NGỒI VỚI GIÓ
Đêm say trăng cũng ngủ rồi
Chỉ còn ta với gió ngồi khấn sông
Đò lòng trắng nước mênh mông
Không em sóng nhớ bềnh bồng trầm tư.( Phạm Đức Mạnh)
NGỒI VỚI GIÓ được nhà thơ Phạm Đức Mạnh khắc hoạ bằng Bốn câu thơ Lục Bát nhằm chuyên chở ý thơ mênh mông, tình thơ sâu nặng. Ẩn chứa đằng sau những ngôn từ trau chuốt kỹ lưỡng kia là Đêm, là Trăng, là sông, là Đò lòng, là Sóng nhớ và thêm một chút trìu tượng qua hành động Khấn...
Bấy nhiêu nét chấm phá cho bức hoạ Ngồi Với Gió đã khiến người viết quyết tâm tới lặng lẽ quan sát rồi chiêm ngưỡng.
Ngồi Với Gió? Ai ngồi? Sao lại là Gió? Gió có dừng lại bao giờ? Gió chỉ dạo bước thôi!
Nội cái tựa đề không có ngôi thứ nhất, đã đặt ra nhiều câu hỏi cho người viết. Thôi thì mình hỏi mình tự tìm câu trả lời trước đã..
Với hai câu thơ
Đêm say trăng cũng ngủ rồi
Chỉ còn ta với gió ngồi khấn sông
Đêm hiện diện ngay cùng với trăng nhằm giới thiệu Ngồi Với Gió trong đêm. Nhưng Đêm thì Say còn Trăng thì đã đi ngủ. Một đêm không yên bình với người Ngồi cùng Gió thì phải? Say làm sao đứng vững, Trăng khuất bóng đồng nghĩa mây đen vần vũ.. Gió lúc này có lẽ không là giông lốc thì cũng là những cơn gió mạnh kéo theo mây đen ùa về bủa vây tất cả những gì nó đi qua.
Trong đêm như vậy mà Ta lại "Ngồi khấn sông" Quả thật không bình yên và chẳng bình thường rồi. Khấn sông? Phải chăng là một dòng sông vô hình mà hiện hữu... Sông Tình ?Sông Ngân? Sông Đời?
Hoặc giả người ngồi đó bên bến sông hiện hữu cầu an cho mình, cho người thân yêu của mình trong nỗi cô đơn trống trải ?
Tới đây người đọc đã rất muốn biết Sông nào trong những con sông ấy người Ngồi đang Khấn... Nhưng có lẽ chỉ Người Ngồi Với Gió và tác giả là biết được mà thôi! Dù sao thì cũng phải gác lại để đi tiếp vì vẫn còn hai câu thơ nữa đang chờ khám phá ẩn ý
Đò lòng trắng nước mênh mông
Không em sóng nhớ bềnh bồng trầm tư.
Vẫn là cảnh, là tình kết nối khi có đêm, có trăng và có sông thì tất sẽ có con đò có bến nước và mặt sông sẽ nổi sóng. Thông thường người ta hay viết thế. Nhưng tác giả Phạm Đức Mạnh thì không! Anh đã đề cho người Ngồi Với Gió khấn sông, Con sông vào thơ tác giả mang theo thi ảnh có chiều sâu qua hành động Khấn và giờ thì Đò Lòng xuất hiện trước cảnh "Trắng nước mênh mông". Con Đò hiện hữu đã đưa khách qua sông bao lâu rồi? Để lại trên bến một người Ngồi Với Gió trong đêm và con Đò lòng vô hình luôn hiện hữu trước mặt... Nếu ai đã một lần chia xa trong cảnh tiễn biệt người người yêu thương của mình hoặc người thân hay người tri âm, tri kỷ... Khi ngời đi khuất dầu mới thấu, mới cảm thông nỗi niềm "Trắng mênh mông" của một tâm hồn trống rỗng...
Có lẽ sau nhiều giờ ôm con "Đò lòng" ấy người Ngồi Với Gió mới thốt ra được nguyên nhân nỗi buồn rồi được tác giả gửi vào câu thơ cuối "Không em sóng nhớ bềnh bồng trầm tư" .
Ngôi thứ hai Em xuất hiện cũng là lúc câu hỏi về Dòng Sông nào đã có câu trả lời! Không Em dẫn ta tới một bến trên dòng Sông Tình song hành hay đã hoà nhập với Sông Đời cùa người Ngồi Với Gió và rất có thể đo là người ngôi thứ nhất Anh!
Ở hai câu thơ kết, với thủ pháp đặc biệt của nhà thơ Phạm Đức Mạnh trong việc sắp xếp ngôn từ được sử dụng rất tài tình. Vẫn là nhịp thơ 2/2/2 nhưng những thanh âm đi từng cặp, như ở câu sáu Đò lòng (hai thanh huyền). Trắng nước( hai thanh sắc)/ Mênh mông (Hai thanh không). Tương tự như thế ở sáu từ đầu câu Tám nhưng hai chữ Trầm tư lại không theo trật tự ấy, trước nó là ba từ mang thanh bằng trầm... Khiến cho người đọc khi đọc xong câu thơ bỗng thấy mình như chìm xuống cùng nỗi niềm người Ngồi Với Gió!
Xin nói thêm một chút về mối duyên nợ khi "Không em" thì sóng nhớ nổi lên.
Từ sóng thật đắc địa ở đây, có gió,có Sông, ắt có sóng, Sóng sinh ra từ mối tương hợp giữa gió và sông hoặc giả là "sóng được sinh ra từ sự cuộn nhồi" tận đáy sông... Mà ở đây thì đã rõ Sóng Tình đang nối đuôi nhau trên Sông Đời vỗ vào bờ tim tạm thời cô đơn của người Ngồi Với Gió.
Sao không là Nỗi nhớ, là miền nhớ là gì gì nhớ, trong rất nhiều từ vốn có thể dùng trong kho tàng ngôn ngữ Việt... Mà lại là sóng, phải chăng sóng vốn nối tiếp từng cơn không ngừng nghỉ "Sóng trước đè sóng sau" Dắt díu nhau chảy xuôi theo dòng "trầm tư" chờ đợi một mai sẽ lại có em để không còn những cơn "sóng nhớ" nữa
Bài Thơ Ngồi Với Gió người viết vừa đọc xong! Trên đây là những gì người viết cảm nhận được từ những câu chữ nhà thơ viết ra, với suy nghĩ thiển cận, phiến diện chủ quan của một bạn đọc. Rất mong nhận được sự bao dung từ tác giả cũng như bạn đọc nếu người viết có góc nhìn dị biệt và những điều sai sót..
Sài Gòn 15/4/2016
Huỳnh Xuân Sơn
Ở hai câu thơ kết, với thủ pháp đặc biệt của nhà thơ Phạm Đức Mạnh trong việc sắp xếp ngôn từ được sử dụng rất tài tình. Vẫn là nhịp thơ 2/2/2 nhưng những thanh âm đi từng cặp, như ở câu sáu Đò lòng (hai thanh huyền). Trắng nước( hai thanh sắc)/ Mênh mông (Hai thanh không). Tương tự như thế ở sáu từ đầu câu Tám nhưng hai chữ Trầm tư lại không theo trật tự ấy, trước nó là ba từ mang thanh bằng trầm... Khiến cho người đọc khi đọc xong câu thơ bỗng thấy mình như chìm xuống cùng nỗi niềm người Ngồi Với Gió!
Xin nói thêm một chút về mối duyên nợ khi "Không em" thì sóng nhớ nổi lên.
Từ sóng thật đắc địa ở đây, có gió,có Sông, ắt có sóng, Sóng sinh ra từ mối tương hợp giữa gió và sông hoặc giả là "sóng được sinh ra từ sự cuộn nhồi" tận đáy sông... Mà ở đây thì đã rõ Sóng Tình đang nối đuôi nhau trên Sông Đời vỗ vào bờ tim tạm thời cô đơn của người Ngồi Với Gió.
Sao không là Nỗi nhớ, là miền nhớ là gì gì nhớ, trong rất nhiều từ vốn có thể dùng trong kho tàng ngôn ngữ Việt... Mà lại là sóng, phải chăng sóng vốn nối tiếp từng cơn không ngừng nghỉ "Sóng trước đè sóng sau" Dắt díu nhau chảy xuôi theo dòng "trầm tư" chờ đợi một mai sẽ lại có em để không còn những cơn "sóng nhớ" nữa
Bài Thơ Ngồi Với Gió người viết vừa đọc xong! Trên đây là những gì người viết cảm nhận được từ những câu chữ nhà thơ viết ra, với suy nghĩ thiển cận, phiến diện chủ quan của một bạn đọc. Rất mong nhận được sự bao dung từ tác giả cũng như bạn đọc nếu người viết có góc nhìn dị biệt và những điều sai sót..
Sài Gòn 15/4/2016
Huỳnh Xuân Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét