Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

Huỳnh Xuân Sơn Với Cảm Nhận Bài Thơ BÃO Của Tác Giả Huỳnh Ngọc Tự

Cơn bão số 10 đã đi qua nhưng hậu quả mà nó gieo rắc lại thì kinh hoàng vô cùng . Không dễ một ngày, một tháng, một năm, mà phải rất nhiều năm sau chưa khôi phục lại được. Hàng ngày trên khắp các phương tiện thông tin vẫn phát đi .Nơi này bao nhiêu người vẫn chưa có nhà ở, chưa có cơm ăn,áo mặc…người chết cũng đã yên phận, còn người  may mắn sống sót thì mang trên mình biết bao khổ hạnh.Ta có thể gặp những mảnh đời tơi tả sau bão trên khắp dải đất bắc trung bộ .Nơi nó vừa càn quét qua chưa lâu. 
Bão là cơn thịnh nộ của trời đất .Người ta vẫn gọi nó là Thiên Tai….Nhưng có lẽ nó còn phải gắn thêm chữ Địch Họa nữa …Bởi Bão thì do trời nhưng bão luôn kèm theo mưa lớn và thế là điệp khúc,Bão lũ cứ tiếp diễn….Tàn phá trên đường nó càn quét qua 
Trong khi miền trung đang bị bão số 10 hoành hành, thì từ vùng đất phương nam xa xôi.khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa nắng. Nỗi lòng của một nhà thơ đau đáu dõi theo từng bước cơn bão hung hãn.Khi bão dứt... lũ ập về cũng là lúc cảm xúc  thi ca đồng hành với tình cảm dành cho khúc ruột miền trung lên tới đỉnh điểm trong lòng tác giả…Và tất cả xúc cảm ấy đựơc anh cất lên khúc ca bi tráng bằng nhịp phách dồn dập như gió bão gói lại trong bài thơ BÃO 
Mở đầu không ngần ngại tác giả đã cho thấy ngay cái ác, cái hung hãn, cái nguy hiểm của lũ bằng những  động từ rất mạnh …và khiến ta phải chú ý ….mới chỉ có “Mưa tràn vào Cố Đô” thôi mà đã thấy ngay “Những cái đầu bạc nhô trên ngọn sóng” và “Những bàn chân non” thì Lại “…lún sâu trong đất thẳm”.bấy nhiêu đó ta đã thấy rùng mình bởi hiểm nguy rình rập với người già, em nhỏ….nhưng chưa hết tác giả còn cho ta “Nghe thấy”: “Tiếng thét kinh hoàng” tiếng thét gọi mẹ này thật đau đớn xót xa…Tiếng gọi từ trong sâu thẳm tâm can nên anh đã gọibão  lũ là “Lũ hại nước lại trườn đến Mạ ơi” sao không phải là đi ,đứng ,bò mà lại là trườn…có lẽ.vì trườn đến… nó khuất lấp.nó khiến mọi người từ già đến trẻ đều bị bất ngờ…chỉ còn biết kêu” Mạ ơi” mà thôi 
Mưa tràn vào Cố Đô
Những cái đầu bạc nhô trên ngọn sóng
Những bàn chân non lún sâu trong đất thẳm
Tiếng thét kinh hoàng
Lũ hại nước lại trườn đến Mạ ơi! 
 
Khi lũ bão thình lình ập đến, khiến những con người nhỏ bé bị bất ngờ và phải kêu cứu trong vô vọng….thì nó bắt đầu hoành hành….tác giả tả cái sự tàn phá của nó bằng nhịp thơ dồn dập…và bằng những động từ mạnh nghe ghê sợ như “nhai xương lũ cây xanh” và nghe thấy” Răng rắc” nào là” Nước há mồm…”. “Nuốt chửng”….Xe cộ thì “Tắt thở…” còn phận người thì “Ngụp lặn” 
Tiếng gió
Nhai xương lũ cây xanh nghe răng rắt
Nước há mồm
Nuốt chửng bến sông quê
Vài chiếc xe tắt thở chìm trong nước
Bao con người ngụp lặn dưới cơn mưa
   
