Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Đọc Khúc Thơ Xuất Thần Bật Dậy...Của Trần Thị Thanh Xuân




Đọc Khúc Thơ xuất Thần Bật Dậy...Của Trần Thị Thanh Xuân

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng từng nói "Văn xuôi là gạo, Thơ là rượu"! Nếu hiểu theo định nghĩa của ông thì quả thật để có được một bài thơ đúng nghĩa, là tinh tuý chắt lọc từ cánh đồng chữ nghĩa về ủ men rồi chưng cất mới có được. Tác giả hẳn phải mấT rất nhiều thời gian và tâm lực mới có!
Phàm ở đời điều gì cũng có ngoại lệ cả. Ngay cả với sáng tác thơ ca cũng thế.
Người viết vừa bắt gặp một khoảnh khắc xuất thần của tác giả Trần Thị Thanh Xuân khi chia sẻ với bài thơ Chờ trên không gian mạng. Vâng chỉ là một tứ thơ chia sẻ đồng cảm chứ chẳng phải tác giả phải lao tâm khổ tứ đi tìm.

Đêm về rồi anh ghép nhạc trong mơ
Say sưa hát bản tình ca chờ đợi
Men ái ân dâng khát khao vời vợi
Choàng tỉnh rồi tiếc mộng đẹp vừa tan ! (Trần Thị Thanh Xuân)

Bốn câu thơ Tự Do tác giả dùng chia sẻ với Chờ.. Nhưng khi đọc xong người viết nhận ra một bài thơ đặc biệt. Trong mỗi câu thơ được phân công một nhiệm vụ như một mảnh ghép chở một phần hồn cốt của bài thơ! 
Bốn câu thơ theo một giai điệu nhịp nhàng du dương trầm trầm, mội một từ như một nốt nhạc dắt díu nhau trôi đi rồi cuối cùng gắn kết với nhau tạo thành một "Bản tình ca.." "Trong mơ"! Một giấc mơ vô hình, nhưng hiện hữu. Giấc mơ trong đêm rất thật, rất đời, nhưng cũng rất thơ!
Giấc mơ có đủ các cung bậc cảm xúc, khiến người viết không thể cưỡng lại sự ham muốn khám phá.
Đêm về rồi anh ghép nhạc trong mơ
Một câu thơ giới thiệu về Anh và những gì Anh làm khi "Đêm về.." Xin lạm bàn một chút với hai từ "Đêm về..."của tác giả. Sao không là Đêm nay, là đêm qua mà lại là "Đêm về rồi..." phải chăng việc "ghép nhạc trong mơ" này không chỉ xảy ra một đêm mà có lẽ cứ mỗi khi "Đêm về" là Anh lại "ghép nhạc" Thêm một chữ "Rồi" đi theo "Đêm về"câu thơ như một tiếng reo vui bật ra từ tâm thức của Anh vậy. Nhưng điều là là "Anh lại ghép nhạc trong mơ"! Nếu người nhạc sĩ khi phiêu cùng những nốt ngạc trên khuông trong đêm vắng sẽ không có gì phải lạm bàn tiếp, Nhưng trong mơ thì quả thật cánh cửa của câu thơ dđầu khi được bật cái chốt có tên "Trong mơ" đã dẫn người đọc vào trong không gian đêm về với thật nhiều thắc mắc khi chiêm ngưỡng ý thơ mênh mông huyền ảo giữa màn đêm. 
Câu thơ thứ hai vừa hiện diện sau khi "Đêm về rồi anh ghép nhạc trong mơ" giờ đây thì "Say sưa hát bản tình ca chờ đợi"! 
Ai hát? 
Có Anh hẳn có Em! 
Vậy thì nếu anh ghép nhạc em hát mà lại hát bản tình ca chờ đợi xem ra không ổn với ý thơ vừa đến!
Trở lại với hai từ "trong mơ" ở trên! Sẽ có ít nhất hai câu trả lời cho câu thơ thứ hai 
Anh hát! Vâng có thể chứ vì anh ghép nhạc và anh hát say sưa có gì đâu để ta phải bàn cãi nhỉ?
Nhưng có em bên cạnh mà Anh hát bản tính ca chờ đợi, lại phát sinh câu hỏi chờ đợi ai đây mỗi khi đêm về?
Còn nếu người say sưa hát là Em, Vẫn có thể xảy ra trường hợp này vì anh bận "ghép nhạc trong mơ" ,Bỏ mặc em một mình với "bản tình ca chờ đợi" Nhưng hai từ say sưa thì lại là một rào cản khi đến với suy nghĩ này. Nhưng cánh cửa vào lối Em hát vẫn chưa khép lại nếu dừng lại ở đây.
Anh có bản tình ca chờ đợi của anh, và em cũng có bản tình ca chờ đợi của riêng Em. Mỗi người đều say sưa theo một âm điệu khác nhau. Nếu điều đó sảy đến thì bài thơ sẽ dắt ta đi trên con đường tình gập ghềnh trắc trở.. Để lại thắc mắc này lại đây ta đi vào nửa bài thơ còn lại 

Men ái ân dâng khát khao vời vợi
Choàng tỉnh rồi tiếc mộng đẹp vừa tan !

Hai câu thơ dễ hiểu, dễ cảm, rất thật nhưng cũng rất thơ! Ai cũng có và ai cũng thấy mình trong đó, Trên đời chẳng phải "Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ". Chữ duyên,chữ tình, chữ nghĩa níu kéo nhau, dắt díu nhau, lôi họ đi trên con đường tình, con đường đời, đôi khi vắng một nửa khiến nửa còn lại bồn chồn, thấp thỏm lo âu giống như nhà thơ Vũ Dương Tá đã từng phải dậm chân mà thốt lên rằng
Trời ạ!
Cả ngày em đã đi đâu
Để cho nỗi nhớ thành sầu trong anh"
Nhưng cũng rất nhiều người đang ngày đêm phải trân mình ra gánh nỗi đau "Đồng sàng dị mộng" Hình như khi màn đêm buông xuống họ mới dám sống thật với lòng mình. 
Họ nằm đó, họ thao thức, họ chờ đợi, họ khát khao... Và chỉ khi chìm vào giấc ngủ ,với những giấc mơ, họ mới thoả mãn được nỗi khát khao trỗi dậy tự đáy lòng mình. Chả thế mà nhạc sĩ Phạm Duy từng gửi gắm vào nốt nhạc những lời ca thảng thốt, những trăn trở, những day dứt về Người Trong Mộng..
"Làm sao giết được người trong mộng 
Để trả thù duyên kiếp phũ phàng.
Giết người đi! Giết người đi! 
..................

Nhưng người ơi! Nhưng người ơi!
Sao người trong mộng vẫn hiện về?
................

Làm sao giữ được người trong mộng
Để được tình yêu, dẫu bẽ bàng.
Giết người trong mộng?
Hay giữ người trong mộng?" (Giết Người Trong Mộng)

Xin trở lại với bốn câu thơ của nữ tác giả Trần Thị Thanh Xuân. Khi chị đồng cảm với sự chờ đợi trông ngóng của nhân vật trữ tình trong thơ. Chị bật nên cảm xúc và bất ngờ gửi vào câu chữ một tứ thơ. Có thể giờ này chị đã quên đi những câu thơ này, nhưng với tôi thì bốn câu thơ của chị dẫu không tựa đề, Không gieo vần mượt mà, chẳng tìm tòi những ngôn ngữ cao siêu, nhưng chất chứa trong đó là Tình thơ sâu sắc, nghĩa thơ rộng, ý thơ trải dài nối tiếp, khiến cho tôi cứ vừa lật ra một lớp vỏ ngôn từ xong, lập tức một lớp vỏ thứ hai lại xuất hiện...
Nếu như ai đó đã nói Thơ Hay là sau khi đọc. Thơ phải đọng lại trong lòng bạn đọc một chút rung động, một chút ngẫm suy và ít nhiều níu giữ người đọc quay trở lại tìm đọc lại..

Với riêng tôi bốn câu thơ này đã hội đủ những điều kiện ấy!

Tuy Hoà 25/4/2016
Huỳnh Xuân Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét