong cơn mơ mộng mị /Thấy đường gần đi mãi bỗng xa thêm.

Khổ đầu tác giả dùng phương pháp ẩn dụ để nói nên những hồi ức về tuổi học trò mà có lẽ những kỷ niệm này đã đi theo tác giả suốt những năm qua. “Mưa trốn nắng” và lại “trốn trong hiên đời cũ kỹ” thì mưa đâu có còn nữa nếu có còn cũng là chút “mưa hắt” mà thôi.Và “Nắng cũng lại chốn mưa” nhưng kỳ lạ là “sao cứ mãi đi tìm”!

Chỉ mới hai câu đầu đã có tới hai mâu thuẫn, một mâu thuẫn theo qui luật tự nhiên của tạo hóa “mưa trốn nắng” lại trốn vào nơi để mất mình! và một mâu thuẫn do tự thân nó đã trốn lại đi tìm!

Hai mâu thuẫn này để làm nền cho việc tác giả muốn diễn tả hai cái mâu thuẫn của lòng mình chăng? Tác giả giờ đây đã quá nửa đời người rồi sao lại “thơ dại …” mà thơ dại này “trong cơn mộng mị”…mâu thuẫn trong lòng thứ hai đó là “thấy đường gần” nhưng “đi mãi..” đi đâu? Và làm gì? Để lại “thấy xa thêm”…Mâu thuẫn nối tiếp mâu thuẫn ta vẫn chưa thể hiểu tại sao chẳng còn gì ngoài “Một Chút Mưa Bay”…

Đành theo tác giả vào khổ thơ tiếp thôi:

Tôi tần ngần trước cây me đầu ngõ / Vị chát chua của chùm quả đầu mùa / Em nhăn mặt rồi bỗng cười khúc khích /Tôi giật mình xao động tiếng gà trưa.

Đi qua khổ thơ này ta hiểu rõ hơn về kỷ niệm thủa học trò với những rung động của con tim ngày đầu biết yêu của tác giả.

Ngày ấy sau buổi tan trường cậu học trò đã lặng lẽ theo cô bạn học về “tới đầu ngõ” và có lẽ vì có “cây me” mà cô nàng đang ở tuổi ô mai xí muội dừng lại để hái. Làm cho cậu bạn tần ngần, đi cũng dở ở thì ngượng. Và điều làm cho tác giả nhớ nhất là “em nhăn mặt rồi bỗng cười khúc khích” bởi cái hương “vịchát chua của quả đầu mùa” mang đến.

Cậu học trò năm xưa đã say xưa ngắm để rồi ‘tiếng gà trưa’ cất lên cậu mới ‘giật mình’. Hai từ ‘ xao động’ của tiếng gà trưa kia có lẽ cũng muốn gửi chút “xao động” của trái tim non nớt lần đầu biết yêu của tác giả.

Và bài thơ vẫn nối dài thêm cùng tình cảm của tác giả dành cho cô bạn gái:

Gói ô mai dấu hoài trong chiếc cặp. /Ai thèm ăn mà tôi vội để dành? /Mưa nặng hạt sợ người ta ướt áo / Sợ bùn vương làm bẩn gót chân son.

À thì ra sau khi thấy cô bạn mà mình “xao động” thích “vị chát chua” cậu đã về mua ô mai mang theo đến lớp. “Dấu hoài trong cặp” . Sao thế nhỉ ?

Có phải câu hỏi dối lòng “ai thèm ăn mà tôi vội để dành” để biện minh cho sự nhút nhát của chính tác giả hay không? Cô bạn chắc chắn thích ô mai còn tác giả lại cứ “dấu hoài trong cặp” rồi thì cứ nôn nao mà dõi theo mà lo lắng cho bạn ấy,nào là “sợ người ta ướt áo”, sợ cả “bẩn gót chân son” . Vậy mà gói ô mai thì vẫn cứ trong cặp.

Có lẽ bởi nếu đưa thì phải nói chuyện, biết đâu cô nàng lại hỏi? Tại sao biết là tớ tích ô mai? Không lẽ trả lời là vì thấy “nhăn mặt cười khúc khích” vậy là tự thú là đã theo dõi cô nàng rồi.

Chính vì sự nhút nhát này mà năm học đã trôi qua hè đến rồi “chia tay mùa hạ” vẫn chưa nói, chưa đưa. Có lẽ cậu định chờ vào năm học mới khi ngày khai trường cũng là lúc mùa thu tới cậu sẽ nói. Nhưng sự đời thường hay trớ trêu bởi:

Hạ đỏ qua rồi thu vàng lại tới / Mưa vô tình xóa mất dấu chân ai /Chùm phượng vĩ lẻ loi trong nuối tiếc/ Nở muộn màng trong nắng nhớ chiều phai.

Vậy là những rung động của trái tim nhút nhát ấy sau một mùa hè chia tay quay lại trường thì ôi thôi! Cô bạn ấy đã không đến trường học như thường lệ nữa. Tác giả viết “chùm phượng vĩ lẻ loi trong nuối tiếc” hay chính bản thân cậu giờ đây thấy “nuối tiếc” vì đã để lỡ dịp….và hình ảnh “chùm Phượng vĩ” “nở muộn màng trong “nắng nhớ chiều phai”. Có lẽ cũng chính là hình ảnh cậu học trò ngơ ngẩn trước “nuối tiếc” vì đã để “mất dấu chân ai”..

Khổ thơ kết đã tới mà vẫn chưa thấy tại sao lại “Còn Một Chút Mưa Bay”:

Em mất hút bên bờ xa bến lạ / Mưa quê người có ướt áo em tôi? /Gói ô mai /vẫn còn
chưa kịp gởi /Lòng dặn lòng /… còn lại chút mưa bay.

Cả bài thơ mà ta vừa đồng hành cùng tác giả có ba hình ảnh nói về mưa

Mưa trốn nắng…

Mưa xóa dấu chân ai

Mưa quê người…

Ba hình ảnh Mưa diễn tả ba khung cảnh và tâm trạng khác nhau của tác giả.

Mưa trốn….là hình ảnh mà lưu giữ trong tim tác giả kể từ ngày mà “mưa xóa dấu chân ai”. Có lẽ từ ngày ấy tác giả vẫn đau đáu trong tim cùng gói hành trang vào đời . Mỗi khi có dịp lại đi tìm dấu chân ấy và rồi cũng đã biết về một “mưa” ở tận “quê người”. có lẽ kể từ lúc biết và hỏi ‘mưa quê người có làm ướt áo em tôi?”.

Tác giả đã bớt đi phần nào “tiếc nuối” và hiểu rằng bây giờ đã xa lắm rồi thời “ô mai xí muội” chỉ vì “Mưa xóa dấu chân ai” nên tác giả đã trải qua những tháng năm trông ngóng cùng đợi chờ, đê nuôi dưỡng kỷ niệm bên mình cho đến hôm nay.

“Gói ô mai / vẫn còn/ chưa kịp gửi /” nhưng anh đã hiểu là không thể gửi dù lòng còn muốn gửi chăng. Rồi cuối cùng anh cũng đã “lòng dặn lòng/… Còn một chút mưa bay”.

Vâng anh ạ! tôi cũng đồng ý “chỉ còn là chút mưa bay” với anh, để mỗi khi có dịp ta lại nhớ về thuở còn “ngu ngơ” ấy ! cái nhút nhát, cái tình thầm thương trộm nhớ ấy, ai mà không có và ai lại không nhớ. Phải không tác giả Nguyễn An Bình?

Sài Gòn 6/12/2013

Huỳnh Xuân Sơn