Cách tác giả dùng từ để diễn đạt ý quả thật khiến cho người đọc dễ dàng cảm nhận thấy sự tàn ác của bão và lũ….bởi nó tàn ác nên tác giả không ngại ngần gọi nó là “Lưỡi hái tử thần”. nhưng nó lại sẵn sàng vung xuống những “Con người bạc phước”  vào bất kể “sớm chưa” và nó khiến ta khó lòng chống đỡ bởi nó –cái khủng khiếp- sẵn sàng lao đến “Từ muôn hướng” và nhấn chìm tất cả những gì nó đi qua…từ Cố Đô …cho tới Thành Cổ  
Lưỡi hái tử thần
Chầu trực suốt sớm trưa
Cướp đi sinh mạng những con người bạc phước
Cái khủng khiếp lao về từ muôn hướng
Muốn nhấn chìm Thành
 Phố Cổ yêu thương 
Và khi đã lao đến nhấn chìm, “Nhai tươi nuốt sống” tất cả những gì có thể.... còn những ngôi nhà vững chắc  và những phận người may mắn sống sót thì lại bị nó cướp mất thức ăn nước uống…nếu ai xem qua truyền hình và trực tiếp nghe những người sống sót kể lại thì sẽ thấy hình ảnh mà tác giả kể trong khổ thơ sau,Nó đau đớn xót xa cỡ nào....Người may mắn có được chỗ bấu víu, thoát chết...bất lực nhìn người  không may bị nước cuốn chới với giữa dòng lũ...ngụp lặn...nổi... chìm... rồi mất hút trong dòng xoáy điên cuồng của nước...
Những đôi tay chới với giữa đêm trường
Nhận hạt sương thừa nuốt cho qua cơn đói
Những xác người ngụp lặn
Lăn tăn như con rối
Vài gói mì, vài viên thuốc vội chia đôi
Thật xót xa khi đọc :”Những đôi tay chới với giữa đêm trường” đây không hẳn là chới với trong dòng nước nữa mà có thể trên nóc nhà trổ mái leo lên...hay trên ngọn cây ,hoặc bất cứ chỗ nào chưa bị nhấn chìm …họ cầm bất cứ thứ gì từ áo,quần nón để huơ gọi những chiếc ghe xuồng và có thể là máy bay trực thăng cứu người hay tiếp tế những gói mì,những viên thuốc phòng và chữa bệnh ,trong khi chờ đợi họ chỉ còn biết há miêng hớp những “giọt sương …” cho qua cơn đói khát.ở đây tác giả dung từ những “Giọt sương thừa” Chữ thừa ở đây nghe mới cay nghiệt làm sao..có lẽ bởi anh oán trời xô bão trút nước và giờ thì chỉ những giọt sương thừa thãi mới thả xuống cho những mảnh đời bất hạnh ….
Ở khổ kết nhịp thơ nhanh hơn, mạnh hơn và cảm xúc thì nặng hơn rất nhiều. và những nhịp ngắt. Nhấn cũng mạnh hơn thể hiện rõ nét cái nỗi xót đau khi thấy những người dân bất hạnh phải chịu đựng …tác giả đã thét lên tiếng thét của lòng mình.bật ra câu thơ ai oán: “Căm giận đất trời gieo tang tóc chia phôi” .Nhưng có lẽ anh biết tiếng thét ai oán của mình cũng chẳng thấm vào đâu giữa sức mạnh ghê gớm của Thiên tai …anh quay sang kết tội “Quân hại nước…" ta có thể hiểu gần nhất là :Chúng ta đã  phá rừng đầu nguồn ….khiến thảm thực vật chứa một lượng nước lớn đã không còn….và xa hơn là những cường quốc Về công nghiệp đã thải ra lượng khí thải nhà kính khổng lồ. Mỗi ngày thêm tàn phá tầng khí quyển, khiến cho thời tiết mỗi năm thêm khắc nghiệt.và bão lũ mỗi năm mỗi mạnh và hung hãn hơn…Tôi đã rùng mình khi đọc"Bọn bất lương..." đã: "Thừa gió bẻ măng dẫm bừa lên thể xác"....
.  .  .Thật là tội nghiệp những ngư dân, thủy thủ, những chiếc tàu cá đơn sơ không thể chống chọi nổi với  cơn cuồng nộ của biển cả, giờ lại thêm mối địch họa thật nguy hiểm phát xuất từ những chiếc "Tàu lạ.." phi nhân đạo vẫn đang rình rập để đâm thẳng vào tàu cá của ngư dân ta gây nên bao cảnh tan thương thuyền chìm, người chết, kẻ mất tích. . gia đình ly tan, con trẻ mồ côi..đói nghèo  hiển hiện...
 Sau những tiếng thét tiếng kêu, kết tội. Tác giả kết luận .Người phải hứng chịu cơn thịnh nộ, cuối cùng lại là những người dân nghèo. Chịu thương chịu khó chỉ mong sống cuộc sống "Bình an".Thì chỉ biết ngửa cổ kêu trời mà thôi.…Tác giả đã thể hiện được trọn vẹn  cái khổ cực của người dân vùng bão lũ và cả sự bất lực… bằng những câu thơ với hồn thơ ai oán…Và nhịp điệu của bài thơ ta như nghe tiếng thở dốc của những con người khốn cùng vừa thoát chết sau cơn thịnh nộ của đất trời. 
Căm giận đất trời gieo tang tóc chia phôi
Thù ghét quân hại nước
Bọn bất lương
Mượn gió bẻ măng dẫm bừa lên thể xác
Những khổ chủ khốn nạn
bật máu tươi thốt lời ai oán
Muốn được an bình
Sao phải nhận đau thương ?
Ngửa mặt lên trời ..muốn hỏi vì sao?
Người dân đen mãi hứng chịu ..
“ Thiên tai Địch họa ”
Bằng lối viết thơ tự do , phóng khoáng Tác giả đã gửi trọn tâm tư tình cảm vào từng câu chữ,ngôn từ không chau chuốt không quá cầu kỳ, nhưng sâu sắc và khắc họa rõ nét ý và hồn của bài thơ .Và anh đã thành công khi đưa người đọc theo cao trào của cảm xúc cũng như lột tả được cái hung hãn…sức tàn phá khủng khiếp của Thiên Tai và sự khốn khổ của người dân vùng bão lũ đi qua...Ngoài thiên tai hàng năm ,còn phải phập phồng với những hiểm họa từ 'Địch họa" bất kể ngày đêm ập đến từ ngoài khơi.
Cám ơn tác giả Huỳnh Ngọc Tự với bài thơ Bão đã cho tôi có cảm xúc viết bài cảm nhận này…tôi không phải là nhà phê bình thơ. Không phải nhà văn nhưng bằng cảm nhận của một bạn đọc yêu thơ..Tôi đã tìm thấy được sự đồng cảm trong bài thơ này…và tôi viết..Đây chỉ là cảm nhận của cá nhân tôi…có thể tôi chưa hiểu hết ý,  tình,và cả tâm tư tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ Bão… Xin hãy coi đây là tâm tư tình cảm của tôi dành cho bài thơ này
13/102013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét